Một
trong những lỗi khổ lớn nhất ở đời là phải làm theo sự sai khiến của người
khác. Mình mà bị như thế có khác gì một người hầu, kẻ hạ. Luôn phải cúi người và làm
theo mệnh lệnh của người khác một cách khẩn trương. Từ xã hội xưa cho đến xã hội nay,
những người làm thuê, nghe theo sự
sai bảo của người khác vẫn bị xã hội coi thường. Dù là trong chế độ xã hội nào,
thì họ vẫn thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Ngày nay, nền sản xuất đang được công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhà máy, xí
nghiệp mọc lên nhiều. Đội ngũ những người đi làm công nhân, nhân viên trong nhà
máy cũng nhiều. Họ thực chất là những cỗ máy thông minh cho người chủ. Làm việc theo sự
sai bảo của người chủ nhà máy, xí nghiệp. Nếu là công nhân con đỡ khổ. Vì đối tượng lao động của họ là các
sản phẩm. Họ làm, hết giờ thì đi về. Còn những nhân viên trong văn phòng. Đối
tượng lao động của họ là con số, giấy tờ, đồng nghiệp và người lãnh đạo. Một việc làm
sai trái của họ cũng có thể khiến họ bị mất việc. Họ gần như chẳng dám thở mạnh
khi đứng trước giám đốc của mình. Vì thế, họ thật là khổ.
Nếu may mắn là một nhân viên cấp cao, lại được giám đốc
yêu mến, tin tưởng và trọng dụng. Thì người đó có thể phát huy hết tài năng và trí tuệ của mình. Làm được nhiều việc theo ý
kiến của mình. Đấy là một điều tốt đẹp. Còn nếu người nhân viên nào mà bị người lãnh đạo trực tiếp của
mình ghét thì rất khổ. Vì môi trường làm việc trong văn phòng vốn rất gần gũi.
Mọi người ngồi bên cạnh nhau khoảng tám tiếng mỗi ngày. Nếu không thích nhau,
thì sự vất vả, khó chịu tăng lên gấp đôi. Một câu nói, một thái độ, một cái
nhíu mày cũng làm cho người khác phải khổ sở.
Dù biết là đi làm thuê cho người khác thì khổ như vậy. Chẳng được như anh nông
dân ung dung, tự tại trên đồng ruộng. Trời nắng quá anh ở nhà nghỉ, trời mưa
anh ở nhà ngủ, trời rét quá anh ở nhà sưởi ấm. Chẳng ai dám nói nặng với anh
ta, chứ đừng nói đến chuyện quát tháo, mắng mỏ anh ta. Anh ta được hoàn toàn tự
chủ trong hoạt động, sản xuất kinh doanh của mình. Tài sản, ruộng vườn và các
tư liệu sản xuất của anh ta sẽ để lại cho con cháu. Khi con cái ốm đau, anh ta
có thể nghỉ ở nhà chăm sóc. Trong khi người nhân viên trong văn phòng vẫn phải
đi làm dù mưa, rét, bão … Họ chẳng có gì để lại cho con cháu sau khi hết tuổi
lao động. Khi con ốm họ cũng không dám xin nghỉ nhiều để chăm sóc. Buồn cho họ
thật, nhưng biết làm sao được. Vì đó là một xu hướng tất yếu trong một xã hội
công nghiệp.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment