Cuộc sống đôi khi thật buồn. Ta luôn muốn sống bình yên và tận hưởng hạnh phúc của cuộc đời mình. Nhưng mà thiếu gì những kẻ ác tâm, xấu bụng muốn làm hại ta. Chúng tranh đoạt những quyền và lợi ích hợp pháp của ta. Muốn vùi chôn ta xuống tận cùng trong đau khổ. Vì sao ư? Vì chúng ghen tị những thành tựu mà ta đạt được. Xã hội phải phân tầng lớp. Các giai cấp trong xã hội vốn có mâu thuẫn và sự đối nghịch nhau. Nhưng trong một đại gia đình. Cũng có người giàu, người nghèo. Người thành công và người thất bại. Người xấu và người tốt. Họ ở những vị trí rất khác nhau trong xã hội. Nhưng trong một đại gia đình, họ lại bị buộc phải yêu thương nhau. Trật tự người trên, kẻ dưới trong gia đình lại khác với họ trong xã hội. Vậy là mâu thuẫn cứ liên miên không dứt.
Nếu sự mâu thuẫn tong
xã hội người ta còn rễ đối phó. Còn mâu thuẫn trong gia đình thật khiến người
ta đau khổ, nhức nhối và khó chịu. Khi những người trong một gia đình mà làm
hại nhau thì hậu quả thật thê thảm. Có phải vì thế mà thời xa xưa, vua chúa của
đất nước Trung Quốc có một điều cấm kỵ là không ngồi xe chung với người cùng
họ. Là bởi vì họ sợ người cùng họ lợi dụng việc được ngồi gần vua, mà ra tay giết hại nhà
vua để cướp ngôi. Sự tranh giành tiền bạc, lợi lộc, tình yêu thương của cha
mẹ trong các con là một sự thật hiển nhiên. Hầu như trong gia đình nào cũng có.
Chỉ khác nhau ở sự ít hay nhiều mà thôi. Và không phải ai cũng đưa chuyện này
ra ngoài xã hội. Vì dẫu sao đó cũng là chuyện nhà.
Vẫn biết gia đình là cái nôi yêu thương của mỗi người. Nhưng khi sự tranh giành
lợi ích giữa các thành viên trở lên gay gắt. Họ đã cạnh tranh bằng các cách
không lành mạnh với nhau. Thì khi ấy gia đình liệu có còn là suối nguồn yêu
thương?
Ở đời ta vẫn thấy cảnh con cái bỏ rơi cha mẹ khi gia yếu. Những đứa trẻ được
sinh ra mà không biết mặt cha. Anh chị em trong một gia đình mâu thuẫn và từ bỏ
nhau. … Nhìn cảnh ấy thì buồn thật. Đúng là người trong cùng một gia đình nhưng họ không
phải là mộtngười thân.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment