2013-12-20

Thi công cầu thang


Tính bậc cầu thang theo phong thủy


Cầu thang là không gian giao thông theo chiều đứng để tới được các tầng, các buồng trong nhà. Trong khoa học phong thủy, cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà và là nơi khí vận động mạnh, liên tục để đưa dòng khí lan tỏa đi các tầng trong nhà.
Hiện nay, nhiều nhà có cầu thang bố trí hình xoắn ốc chạy từ trên xuống dưới ngay trung tâm nhà. Về mặt phong thủy, đây là kiểu kiến trúc không tốt, khiến gia chủ dễ mắc các bệnh tim mạch, hoặc gặp những trắc trở trong công việc.
Theo quan niệm phong thủy truyền thống, người Hoa thường để ý đến cầu thang ở các nhà cao tầng. Đầu cầu thang hướng vào chỗ tốt thì gia chủ gặp thuận lợi, nhưng nếu đầu cầu thang đổ tuột ra ngay đường, ra cửa chính của căn nhà là một đại kỵ. Lý thuyết Phong thủy thường dựa vào hình tượng, biểu tượng, trong trường hợp đầu cầu thang hướng thẳng ra cửa chính, khi mở cửa sẽ như cái miệng đang há ra. Gia chủ sống trong căn nhà đó thường bị hao tán, thất thoát tiền bạc. Ngoài ra, người sống trong căn nhà đó hay có tư tưởng, hướng sống ở ngoài hơn là ở trong nhà. Gặp trường hợp này, tùy vào cách bố trí của ngôi nhà, có thể hóa giải bằng cách dùng gương soi phản chiếu hay dùng chậu cây, ống sáo, bình phong … để hoãn khí cho kiểu cầu thang này.
cau-thang-nha-pho-8
Cầu thang là nơi khí khởi phát để tiếp dẫn lên hay xuống lầu, cũng chính là nơi luân lưu di động của khí. Vì vậy, nếu cầu thang mở tại những cung tốt thì các tầng trên được tốt. Ngược lại, nếu cầu thang mở tại những cung xấu thì các tầng trên phải chịu xấu.
Khu vực cầu thang phải có đủ ánh sáng, điều này sẽ thu hút nhiều sinh khí dẫn lên các tầng. Nếu cầu thang hẹp, bạn hãy treo một tấm gương lớn để có tác dụng mở rộng cầu thang về mặt hình ảnh trong phong thuỷ.
Bậc cầu thang phải hoàn toàn kín, liền nhau, không có lỗ hổng giữa các bậc. Điều này bảo đảm rằng, tài chính gia đình sẽ không bị thất thoát. Vì vậy, nếu cầu thang trong nhà có lỗ hổng ở giữa các bậc, hãy dùng ván gỗ bít kín chúng lại.
Khi nói đến cầu thang, ta thường quan tâm đến số bậc của cầu thang. Có hai cách tính số bậc cầu thang: tính theo số bậc tới mặt sàn mỗi tầng và tính theo tổng số bậc cầu thang của ngôi nhà. Tuy nhiên, trong khoa học phong thủy, số bậc cầu thang tính tới mặt sàn mỗi tầng là căn cứ chính để định tốt, xấu mà không câu nệ tổng số bậc cầu thang trong nhà. Tại nhiều ngôi nhà, cầu thang không được bố trí tại cùng một cung vị, có khi cầu thang lên mỗi tầng lại được bố trí ở một vị trí khác nhau.
Để xét số bậc của cầu thang, phải căn cứ vào ngũ hành thuộc về hình thể kiến trúc của ngôi nhà rồi lấy vòng Trường sinh mà định số bậc.
1 – Cách tính theo vòng Trường sinh
Vòng Trường sinh là 12 sao thể hiện quy luật sinh tồn (phát sinh, tồn tại, phát triển và chấm dứt) của vạn vật. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng phải trải qua 12 giai đoạn sau:
1. Trường sinh (sinh ra)
2. Mộc dục (tắm rửa)
3. Quan đới (phát triển)
4. Lâm quan (trưởng thành)
5. Đế vượng (cực thịnh)
6. Suy (suy yếu)
7. Bệnh (ốm đau)
8. Tử (chết)
9. Mộ (nhập mộ)
10. Tuyệt (tan rã)
11. Thai (phôi thai)
12. Dưỡng (thai trưởng)
cau-thang-nha-biet-thu-7
Căn cứ vào hình thể kiến trúc của ngôi nhà, thì nhà hình Thủy bậc thứ 1 là Trường sinh, nhà hình Mộc bậc thứ 3 là Trường sinh, nhà hình Thổ bậc thứ 5 là Trường sinh, nhà hình Hỏa bậc thứ 7 là Trường sinh, nhà hình Kim bậc thứ 9 là Trường sinh. Bắt đầu từ bậc Trường sinh theo ngũ hành của ngôi nhà, tiếp tục thuận đếm mỗi bậc là 1 sao kế tiếp trong vòng Trường sinh, cứ hết 12 sao lại tiếp tục đếm một vòng mới.
Như vậy, nhà hình Thủy thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 4, 5, 9, 11, 13, 15, 16, 17, 21, 23…
Nhà hình Mộc thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 6, 7, 11, 13, 15, 17, 18, 19, 23, 25…
Nhà hình Thổ thì số bậc nên dùng là: 1, 3, 5, 7, 8, 9, 13, 15, 17, 19, 20, 21, 25, 27…
Nhà hình Hỏa thì số bậc nên dùng là: 3, 5, 7, 9, 10, 11, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 27…
Nhà hình Kim thì số bậc nên dùng là: 1, 5, 9, 11, 12, 13, 15, 17, 19, 21, 22, 23, 25…
Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh được rằng sự thay đổi trạng thái của con người cũng như sự ngưng tĩnh vận động ở một nhịp độ, tiết tấu nào đó đều có ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể và hình thành tính cách, có thể tăng cường sức khỏe, tăng trí nhớ nếu sự thay đổi hay ngưng tĩnh phù hợp. Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm sức khỏe, tăng stress và đặc biệt là phát sinh một số bệnh tật. Số bậc cầu thang dừng lại ở bao nhiêu bậc để dẫn tới sàn mỗi tầng cũng làm thay đổi trạng thái vận động và sự ngưng tĩnh của con người. Từ đó, làm thay đổi sức khỏe, tâm tính con người.
cau-thang-inox-6
2 – Cách tính theo sinh – lão – bệnh – tử

Số lượng bậc thang được tính từ bậc thứ nhất cho tới điểm kết thúc. Một điều rất cần thiết là số bậc của mỗi tầng, cũng như của cả cầu thang, tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải rơi vào cung “Sinh” trong vòng tuần hoàn “Sinh”, “Lão”, “Bệnh”, “Tử”. Vì thế, tổng số bậc cầu thang là bậc lẻ (21, 17…). Được như vậy, sẽ đảm bảo không những thuận tiện về sinh hoạt, đồng thời, cũng mang lại cho chúng ta cảm giác yên tâm, thoải mái trong ngôi nhà của mình.

Xây cầu thang theo phong thủy: Phụ thuộc vào mệnh gia chủ


Cầu thang là một bộ phận không thể thiếu trong những ngôi nhà chồng tầng, song thiết kế thuận hay ngược chiều kim đồng hồ vẫn là băn khoăn của không ít gia chủ. Thực tế, điều đó phụ thuộc vào mệnh của chủ nhà.
Các nước phương Tây theo Tây lịch, quỹ đạo chịu ảnh hưởng của mặt trời, tức là xuôi chiều kim đồng hồ. Còn các nước phương Đông có quỹ đạo chịu ảnh hưởng của mặt trăng, ngược chiều kim đồng hồ.
cau-thang-1
Từ xưa, những con Chim Lạc được bố trí bay ngược chiều kim đồng hồ cũng thể hiện sự tuân thủ quy luật của một khu vực chịu ảnh hưởng của mặt trăng.
Theo phong thủy, áp dụng ngược hay xuôi cũng cần lưu ý tính chất dương hay âm từ ảnh hưởng của mặt trời hay mặt trăng. Cụ thể, những người thuộc Trạch Mệnh là Kiền, Ly, Tốn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trời. Vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động xuôi theo chiều kim đồng hồ (theo quỹ đạo mặt trời).
Ngược lại Khảm, Khôn, Cấn thuộc sự ảnh hưởng của mặt trăng, vì vậy quỹ đạo sẽ được chuyển động ngược chiều kim đồng hồ. Theo lý đó, người mệnh Kiền, Ly, Tốn nên chọn xây cầu thang xuôi chiều kim đồng hồ, người thuộc mệnh Khảm, Khôn, Cấn nên chọn xây cầu thang ngược theo chiều kim đồng hồ. Bên cạnh đó, hình dáng, màu sắc, tính chất vật liệu… của thang cũng cần được lựa chọn kỹ càng.
Gia chủ mệnh Đoài, Chấn quyết định xây cầu thang ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ sẽ tùy thuộc vào nghề nghiệp, tính chất công việc. Ví dụ, nếu làm việc về công nghệ, kinh doanh…, tính dương nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trời (xuôi chiều kim đồng hồ). Còn hoạt động trong ngành nông nghiệp, ngư nghiệp…, tính âm nhiều thì bạn nên chọn quỹ đạo của mặt trăng (ngược chiều kim đồng hồ).

Những lưu ý về phong thủy khi thiết kế cầu thang nhà biệt thự


Cầu thang là phần kiến trúc không thể thiếu được của một ngôi biệt thự. Theo phong thủy, cầu thang được coi là khúc ruột của một ngôi nhà, đóng vai trò quyết định trong việc mang lại sinh khí cho gia đình chủ nhân. Có những bí quyết phong thủy áp dụng cho khu vực cầu thang mang lại nhiều may mắn cho gia chủ như sau:
Hãy dành khoảng không gian xứng đáng trong ngôi nhà của bạn để thiết kế cầu thang, sao cho đảm bảo được sự rộng rãi và độ sáng sủa của mỗi bậc thang. Thông thường, kích thước chuẩn cho cầu thang một ngôi biệt thự có chiều rộng xấp xỉ 1m, độ dày tối thiểu 30cm, độ cao mỗi bậc 15cm. Tuy nhiên, tùy theo diện tích mà bố trí kích thước của cầu thang cho phù hợp: cầu thang mảnh, đơn giản phù hợp với không gian nhà phố hạn hẹp, ngược lại, cầu thang kích thước lớn, xây kiên cố bằng đá – gỗ hợp với nhà có diện tích nền lớn. Dù không gian hạn chế cũng cần chú ý tránh để cầu thang quá dốc và hẹp, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình mỗi lần di chuyển.
phong-thuy-cau-thang-1
Bậc đầu tiên của cầu thang trong nhà phải được đặt ở chỗ thông thoáng, hướng tốt so với tuổi gia chủ. Tránh thiết kế cầu thang ở giữa nhà, trường hợp bất khả kháng thì cũng không được để bậc đầu tiên ở giữa nhà.
phong-thuy-cau-thang-2
Hướng cầu thang không nên đi thẳng ra hướng cửa chính, dễ khiến hao tổn tiền tài, tránh hướng thẳng vào bếp hay cửa nhà vệ sinh, làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình. Cũng tránh để cầu thang đè lên trên giường ngủ hay ghế ngồi phòng khách, phòng đọc sách,  làm giảm sự vân động của dòng sinh khí trong gia đình.
Các nhịp cầu thang cần liền mạch, điều này sẽ đảm bảo sự  suôn  sẻ trong đường công danh của gia chủ. Chiếu nghỉ của cầu thang cần đảm bảo chiều rộng ngang hoặc lớn hơn chiều rộng thân thang, bề mặt trơn nhẵn, thuận tiện cho việc đi lại.
phong-thuy-cau-thang-3
Tổng số bậc cầu thang nên là số lẻ, theo quan niệm phong thủy là mang lại dương khí cho không gian. Với những ngôi nhà nhỏ hẹp, nên thiết kế những chiếc cầu thang nhỏ gọn theo dạng góc hoặc xoắn ốc để tiết kiệm tối đa diện tích sàn. Phần không gian dưới gầm cầu thang cũng có thể được tận dụng để kê kệ tủ, giá sách…, hoặc làm các tiểu cảnh kết hợp các yếu tố phong thủy tích cực khác. Cây trồng dưới gầm cầu thang chọn cây thấp, ít cần sáng như hồng môn, vạn niên thanh, ngũ gia bì…Tiểu cảnh là sự kết hợp giữa cây xanh, đá, sỏi cuội, thác nước hoặc những yếu tố thiên nhiên khác mang lại sự sinh động và may mắn cho ngôi nhà. Cũng có thể trang trí gốm sứ hoặc tượng tại chân cầu thang để tăng thêm tính nghệ thuật, góp phần che đi những khuyết điểm của cầu thang.
Cũng có thể kết hợp thiết kế cầu thang với giếng trời giúp cầu thang thêm thông thoáng, rộng rãi và tăng sự lưu chuyển của nguồn khí tốt.

Thiết kế cầu thang


Bạn là người đã và đang dự định xây dựng một ngôi nhà trong tương lai? Bạn đang suy nghĩ làm thế nào để căn nhà nhỏ của mình trông thật gọn gàng nhưng vẫn đầy tính sáng tạo?  Nếu biết sử dụng không gian một cách hợp lý, đúng cách, bạn sẽ cảm thấy thoải mái mỗi khi bước vào không gian riêng của mình. Một trong số những không gian thường bị “lãng quên” nhất chính là khoảng không phía dưới gầm cầu thang. Hôm nay, Wedo chúng tôi sẽ giúp các bạn có thêm một số gợi ý để làm những “góc chết” này trở nên thú vị hơn.
01
Ảnh 01 : Gầm cầu thang kết hợp góc làm việc yên tĩnh.
02
Ảnh 02 : Những ngăn đựng đồ “bí mật”
03
Ảnh 03: Tận dụng  không gian cho căn bếp chật hẹp.
04
Ảnh 04: Góc để đồ đầy tính sáng tạo
05
Ảnh 05: Căn bếp mini cho căn hộ có diện tích nhỏ
06
Ảnh 06: Giá sách của cả gia đình
07
Ảnh 07: Góc trưng bày ấn tượng.


Trang trí nhà bằng ‘dải lụa’ cầu thang


Nét đặc biệt nhất của ngôi nhà này là cầu thang. Cầu thang lượn tròn như một dải lụa thả dài từ trên cao xuống qua các tầng lầu. Bốn góc buồng thang thông tầng đem đến những vệt sáng luôn biến đổi, nhảy múa trên tường.
Ưu điểm của giải pháp này là không cần thiết kế lệch tầng vẫn tạo ra các góc nhìn đẹp. Từ trên xuống, dưới lên hay ở bất cứ vị trí nào, cầu thang đều cho cảm giác về đường cong mềm mại, phá đi vẻ vuông vức hình hộp của một ngôi nhà ống.
cau-thang-1
Nhà có hai phòng khách, một ngay cửa vào, tiếp khách xã giao và một ở tầng hai vừa đón khách thân của gia đình vừa là phòng sinh hoạt chung. Ở tầng 1, ngoài phòng khách còn có quầy bar và kế đó là bếp, phòng ăn. Phòng khách thứ hai được bài trí với đường nét đặc biệt, vách ngăn khoét ô vuông như khung tranh mà bức tranh bên trong là những hình ảnh chuyển động trên một phần của cầu thang uốn lượn.
Ngoài cầu thang, một yếu tố nữa cũng rất gây ấn tượng cho căn nhà là những màu sắc rất gần gũi với thiên nhiên. Điểm xuất phát là màu xanh cốm, thêm màu vàng và trắng để làm nên bảng màu xuyên suốt trong nhà.

Phạm Thị Hợi sưu tầm tổng hợp

No comments:

Post a Comment