Ở
đời, nhiều khi có rất nhiều thứ không muốn nhưng ta vẫn phải theo, ví dụ như
pháp luật chẳng hạn. Có nhiều nghĩa vụ với cha mẹ, con cái khiến ta buộc phải
thực hiện. Rõ ràng là một cuộc sống theo ý thích của mình là một hạnh phúc lớn. Nhưng đa phần tất cả chúng ta
không được sống như thế. Vậy có cách nào để ta được sống hạnh phúc, an vui mỗi
ngày?
Một người khôn ngoan luôn tìm được thú vui trong cuộc sống. Họ tìm thấy cả cơ hội
trong những khó khăn, nghịch cảnh đến với mình để thành công. Trong cuộc sống
hàng ngày, họ có cách sống khiến bản thân luôn hạnh phúc. Điều tạo lên hạnh
phúc là suy nghĩ, nhận thức, cảm nhận của mỗi người. Họ biết điều khiển suy
nghĩ và hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh, mà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Họ nhìn ra những
tình huống nào có thể cải biến được, để dùng toàn bộ năng lực của mình cải biến
nó trở lên tốt đẹp hơn. Còn với những tình huống cố định, không thể thay đổi
được chúng. Thì họ biết cách cộng tác với chúng. Để cuộc sống của họ trở lên yên vui, an lành, hạnh
phúc.
Ngày còn nhỏ, hàng xóm nhà tôi có một cô bé hơn tôi một tuổi và chuyên ăn cắp
vặt. Cô bé này rất nhanh và không ai có thể ngờ
là cô bé đó lấy. Vì cô bé này rất hay ăn cắp nên nhiều lần bị bắt quả tang,
không thể chối cãi. Điều kỳ lạ là nếu chỉ xét về vẻ mặt, thái độ của cô bé thì
không ai có thể đoán ra. Trông cô bé vẫn điềm tĩnh như không. Cô bé chỉ bị phạt
tội khi có bằng chứng rõ ràng hay bị bắt quả tang. Một lần tôi hỏi cô bé ấy lý
do cô làm được như thế. Cô bé không nói gì. Nhưng trong một lần cô bé vui vẻ
nói chuyện cùng tôi trong khi đang lấy trộm khoai nhà
người hàng xóm khác. Tôi hỏi sao cô bé ấy lại lấy khoai nhà cô hàng xóm kia. Cô
bé nói, chỗ khoai này nhà cô kia bỏ, cô hàng xóm ấy cho co bé lấy. Tôi thấy khá
khỏ hiểu lý do cô hàng xón kia lại cho cô bé này khoai. Nhưng vẻ mặt vui vẻ hồn
nhiên của cô bé đã khiến tôi hoàn toàn tin tưởng. Vừa lúc ấy, cô hàng xóm kia về đến nhà và kêu ầm lên là cô bé
này ăn cắp. Lúc đó cô bé ấy mới kéo tôi chạy trốn. Tôi cố hỏi lý do thì cô bé
ấy nói: Cô bé nói cô hàng xóm cho khoai, và cô bé cũng nghĩ như thế. Để khi ăn
cắp cô không cảm thấy xấu hổ. Và người bị mất cắp cũng khó đoán ra là cô chính
là người ăn trộm qua thái độ, cử chỉ của cô.
Tôi chợt nhận ra, cái cô bé học dốt, học đến 3 năm mà chưa qua được lớp 1 này
thật là thông minh. Cô bé ấy còn biết điều khiển cả suy nghĩ của mình với hoàn
cảnh để có cảm xúc tốt hơn. Chẳng như tôi, ở trường tôi học rất giỏi. Nhưng tôi
chỉ biết học theo những gì người khác dạy. Tuy vậy, từ đó tôi không chơi với cô bé ấy nữa. Tôi sợ một ngày sẽ
bị nhiễm tính xấu từ cô ấy.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment