Con người đều có một cơ chế thích nghi với môi
trường sống rất cao. Vì thế, việc lựa chọn những gì chúng ta gần gũi, tiếp xúc,
nghe thấy, nhìn thấy, quan tâm, chú ý là rất qun trọng. Bởi vì con người luôn
có xu hướng vận động cân bằng với thế giới xung quanh. Đừng bao giờ có tư tưởng
thằng chột làm vua xứ mù. Bởi vì làm như thế, sớm muộn chúng ta sẽ thấp kém như
những người ấy. Có khi còn tệ hại hơn cả những người ấy. Bởi vì họ đã có hoạt
động thích nghi bền vững với thế giới đầy bóng đen ấy. Tư tưởng ấy hoàn toàn
sai lầm, nó làm chúng ta suy kém, trượt dốc và thất bại trong cuộc sống. Chân lý trong cuộc
sống này là sự vươn lên. Người lêrn chỗ cao, nước vào chỗ thấp Nếu phải di
chuyển khỏi nơi mình sống, hãy vươn tới một nơi cao hơn!
Vì hoạt động thích nghi với điều kiện sống của con người rất mạnh mẽ, nhất là
đối với người có nhân cách non yếu, chưa phát triển, hay yếu cho nên mới có câu chuyện Mạnh Mẫu ba lần rờichỗ ở để
con thành đạt. chuyện xưa kể lại rằng Mạnh Mẫu vốn dòng dõi quý tộc sinh ra Mạnh Tử, nhưng sau đó chồng bà
qua đời. Bà quyết tâm nuôi dạy con thành người. Vì thế bà lặn lội đưa con từ
vùng quê hẻo lánh đến kinh thành tráng lệ để ở. Chỗ ở đầu tiên của bà là gần
một khu nghĩa địa. Đứa bé lớn lên, nó tiếp xúc và quan sát nhiều những đám
tang, rồi bắt chước người ta khóc, đau khổ, kêu la. Thấy thế Mạnh Mẫu cho rằng: Chỗ này không phải là chỗ ở
của con ta! Rồi bà rời nhà đến gần một khu chợ. Việc này cũng thuận lợi cho
việc buôn bán nhỏ của bà. Cuộc sống của hai mẹ con vì thế mà khá lên. Nhưng đứa
bé lớn lên, nó cũng học đòi buôn bán giống người ta. Việc này trái với mong ước
con trai trở thành một trí thức, đỗ đạt, rồi làm quan của mình. Bà tiếp tục rời
nhà lần thứ ba đến gần một trường học. Tại đây, đứa bé nhìn người ta học hành chăm
chỉ, đi đứng đàng hoàng, lễ độ với người trên, thân tình với bạn hữu thì Mạnh
Mẫu vui lắm. Đúng như Mạnh Mẫu mong muốn, sau này Mạnh Tử trở thành một người
có học vấn uyên bác. Ông đã được vua mời vào ở trong cung với mình và ban
cho nhiều phúc lộc. Ông cũng là người củng cố và mở rộng Nho Giáo, rồi trở
thành một trong ba ông tổ của đạo Nho, được thờ ở miếu Khổng Tử. Trải qua mấy
nghìn năm nay, câu chuyện Mạnh Mẫu dạy con khi xưa vẫn là một câu chuyện thú vị
về hoạt động thích nghi của con người, đặc biệt là đối với một đứa trẻ. Nó còn khẳng định
Mạnh Mẫu là một con người tinh tế và rất sâu sắc. Cho nên mỗi người chúng ta
cần chủ động học cái gì, đọc cái gì, nhìn cái gì, tiếp xúc với cái gì để có một
cuộc đời thành công và hạnh phúc! Đây cũng là cách làm chủ sự thành công và hạnh
phúc của bản thân mỗi người!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment