Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, cuộc sống của con người vẫn còn rất hoang sơ. Họ sống trong các hang động có sẵn trong tự nhiên. Sống theo bầy đàn. Quan hệ quần hôn nên con cái sinh ra chỉ biết mặt mẹ.. Tuy họ cũng biết chế tạo các công cụ bằng đá thô sơ. Cơ cấu xã hội theo chế độ mẫu hệ. Người phụ nữ là chủ gia đình và nắm mọi quyền lực trong tay. Xã hội không có giai cấp.
Sau khi công cụ bằng đồng ra đời, của cải làm ra nhiều và dư thừa nảy sinh tâm lý chiếm hữu. Con người tách ra sống theo từng đôi, cặp. Con cái khi ra đời đã biết mặt cha. Cơ cấu xã hội theo chế độ phụ hệ. Người đàn ông là người lắm quyền lực chính trong gia đình và xã hội. Xã hội bắt đầu có phân chia giai cấp người giàu và kẻ nghèo.
Kể từ đó đến nay, xã hội loài người gần như không thay đổi là bao. Từ chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản đến thời đại văn minh hiện đại ngày nay…. Về cơ bản, các giai cấp trong xã hội không thay đổi là bao. Trong xã hội gần như luôn luôn song song tồn tại các giai cấp chủ nô – lô lệ; địa chủ - nông lô; tư sản – công nhân … Nói cách khác trong xã hội luôn phân biệt kẻ giàu và người nghèo; người chủ và người làm thuê.
Ở nhiều nước tư bản phát triển, khoảng cách giữa người giàu, kẻ nghèo trong xã hội rất cao. Của cải xã hội đa phần tập trung trong tay người giàu. Giống như ở Mĩ, chỉ có 30% dân số sở hữu nhà, còn 70% dân số toàn ở nhà thuê. Vì thế sự phân biệt giàu nghèo trong xã hội ngày càng sâu sắc.
Học phí ở các nước tư bản ở bậc đại học thường là rất cao, ai có tiền đóng thì được đi học. Vì thế gần như chỉ có những người có tiền mới tiếp cận được những chương trình giáo dục tốt nhất để phát triển. Đó cũng là lý do khiến người giàu, ngày càng giàu và tốt lên. Sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo càng trở lên sâu sắc.
Từ thực tế cuộc sống, người nghèo không vì thế mà yêu mến và kính trọng người giàu. Họ căm thù và ghen tị với người giàu. Mâu thuẫn trong xã hội giữa người giàu, kẻ nghèo. Người chủ và người làm thuê là một tất yếu xã hội. Vì thế phải tồn tại nhà nước và pháp luật để điều tiết các mâu thuẫn này. Giúp xã hội tồn tại, ổn định và phát triển.
Trong thời đại văn minh hiện đại ngày nay. Quyền lợi của con người ngày càng được đảm bảo. Mọi công dân trong xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Giữa các tầng lớp trong xã hội luôn có sự biến động.
Tuy vậy, là một nhà lãnh đạo khôn ngoan. Khi giao việc cho ai thì lên tin tưởng tuyệt đối vào người ấy. Nếu không tin tưởng thì tốt nhất không nên giao việc. Đừng bao giờ để người cấp dưới, ít học, nghèo … thay mình giám sát người được ta giao việc. Làm như thế người được giao việc sẽ rất bị ức chế vì bị một kẻ được coi là “ kẻ tiểu nhân” xen vào. Nếu ta mà làm thế, người được giao việc tất nhiên sẽ không làm tốt được việc. Vì hai đối tượng: Người giàu – kẻ nghèo; người có học nhiều – kẻ ít học; người chủ - kẻ làm thuê; người tốt – kẻ xấu luôn là đối lập và hại nhau trong xã hội. Họ không bao giờ cầu kéo và nâng đỡ nhau cả. Chỉ cùm kẹp và hãm hại nhau thôi. Đó là một thực tế xã hội.
Trong lịch sử đã có không ít các vua chúa bị mất nước vì tin dùng bọn hoạn quan tiểu nhân giám sát các trung thần. Vị vua anh tài bậc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc Đường Minh Hoàng là một ví dụ. Sau khi phục hưng đất nước, mở ra một triều đại phát triển nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Với rất nhiều thành tựu về kinh tế, thơ ca, nhạc, họa, … vẫn còn có giá cho đến ngày hôm nay. Nhưng đúng là : Anh hùng khó qua nổi ải mĩ nhân. Vị vua anh minh này lại đi say mê cô con dâu Dương Quý Phi của mình. Gây lên sóng gió trong gia đình, quần thần và dân chúng.
Khi già, vị vua này suốt ngày say đắm tửu sắc, tin dùng nhiều bọn tiểu nhân. Khi nạn A Lộc Sơn nổ ra. Dù có một tướng rất giỏi trong tay cầm quân đánh trận bách chiến bách thắng. Vậy mà ông vua lúc này lại hồ đồ tin lời sàm tấu của tiểu nhân. Sai một vị thái giám ích kỷ, hẹp hòi không biết gì về quân cơ đi giám sát và đốc quân. Cuối cùng thì thua trận, vị tướng tài bị chết. Cả kinh thành tan hoang đổ nát, của nải trong cung cấm rơi rụng đầy đường. Vua chạy đi lánh nạn, dọc đường phải giết chết người vợ yêu là Dương Quý Phi để bảo toàn mạng sống.
Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Ngay trong các mối quan hệ anh em bạn bè, đồng nghiệp trong cuộc sống. Tốt nhất ta nên chơi thâm sơ với những người giống mình, cùng tầm với mình. Chỉ những mối quan hệ xây dựng trên sự tương đồng mới có nhiều cơ sở của sự chân thành và bền vững.
Đừng bao giờ chơi với những người bạn kém hơn mình. Họ có thể yêu quý mình, tôn trọng mình trước mặt đấy. Thực chất trong lòng họ luôn ghen tị và muốn kéo ta xuống. Tốt nhất chỉ nên chơi với những người vừa tầm với mình mà thôi. Chơi với những người cao hơn mình quá. Họ cũng lịch sự tử tế với mình đấy. Nhưng có thể trong bụng họ khinh bỉ và coi thường mình.
Đừng dại dột làm bạn hay chơi cùng hạng tiểu nhân. Vì chắc chắn ta sẽ bị chúng hại và chẳng bao giờ làm lên nổi trò trống gì! Chúng sẽ kéo ta xuống và dẫm đạp ta khi có cơ hội. Bản chất của bọn tiểu nhân là vậy!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment