Học là việc theo sát mỗi người từ khi lọt
lòng, cho đến khi trưởng thành. Ngay từ khi
chúng ta được sinh ra, chúng ta đã bắt đầu quá trình học hỏi để tìm hiểu thế
giới rồi. Sau đó chúng ta học cách để tồn tại trên thế giới, học cách để vươn lên trên thế giới. Chúng ta
học ở nhà, học ở trường, học ở bên ngoài xã hội. Việc học hỏi rất quan
trọng đối với mỗi người .Chúng ta tự học, và được những người khác dạy cho. Từ
ngàn xưa, người ta đã rất coi trọng việc học. Xã hội luôn để người có học lên
trên một bậc đối với người dân. Trong thời đại phong kiến, người đi học gặp
quan xưng là học trò và không phải quỳ lạy. Nếu ở trong công đường thì được
ngồi ở ghế. Nếu không có ghế thì được đứng. Trong khi đối với người dân bình
thường, không có học vấn, nếu gặp quan là phải
quỳ lạy. Nếu ở công đường thì phải quỳ suốt quá trình xử án! Xã hội thời xưa
rất coi trọng học vấn. Dân gian có câu: Ruộng đất bề bề, không bằng để lại cho
con một bồ chữ! Hoặc câu: Chỉ có học thì mới hơn người!
Trong xã hội ngày nay, học vấn cũng rất được tôn trọng. Đội ngũ lãnh đạo các sở
ban nghành, và nhà nước của nước ta đa phần có học vấn giáo sư, tiến sĩ. Thật
ra, với những người có học hàm, học vị như thế, thường là đi sâu vào nghiên cứu
khoa học, chứ không trở thành một nhà lãnh đạo. Nhưng nền văn hóa của đất nước
vốn coi trọng học vấn. Cho nên những người ấy đã được đề cử, rồi được bầu làm
lãnh đạo. Học vấn thì xã hội nào cũng coi trọng, quốc gia nào cũng chú ý. Vì
giáo dục từ xưa cho đến nay đều được xem là một công cụ để đào tạo nhân tài cho
đất nước. Tuy vậy, không phải cứ là một người đi học, mà chúng ta là những
người có tài, có đức. Chúng ta xứng đáng được cả xã hội tôn trọng. Vì còn phải
xem chúng ta học như thế nào, học cái gì, và chúng ta đã tiến bộ như thế nào
nhờ sự học. Có nhiều người trở thành một thiên tài từ việc học. Nhưng cũng có
người đã trở thành phế nhân cũng vì học vấn. Có người càng học, càng khỏe mạnh,
mặt hoa, da phấn, trí tuệ sáng suốt, nhân cách vững vàng. Có người càng đi học,
càng trở nên non yếu về nhân cách, yếu đuối về sức khỏe, suy yếu về trí tuệ.
Đó thật ra là những phế phẩm của nghành giáo dục. Phương pháp học đóng vai trò
quyết định chất lượng học vấn. Nếu chúng ta học mà bản thân non yếu đi, thì cần
phải xem xét lại con đường học vấn của bản thân.
Học rất quan trọng. Con người không có học vấn sẽ không thể tiến bộ được. Chúng
ta vẫn chỉ là một loài thú. Nhưng học như thế nào, học cái gì sẽ tạo ra chúng
ta trở thành một con người như thế nào! Chúng ta học tập để cảm thấy hạnh phúc
và thành công trong cuộc sống! Đấy mới là một nền học vấn chân chính. Học để
tiến bộ, không phải học để suy kém và sai lệch bản thân đi. Hãy học những thứ
mình thích. Bởi vì chỉ những thứ ấy mới có ý nghĩa trong cuộc đời của bạn!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment