2013-12-20

Kỹ thuật trộn, đổ bê tông

Những bất an trong nhà từ lỗi thiết kế và thi công

Có nhiều sự bất an với người cư ngụ khi sống trong ngôi nhà được thiết kế, trang bị không đúng cách. Những mối nguy rình rập này, hầu hết phải khi nhà hoàn thiện xong và đưa vào sử dụng, thậm chí gặp nạn rồi, chủ nhà mới phát hiện.
Ông Sáu Tô ở quận 10, TP HCM phải bóp thuốc một tuần vì trượt chân ngã, lưng đập vào thành bồn cầu trong toilet. Nguyên nhân là khi ốp lát lại toàn bộ nhà vệ sinh đã xuống cấp, ông Tô bảo thợ phải chọn mua loại gạch màu sáng vì toilet không được rộng lắm. Tiện gạch men trắng bóng loáng, thay vì phải chọn loại sứa dọc ngang để bám chân, thợ lát luôn xuống sàn và hậu quả là chủ nhà… ngã. Ông Tô “giờ phải để sẵn đôi dép Lào trong nhà vệ sinh, cao su gặp nước nó rít”.
xay-nha-1
Sự co trong qua trinh su dungCó rất nhiều sự cố trong quá trình sử dụng phát sinh ra từ trong quá trình thiết kế và thi công nhà.
Độ thông thủy – khoảng cách chiều cao ở buồng cầu thang đi lên các tầng lầu không đúng chuẩn sẽ là nguyên nhân gây… u đầu. Nhất là những đà bê tông “gánh” các mâm chiếu nghỉ lộ ra gây vướng khi lưu thông thang. Đã nhiều căn nhà phải sử dụng dịch vụ khoan cắt bê tông vạt bớt cạnh đà, có nơi đắp vào “chỗ nguy” đó một cục vải để hạn chế… sưng tấy đầu, có nơi viết tấm bảng “coi chừng chạm đầu”. Tương tự với những đà vắt ngang cửa xuống tầng hầm. Theo các kỹ sư xây dựng, tất cả đều có thể tính toán và thiết kế để “giấu” những đà đó trong tường, trong sàn. Để lộ ra vừa mất thẩm mỹ vừa choán không gian sinh hoạt và đi lại.
xay-nha-2
U đầu vì các xà ngang là sự cố rất phổ biến.
Sử dụng kính làm cửa, vách ngăn ngày càng trở nên thông dụng trong kết cấu nhà ở, vừa lấy tốt nguồn sáng trời, vừa cản bớt được tiếng ồn, bụi bặm. Tuy nhiên ứng dụng không đúng chủng loại sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Hai đứa trẻ ở quận Tân Bình trong khi nghịch ngợm lấy bóng đánh golf ném nhau đã làm vỡ cửa kính phòng. Một đứa bị kính chém toác chân phải đi khâu. Do loại kính dùng không phải là kính cường lực hay kính dán hai lớp (khi vỡ sẽ rơi ra từng hạt nhỏ hay chỉ thấy rạn nứt chứ không bung từng mảng để có thể chém vào người) đã gây ra tình trạng trên.
Trường hợp khác, một gia chủ ở quận 3, tối đến khi chuẩn bị đi ngủ mới phát hiện mất hai cánh cửa sổ gỗ bên hông nhà tầng một. Nguyên nhân là bản lề bắt chỉ xuôi theo một chiều nên những tay đạo chích dễ dàng nhấc đi. Nếu bản lề, cái gài xuôi, cái gài ngược thì không thể nhấc lấy gọn như vậy, muốn gỡ phải dùng vít mở hay cạy mới có thể mang đi được.Đã có không ít trường hợp gây chết người vì bình nước nóng. Việc sử dụng nguồn điện làm nóng nước trong môi trường ẩm ướt là mối nguy cao, mặc dù những sản phẩm này đều có cầu dao chống rò điện. Khi có sự cố rò điện, cầu dao này tự động ngắt điện nguồn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng chắc ăn hơn cả là hứng lấy nước nóng trước rồi tắt máy mới tắm. Mối nguy càng cao hơn khi cho con trẻ một mình vào phòng tắm tự tung sử dụng những thiết bị điện này. Để có độ an toàn cao, nên sử dụng loại máy tắm nước nóng gián tiếp, sau khi nước đã được nấu trong bồn chứa, tắt máy rồi hòa với nước lạnh để dùng. Vững tâm hơn, có thể lắp đặt hệ thống làm nước nóng bằng năng lượng mặt trời.
xay-nha-3
Tay nắm cửa thiết kế không đúng có thể bị kẹp tay.
Đó là những mối nguy thực tiễn, còn những âu lo khác do cảm giác mang lại như trần treo, những vật dụng buông từ trên cao xuống nếu thiết kế không khéo sẽ cho ấn tượng nặng nề, cảm giác sẽ bị rơi… KTS Huỳnh Minh Cảnh nhận hợp đồng cho thợ đi tháo mảng trần treo thạch cao trong các phòng ngủ vì “chủ nhà nằm mà cứ sợ mảng trần đó rơi”. Cảm giác khi ngủ cần không gian càng nhẹ nhàng càng tốt. Đèn chùm, đèn lồng treo trong phòng khách, trên bàn ăn… cũng là đối tượng gây sự bất an và tâm lý bị đè nặng lên những người ngồi bên dưới. Cần tránh treo các vật dụng đó ngay trên đầu.
Còn biết bao mối lo âu khác trong chỗ an cư, đến nỗi một kiến trúc sư phải thiết kế cho gia chủ của mình một buồng riêng kiên cố vách dày 20 cm ngoài hành lang để chỉ đựng… bình gas. “Như vậy chủ nhà mới an tâm”.

Làm thế nào để bảo vệ sàn gỗ khi nhà bị thấm?

Bản thân phần sàn gỗ cũng đã bao gồm một lớp đệm lót sàn tráng nilon để chống ẩm rải ngay trên sàn, nhưng nếu bị thấm ngược thì khả năng chống thấm của lớp này sẽ không đủ.
Hỏi: Căn hộ chung cư của tôi rất dễ bị thấm, bởi vậy, tôi rất lo sàn gỗ bị hỏng. Tôi có cách nào để bớt đi tình trạng này?
KTS trả lời
Chào bạn, có thể nói câu chuyện bảo vệ sàn gỗ là câu chuyện cần quan tâm hàng ngày của chúng ta. Muốn bảo vệ sàn gỗ thì điều đầu tiên bạn cần quan tâm đến là cấu tạo của sàn gỗ như thế nào:
chong-tham-san-go-1
(1) Lớp dưới cùng của sàn gỗ (Backing layer) là lớp phim tạo sự cân bằng, chống thấm nước, chống mối mọt, không bị cong vênh trong môi trường có độ ẩm cao.
(2) Lớp thứ hai (Substrate layer) là lớp lõi gỗ HDF được làm từ bột gỗ tự nhiên và các chất phụ gia tăng độ cứng, có trọng lượng riêng lớn hơn 900kg/m3, tạo ra lớp đỡ sàn ổn định, chắc chắn.
(3) Lớp thứ ba (Pattern layer) là lớp phim tạo màu và vân gỗ tự nhiên, đa dạng về màu sắc và chủng loại.
(4) Trên cùng được phủ lớp vật liệu trong suốt (Wear layer) có độ cứng cao, tạo ra lớp phủ bề mặt bền vững chống trầy xước, chống bạc màu, chống thấm nước và chống trơn trượt.
Qua đó bạn có thể hiểu rằng bản thân phần sàn gỗ cũng đã có độ chống thấm nhất định, nhưng nếu chung cư của bạn bị thấm xin hãy giải quyết thêm như sau:
chong-tham-san-go-2
- Giải quyết phần bị thấm như tường hay sàn: kiểm tra xem sàn, chân tường hay thậm chí nhà vệ sinh có bị rò rỉ, thấm ngược nước vào nhà bạn không. Nếu có thì phải giải quyết ngay bằng cách gia cố chống thấm như thêm phụ gia chống thấm trước khi bạn thi công lắp sàn gỗ. Bản thân phần sàn gỗ cũng đã bao gồm một lớp đệm lót sàn tráng nilon để chống ẩm rải ngay trên sàn, nhưng nếu bị thấm ngược thì khả năng chống thấm của lớp này sẽ không đủ bảo đảm.
- Bên cạnh đó, khi sử dụng sàn gỗ, bạn cũng nên bảo quản như sau:
+ Lau chùi sàn gỗ thường xuyên bằng các loại nước lau rửa chuyên dụng.
+ Tránh không cho nước tiếp xúc trực tiếp với mặt sàn, nếu bị dây nước, đổ nước dùng khăn khô lau ngay.
+ Cẩn thận khi dịch chuyển đồ đạc nặng, việc này có thể khiến cho lớp bảo vệ trên cùng của sàn gỗ bị bong tróc. Nên lót chân nỉ hay thảm dưới chân các đồ nội thất. Ngoài ra cũng nên đặt thảm chân trước cửa vệ sinh hay cửa ra vào để tránh việc nước giây ra sàn.
+ Tránh việc phơi sàn gỗ dưới nhiệt độ quá cao, lạnh hay ẩm ướt. Bạn nên lắp đặt điều hòa để cân bằng độ ẩm trong nhà, tránh việc gỗ có thể bị cong vênh hay co ngót khi chênh nhiệt độ.

Kỹ thuật xây tường gạch

Trong trang trí tường nội thất, ngoài việc dùng màu trơn thông thường, bạn còn có thể phối hợp, tạo nên những mảng sọc trang trí. Đây là cách làm hiện đại, đưa lại cảm giác độ thông thuỷ cao với sọc đứng và hiệu ứng ngược lại với sọc ngang.

Không tạo sọc ở toàn bộ bức tường mà chỉ một mảng nhỏ.
Sọc trên nền tường đem đến cảm giác của sự chuyển động, lạ và tạo những mảng nhấn trong không gian. Trên một bức tường, có thể chia ra mảng lớn và nhỏ hoặc đều, để sơn các màu khác nhau. Dùng màu liên kết các bức tường, kéo những mảng màu từ bức này qua bức khác. Bạn cũng có thể dùng màu liên kết tường với trần, kéo màu từ tường lên hẳn trần…

Những mảng tường với sọc dọc làm cho căn phòng trở nên cao hơn, và vui mắt hơn.
Cách phối màu cũng đơn giản, chọn cùng tông hoặc tương phản. Xử lý màu cùng tông thường được sử dụng với những dải từ đậm đến nhạt. Màu tương phản cần chú ý tới tỷ lệ màu chính và phụ. Chọn màu tương phản trang trí nên bố trí ở nơi có các khoảng lùi để đủ khoảng cách nhìn. Thông thường dùng sơn pha để trang trí vì khi pha sẽ cho nhiều màu phong phú hơn.

Tạo vạch sơn trên đồ dùng cũng là cách trang trí.
Không gian thường sử dụng sọc màu là nơi có nhiều hoạt động như phòng khách, phòng ăn, phòng trẻ em. Hạn chế dùng sọc trong phòng ngủ nhưng vẫn có thể chọn các màu thư giãn với các dải màu lớn cùng tông, tạo sự êm dịu. Nên lưu ý, khi dùng cách sơn này thì cách bố trí nội thất tương đối khó, chính vậy trong thiết kế, ngay từ ban đầu phải tính toán. Dùng những sọc màu không đúng chỗ sẽ tạo cảm giác rối.

Kĩ thuật gia công cốt thép

1.1 Sửa thẳng và đánh gỉ:
a. Sử thẳng cốt thép:
- Bằng búa đập: áp dụng cho các cốt thép nhỏ, cong queo;
- Bằng máy uốn: áp dụng cho các cốt thép có đường kính lớn hơn 24mm;
- Bằng tời: áp dụng cho thép cuộn hoặc có thể dùng gấp nếu không có tời.
b. Đánh gỉ:
- Bằng bàn chải sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép;
- Bằng sức người kéo qua các đống cát nhám hạt;
cong tac thep 3
1.2. Cắt và uốn:
a. Cắt: phải cắt cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, có thể dùng:
- Dao cắt, dùng sức người: chỉ cắt được những thanh thép dưới 12mm;
- Máy cắt: cắt được những thanh thép có đường kính tới 40mm;
- Hàn xì: cắt được những thanh thép có đường kính lớn hơn 40mm.
b. Uốn: phải uốn cốt thép theo yêu cầu của thiết kế, của bản vẽ:
- Bằng tay: Dùng bằng càng cua, chỉ uốn được những thanh cốt thép có đường kính tới 25mm;
- Bằng máy uốn: uốn được những thanh cốt thép có đường kính lớn hơn 25mm.
1.3. Nối cốt thép:
Muốn có những thanh cốt thép dài hoặc muốn tận dụng những đoạn cốt thép ngắn thì phải nối chúng.
a. Nối thủ công: buộc nối cốt thép bằng những dây kẽm dẻo và tuân thủ các quy tắc sau:
- Đối với thép trơn:                                     
+ Đặt ở vùng bêtông chịu kép thì hai đầu cốt thép phải uốn cong thành móc và đặt chập lên nhau một đoạn dài 30-45d, dùng dây kẽm quấn quanh chỗ uốn;
+ Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần uốn móc, nhưng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập  nhau phải dài 20-40d.
- Đối với thép gai:                                      
+ Đặt ở vùng bêtông chịu kéo thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải dài từ 30-45d;
+ Đặt ở vùng bêtông chịu nén thì không cần phải uốn móc nhưng cũng phải uốn dây thép quanh chỗ nối, đoạn chập nhau phải từ 20-40d.
cong tac thep 4
b. Nối bằng hàn điện:
b.1. Nối gối đầu;
b.2. Nối ghép chập;
b.3. Nối ghép táp;
b.4. Nối ghép máng.
1.4. Hàn, buộc cốt thép thành lưới, thành khung:
a. Thép móng (Móng đơn):
- Buộc cốt thép thành lưới băng thép kẽm theo yêu cầu thiết kế, chú ý đúng khoảng cách;
- Đặt cốt thép vào vị trí móng, chú ý đến việc định tim móng;
- Dùng cây chống cố định vị trí của thép chờ;
- Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
cong tac thep 5
b. Thép cột dầm:
- Thép cột:                                                 
+ Nối thép dọc vào thép chờ;
+ Lồng thép đai vào;
+ Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ;
+ Dùng dây kẽm cố định tạm khung thép cột.
- Dầm:           
+ Lồng thép đai vào thép chủ;
+ Dịch chuyển cả bộ (thép chủ và thép đai) vào vị trí thiết kế;
+ Dùng dây kẽm buộc thép đai vào thép chủ;
+ Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
c. Thép sàn:
- Đối với thép một lớp:                               
+ Dùng phấn đánh dấu vị trí các thanh thép sàn vào cốp pha sàn;
+ Đặt cốt thép vào vị trí đã đánh dấu;
+ Dùng dây kẽm/máy hàn để buộc/hàn tại những điểm giao nhau của lưới thép;
+ Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.
- Đối với thép hai lớp: ta tiến hành làm lớp thép bên dưới trước, lớp trên sau:
+ Lớp trên:
Dùng lưới đánh dấu vị trí của những cây thép vào cốp pha sàn;
Dùng dây kẽm buộc những thanh thép con cóc vào vị trí thiết kế, vào lớp trên để đỡ lớp thép trên;
Đặt thép đúng vị trí đã đánh dấu;
Dùng dây kẽm buộc những chỗ giao nhau của lưới thép;
Kỹ sư giám sát và cai tiến hành kiểm tra.

Quy trình đổ bê tông bằng bê tông thương phẩm

Bước 1, chuẩn bị
- Chọn nhà cung cấp có uy tín, có thương hiệu (khi có sự cố luôn có giải pháp có xe bê tông bù vào, có xe bơm khác thay thế…) tránh  dẫn đến sai giờ, nhỡ giờ đổ bê tông (liên quan đến ngày giờ đã xem khi đổ và liên quan đến mạch ngừng thi công khi đổ bê tông).
- Khi ký hợp đồng cần ghi rõ số lượng và mác bê tông tươi cần mua, độ sụt yêu cầu.
- Có phương án đổ bê tông tươi cụ thể (dùng bơm cần hay bơm tĩnh), chuẩn bị nhân lực nhận bê tông tươi. Kế hoạch, ngày giờ đổ bê tông được ký phụ lục rõ ràng.
- Chuẩn bị nhân lực trước khi đổ, đấu nối các đầu bơm trước khi xe bê tông đến.
- Kiểm tra chạy thử đầm dùi, đầm bàn.
- Kiểm tra cột chống (độ cứng, các giằng liên kết khóa chuyển vị ngang, khoảng cách giữa các cột chống), kiểm tra độ kín của cốp pha (lưu ý dùng bê tông thương phẩm nên sử dụng cột chống và hệ giáo thép để đảm bảo an toàn).
- Đánh dấu cốt độ cao mốc bê tông sẽ đổ đến (từ  cốp pha sàn cộng chiều dày sàn sẽ đổ) để đảm bảo việc thi công đổ bê tông đủ khối lượng, độ cao cần thiết.

BƯỚC 2: QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG TƯƠI:
- Bê tông tươi được chộn tại trạm trộn với hệ thông cân điện tử đảm bảo chính xác khối lượng và chất lượng các mẻ trộn.
- Xe chở bê tông đến công trình là loại chuyên dụng đảm bảo bê tông không bị phân tầng, mất nước hoặc hao hụt khi vận chuyển.
- Tại công trình bê tông được trút xuống trực tiếp nếu là làm đường, sân, nền hoặc được trung truyển tiếp đến vị trí đổ bằng bơm, cẩu, tời hoặc bằng xe nhỏ, thủ công…
- Lấy mẫu bê tông (lấy trực tiếp từ xe chở bê tông) mang đo độ sụt của bê tông và sử dụng mẫu bê tông này để đổ mẫu thử  trước khi tiến hành đổ bê tông (đổ bê tông vào bơm để bơm lên công trình).
- Bơm bê tông lên cấu kiện bằng bơm tĩnh hoặc bơm cần. Lưu ý cần có phương án trao đổi nhanh, rõ ràng giữa người điều phối đổ bê tông trên mái và người chỉnh  bơm. Lưu ý dàn và chỉnh vòi bơm bê tông liên tục vì nếu đổ chất đống tại 1 vị trí rất dễ xảy ra sập giàn dáo cụ bộ (1m3 bê tông nặng 2,5 tấn, phương án tính toán cột chống khi đổ bê tông không tính tải trọng nhiều đến như vậy).
- Việc đầm giống như bê tông trộn trực tiếp tại công trình.
BƯỚC 3: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG
- Bảo dưỡng bê tông khi đổ bê tông thương phẩm như bê tông đổ thông thường (khi khi bê tông có các phụ gia đặc biệt và có những yêu cầu về quy trình bảo dưỡng đặc biệt tương ứng).

Thiết bị đo kiểm tra độ sụt bê tôngThiết bị đo kiểm tra độ sụt bê tôngĐo kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đúc mẫu đi bảo dưỡng và thí nghiệmĐo kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đúc mẫu đi bảo dưỡng và thí nghiệm


Cách kiểm tra độ sụt bê tông

Trong xây dựng và dân dụng, kiểm tra độ sụt bê tông (hoặc đơn giản kiểm tra độ sụt) là công tác được kiểm tra tại công trường hoặc tại phòng thí nghiệm thường xác định và thước đo độ cứng, độ đặc chắc của mẫu bê tông trước khi đổ bê tông hoặc đúc mẫu bảo dưỡng, mẫu nghiên cứu, thí nghiệm.

VIỆC KIỂM TRA ĐỘ SỤT TẠI CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG:
Kiểm tra độ sụt tại công trường là kiểm tra xem bê tông được cung cấp có độ sụt đúng như cam kết trong hợp đồng (giữa bên bán và bên mua) và đúng với các tài liệu kỹ thuật quy định về bê tông được sử dụng ở công trường (do bên thiết kế, quản lý dự án đưa ra).
Về mặt kỹ thuật: Độ sụt thể hiện sự đồng nều của bê tông và tỷ lệ các thành phần trong hỗn hợp bê tông. Kiểm tra độ sụt tại công trường là bước “kiểm tra nhanh” chất lượng của bê tông được cung cấp.
Việc kiểm tra phải thực hiện trước khi quyết định có cho phép xe bê tông đó (mẻ bê tông đó) có được phép đưa vào sử dụng (đổ  vào các cấu kiện đợi đổ bê tông hay không). Nếu độ sụt không đảm bảo đúng cam kết, Chủ đầu tư nên yêu cầu xe bê tông đó (mẻ bê tông đó) không được đưa vào sử dụng.
Vui lòng xem thêm: Các lưu ý khi đổ Bê tông bằng Bê tông thương phẩm để kiểm tra các thông số khác.

Đo kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đúc mẫu đi bảo dưỡng và thí nghiệm
Đo kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đúc mẫu đi bảo dưỡng và thí nghiệm
Đo kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đúc mẫu đi bảo dưỡng và thí nghiệm
Đo kiểm tra độ sụt bê tông trước khi đúc mẫu đi bảo dưỡng và thí nghiệm
CÁC BƯỚC TIỀN HÀNH KIỂM TRA ĐỘ SỤT VÀ CÁC LƯU Ý KHÁC:
Về mặt bản chất, kiểm tra độ sụt là phương thức kiểm soát chất lượng. Đối với mẻ trộn cụ thể độ sụt phải đảm bảo tính nhất quán. Sự thay đổi chiều cao độ sụt biểu thị sự thay đổi không mong muốn trong tỷ lệ thành phần hỗn hợp bê tông và tỷ lệ thành hỗn hợp sau đó được điều chỉnh để đảm bảo mẻ trộn bê tông tính nhất quan. Tính đồng nhất này đảm bảo nâng cao chất lượng và tính toàn vẹn của kết cấu ninh kết của bê tông.
Khái niệm: “Độ sụt” đơn giản là một thuật ngữ để mô tả độ cứng hỗn hợp bê tông như thế nào, hơn là sử dụng sự mô tả chung chung như “tính ẩm ướt” hay “tính lỏng”. Chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi được được đổ trong nón sụt giảm khác nhau từ một trong những mẫu khác. Mẫu với chiều cao thấp hơn chủ yếu được sử dụng trong xây dựng, với các mẫu có độ sụt cao thường được sử dụng để xây dựng đường vỉa hè.
Mục đích: Mục đích của thử nghiệm là để đo lường sự đồng nhất của bê tông. Nhiều yếu tố được tính đến khi thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của cường độ bê tông, và để đảm bảo rằng một hỗn hợp đồng nhất xi măng đang được sử dụng trong quá trình xây dựng. Các thử nghiệm cũng xác định thêm khả năng “”dễ thi công”" của bê tông, mà cung cấp một quy mô về cách dễ dàng vận chuyển, đầm chặt, và bảo dưỡng bê tông. Các kỹ sư sử dụng kết quả để sau đó làm thay đổi cấp phối bê tông bằng cách điều chỉnh tỷ lệ xi măng-nước hoặc thêm phụ gia hóa dẻo để tăng độ sụt của hỗn hợp bê tông.
Phương pháp thực hiện: Việc kiểm tra độ sụt bê tông chứng tỏ nhiều tiến bộ công nghệ, và một số nước thậm chí thực hiện các thí nghiệm sử dụng máy móc tự động. Tính đơn giản hóa, nhìn chung được chấp nhận phương pháp thực hiện các thí nghiệm như sau:
Thiết bị kiểm tra:
  • Mâm phẳng đủ rộng
  • Bay xoa gạt phẳng hỗn hợp
  • Que thép tròn để đầm
  • Nón sụt  hay nón Abraham)
  • Thước thép Bê tông
  • Bê tông được lấy từ xe chở (hoặc Ximăng, nước, cát & cốt liệu để trộn thủ công).
Thiết bị đo kiểm tra độ sụt bê tông
Thiết bị đo kiểm tra độ sụt bê tông
Các bước tiến hành:
  • Đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm nó với một số nước. Hãy chắc chắn rằng đó là ẩm ướt nhưng không có nước tự do đọng lại. Giữ vững hình nón sụt giảm tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ.
  • Chèn hỗn hợp bê tông vào một phần ba hình nón. Sau đó, đầm chặt mỗi lớp 25 lần bằng cách sử dụng các thanh thép trong một chuyển động tròn, và đảm bảo không để khuấy.
  • Thêm hỗn hợp cụ thể hơn để đánh dấu hai phần ba. Lặp lại 25 lần nén cho một lần nữa. Đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông. Chèn hỗn hợp bê tông sao cho đầy nón sụt có thể đầy hơn, sau đó lặp lại quá trình đầm 25 lần.(Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén, dừng lại, thêm tiếp hỗn hợp và tiếp đầm chặt như trước).
  • Gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt bằng cách sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng. Từ từ tháo bỏ nón sụt bằng nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (5 giây + / – 2 giây), và đảm bảo rằng mẫu bê tông không di chuyển.
  • Đợi cho hỗn hợp bê tông sụt. Sau khi bê tông ổn định, đo sự sụt giảm theo chiều cao bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu, đặt que thép nén trên nón sụt giảm và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.

Đo độ sụt bê tông - Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, đặt nón cân bằng vào mâm
Đo độ sụt bê tông – Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, đặt nón cân bằng vào mâm
Đo độ sụt bê tông - Bước 2: Cho hỗn hợp bê tông vào nón (chia làm 3 lần, 3 lớp dầm đềm)
Đo độ sụt bê tông – Bước 2: Cho hỗn hợp bê tông vào nón (chia làm 3 lần, 3 lớp dầm đềm)
Đo độ sụt bê tông - Bước 3: Rút từ từ nón sắt
Đo độ sụt bê tông – Bước 3: Rút từ từ nón sắt
Đo kiểm tra độ sụt bê tông - Thước đo liền mâm
Bước 4: Đo độ sụt của bê tông sau khu rút nón sắt
Quy chuẩn, tiêu chuẩn về lấy mẫu bê tông
Quy định về lấy mẫu bê tông: Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử TCVN 3105:93 5 – Xác định độ sụt của hỗn hợp bê tông TCVN 3106:93 Theo tiêu chuẩn Việt Nam về thi công và nghiệm thu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hiện hành, TCVN 4453:1995 thì việc lấy mẫu được quy định như sau:
  • Đối với bê tông thương phẩm thì ứng với mỗi mẻ vận chuyển trên xe (khoảng 6÷10 m³) phải lấy một tổ mẫu, tại hiện trường công trình trước khi đổ bê tông vào khuôn;
  • Trường hợp đổ bê tông kết cấu đơn chiếc, khối lượng ít (<20 m³) thì lấy một tổ mẫu;
  • Đối với kết cấu khung và các loại kết cấu mỏng (cột, dầm, bản, vòm…) thì cứ 20 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu;
  • Đối với bê tông móng máy khối lượng khoang đổ (phân khu bê tông) > 50 m³ thì cứ 50 m³ bê tông lấy một tổ (nếu khối lượng bê tông móng máy ít hơn 50 m³ vẫn phải lấy một tổ);
  • Các móng lớn, thì cứ 100 m³ lấy một tổ mẫu, nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho mỗi khối móng;
  • Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ô tô, sân bay,..) thì cứ 200 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu (nhưng nếu khối lượng < 200 m³ thì vẫn phải lấy một tổ).
  • Đối với bê tông khối lớn: Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) ≤ 1000 m³ thì cứ 250 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu Khi khối lượng bê tông đổ trong mỗi khoang đổ (phân khu bê tông) > 1000 m³ thì cứ 500 m³ bê tông phải lấy một tổ mẫu.

Phân loại bê tông cốt thép

bê tông cốt thép là vật liệu xây dựng phức hợp do hai loại vật liệu là bêtông và thép có đặc trưng cơ học khác nhau cùng phối hợp chịu lực với nhau.
- Bêtông là loại vật liệu phức hợp bao gồm xi măng (chất kết dính), cát, sỏi – đá (cốt liệu) kết lại với nhau dưới tác dụng của nước. Cường độ chịu nén của Bê tông cao. Cường độ chịu kéo của bêtông nhỏ hơn cường độ chịu nén rất nhiều (8 – 15 lần).
- Cốt thép là loại vật liệu chịu kéo hoặc chịu nén đều rất tốt. Do đó nếu đặt lượng cốt thép thích hợp vào tiết diện của kết cấu thì khả năng chịu lực của kết cấu tăng lên rất nhiều.
Bêtông và cốt thép cùng làm việc được với nhau là do Bêtông khi đóng rắn lại thì dính chặt với thép cho nên ứng lực có thể truyền từvật liệu này sang vật liệu kia.

Cấu tạo bê tông cốt thép
Cấu tạo bê tông cốt thép
Tùy vào các phân loại theo các tiêu chí và phương pháp khác nhau ta có tên gọi các loại bê tông cốt thép khác nhau:

Phân loại bê tông cốt thép theo phương pháp thi công:

Bê tông cốt thép đổ toàn khối: ghép cốp pha và đổ bêtông tại công trình, điều này đảm bảo tính chất làm việc toàn khối (liên tục) của bêtông, làm cho công trình có cường độ và độ ổn định cao.
Bê tông cốt thép lắp ghép:  Chế tạo từng cấu kiện (móng, cột, dầm, sàn,…) tại nhà máy, sau đó đem lắp ghép vào công trình. Cách thi công này đảm bảo chất lượng bêtông trong từng cấu kiện, thi công nhanh hơn, ít bị ảnh hưởng của thời tiết, nhưng độ cứng toàn khối và độ ổn định của cả công trình thấp
Bê tông cốt thép nửa lắp ghép: có một số cấu kiện được chế tạo tại nhà máy, một số khác đổ tại công trình để đảm bảo độ cứng toàn khối và độ ổn định cho công trình. Thường thì sàn được lắp ghép sau, còn móng, cột, dầm được đổ toàn khối.

Cấu tạo bê tông cốt thép toàn khối  và bê tông cốt thép lắp ghép
Cấu tạo bê tông cốt thép toàn khối và bê tông cốt thép lắp ghép


Phân loại theo trạng thái ứng suất khi chế tạo:

Bêtông cốt thép thường: khi chế tạo, cốt thép ở trạng thái không có ứng suất, ngoài nội ứng suất do co ngót và giãn nở nhiệt của bêtông. Cốt thép chỉ chịu ứng suất khi cấu kiện chịu lực ngoài (kể cả trọng lượng bản thân).

Bêtông cốt thép ứng suất trước: căng trước cốt thép đến ứng suất cho phép (sp), khi buông cốt thép, nó sẽ co lại, tạo ứng suất nén trước trong tiết diện bêtông, nhằm mục đích khử ứng suất kéo trong tiết diện bêtông khi nó chịu lực ngoài hạn chế vết nứt và độ võng.



Cách chọn mácđộ sụt khi dùng bê tông thương phẩm


Lời khuyên này này áp dụng cho nhà ở gia đình, biệt thự, nhà ở kết hợp văn phòng dưới 10 tầng.
Khi các bạn xây nhà (văn phòng), việc lựa chọn mác bê tông do đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra, là kỹ sư thiết kế kế cấu chứ không phải kiến trúc sư. Bởi khi tính toán kết cấu, kỹ sư phải lựa chọn mác bê tông và lấy các giá trị chiu tải của mác đó đưa vào tính toán để đưa ra kích thước của các cấu kiện (bề rộng của dầm, chiều dầy sàn…), số lượng thép và cách bố trí trong mỗi cấu kiến.
Bình thường với công trình dân dụng nhỏ, một công trình chỉ nên sử dụng một loại mác bê tông. Nếu như dùng nhiều mác bê tông khác nhau cho các cấu kiện khác nhau, sự làm việc của kết cấu giữa các điểm giao nhau của các loại bê tông sẽ không đúng với tính toán và dễ xảy ra các vấn đề cục bộ tại vị trí đó.
Bê tông thương phẩm có thể sản xuất với các mác 200, #250, #300, #350, #400, #600, #800…
Với công trình dân dụng nhỏ, mác bê tông sử dụng phổ biến là mác 250 hoặc #300.
Tùy thuộc vào công trình bạn có thể lựa chọn mác bê tông theo hướng dẫn sau để mang lại hiệu quả về mặt kinh tế khi xây dựng:
  • Với nhà < =3 tầng: Sử dụng mác bê tông #200, với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 250.
  • Với nhà 4<= số tầng <= 6 tầng: Sử dụng mác 250, với nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 300.
  • Với nhà 6<= số tầng <=10: Sử dụng mác 300, với các cấu kiện vượt nhịp lớn nên trao đổi với kỹ sư kết cấu để đưa ra phương án thiết kế hợp lý.

Ứng với mỗi hạng mục và cách đổ bê tông (đổ tay, bơm tĩnh hay bơm cần), vị trí thi công hạng mục, thời tiết… thì độ sụt khác nhau. Việc thay đổi độ sụt này là để đảm bảo có thể triển khai thi công được.
Với nhà dân dụng bạn có thể dụng lựa chọn độ sụt là 10 ± 2 (tối đa là 12±2 khi lên cao) khi dùng bơm để đổ bê tông.
Với bê tông móng đổ trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt nên ít hơn: nên là 6 ±2.

 Với các công trình khác tham khảo cách sử dụng mác bê tông khi thiết kế như sau:
- Móng nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng: 300 – 400.
- Nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, bể chứa: 300 – 400.
- Cọc bê tông đúc sẳn, cọc nhồi: 300 trở lên.
- Mố, trụ cầu, dầm cầu, dầm dự ứng lực: 350 trở lên.




Bê tông tươi – Bê tông thương phẩm


Bê tông thương phẩm hay còn gọi là bê tông tươi (cách gọi khác là bê tông trộn sẵn), là sản phẩm (Bê tông) gồm hỗn hợp cát, đá, xi măng, nước và phụ gia định lượng theo cấp phối cho từng cường độ (mác) bê tông khác nhau được trộn sẵn tại các trạm sản xuất bê tông tươi và vận chuyện đến công trình bằng xe cơ giới.

CẤU TẠO HỖN HỢP BÊ TÔNG (định nghĩa kỹ thuật):
Là 1 hỗn hợp bao gồm cốt liệu, chất kết dính và nước, phụ gia (nếu có) được nhào trộn đồng đều, có tính dẻo tính dính nhưng chưa rắn chắc, chưa có cường độ.
- Cốt liệu : là những hạt cát có hình dáng, kích thước, đặc trưng bề mặt, cường độ rất khác nhau. Cốt liệu là đá và cát.
+ Cốt liệu lớn (đá) :  là bộ khung chịu lực của bê tông sau khi hồ bê tông gắn kết lại.
+ Cốt liệu nhỏ (cát): làm tăng độ đặc và giảm khả năng chống co cho bê tông.
- Chất kế dính : được tạo thành từ xi măng tương tác với nước. Chất kết dính bao bọc xung quanh hạt cốt liệu. Nó lấp đầy các lỗ rỗng giữa các hạt cốt liệu, đồng thời làm vai trò là chất bôi trơn tạo đỗ dẻo cho hỗn hợp bê tông tươi. Trong quá trình ngưng kết rắn chắc, hồ chất kết dính làm nhiệm vụ liên kết các hạt cốt liệu với nhau tạo thành 1 khối.
-  Phụ gia: dùng để cải thiện một số tính chất bê tông (xem Các Phụ gia sử dụng trong bê tông)

CÁC KHÁI NIỆM KỸ THUẬT VỀ BÊ TÔNG

- Cường độ bê tông (còn gọi là mác bê tông): Là khả năng chịu lực nén của bê tông trên mỗi cm2.
Để kiểm tra mác bê tông thì bê tông sẽ được đóng thành các khối mẫu hình lập phương 15x15x15cm. Sau khi đủ ngày bê tông sẽ đươch đem đi nén tại các phòng thí nghiệm để kết luận bê tông có đạt chuẩn theo mác thiết kế hay không.
Mác bê tông 7 ngày và mác bê tông 28 ngày: Mác 7 ngày là cường độ bê tông đạt được khi đem nén sau 7 ngày. Mác 28 ngày là cường độ bê tông đạt được khi đem nén sau 28 ngày.
Nếu mẫu được đem đi nén sau khi đúc 28 ngày sẽ là mác 28 ngày. Nhưng hiện này để tiết kiệm thời gian người ta chọn nén mẫu sau 7 ngày, sau đó căn cứ biểu đồ phát triển cường độ bê tông có thể ngoại suy sau 28 ngày bê tông có thể chuẩn đạt mác thiết kế hay không (R7=80%R28).
Khả năng chịu kéo của bê tông: Khả năng chịu kéo của bê tông thường bằng khoảng 1/10 khả năng chịu nén.
Đây là chỉ số phản ánh lực dính kết của Bê tông – Bê tông và Bê tông – Cốt thép.  Nó phụ thuộc nhiều vào độ sạch của cốt liệu thô và chỉ số này thường không được quan tâm đối với bê tông thông thường. Chịu kéo chính trong bê tông cốt thép là Cốt thép.
Cấp phối bê tông: Là tỉ lệ thiết kế thành phần Cát/Đá/Xi/Nước/Phụ gia do các phòng thí nghiệm thực hiện để đảm bảo sản xuất ra bê tông đúng chất lượng yêu cầu với giá thành rẻ nhất. Đối với công trình nhỏ, để giảm chi phí, các trạm sẽ sử dụng thiết kế cấp phối tương tự từ các công trình khác. (Xem Bảng Tra cứu cấp phối bê tông online)
Độ sụt của bê tông tươi: Là chỉ số đo độ linh động ( lưu động) của bê tông. Xác định theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Ký hiệu là SN (cm). (là chỉ số rất quan trong để kiểm tra sơ bộ chất lượng của bê tông ngay lúc đầu khi trước khi đổ bê tông)
Sau khi bê tông được đổ đầy vào một phễu hình côn úp ngược. Sau đó nhấc nhanh phễu lên để bê tông sụt suống. Chênh lệch chiều cao của khối bê tông sau khi sụt so với chiều cao ban đầu gọi là độ sụt. Bê tông có độ sụt càng lớn thì càng dễ thi công, giảm lỗ rỗng trong khối bê tông tuy nhiên lượng ximăng và phụ gia yêu cầu lớn hơn và sẽ có giá thành đắt hơn. (Xem Cách kiểm tra độ đụt của bê tông)
Hệ số hao hụt: Là hệ số tính đế bê tông bị mất đi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, thi công. Chỉ số này hằm đảm bảo bê tông cấp đến công trình đủ theo thiết kế. Hệ số này phụ thuộc vào công nghệ thi công, phương tiện vận chuyển trong đó chủ yếu phụ thuộc độ kín khít và vững trắc của côp pha, độ thấm mất nước của nền, nhiệt độ khi thi công…
Cách đúc mẫu và bảo dưỡng mẫu: Mẫu bê tông phải được đúc bằng khuôn tiêu chuẩn, bảo dưỡng theo đúng quy trình và đảm bảo phản ánh đúng chất lượng của bê tông. Thông thường nhà sản xuất sẽ phải cử chuyên gia thực hiện công việc này khi đổ bê tông tại công trình. (Xem Cách kiểm tra độ đụt của bê tông và quy định đúc mẫu thí nghiệm)

Hàm lượng nước / Xi măng: Là yếu tố quan trọng nhất và quyết định nhiều nhất đến chất lượng và cường độ bê tông. Về nguyên lý, khi thay đổi lượng nước trong hỗn hợp bê tông thì phải thay đổi lượng xi măng trong hỗn hợp đố để đảm bảo cường độ bê tông đã định.
Ngoài ra chất lượng bê tông phụ thuộc vào thiết kế cấp phối, nguyên vật liệu đầu vào và phương pháp trộn. Công tác thử độ sụt, lấy mẫu được thực hiện tại hiện trường, được bảo dưỡng theo qui trình. Mấu được thí nghiệm tại đơn vị trung gian để đảm bảo tính khách quan về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm bê tông.

Sản phẩm bê tông tươi được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ tự động và bán tự động, chất lượng sản phẩm được quản lý theo “Qui trình quản lý chất lượng sản phẩm bê tông thương phẩm” đã được đăng ký và các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn được Nhà nước ban hành.

QUI TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN XUẤT BÊ TÔNG THƯƠNG PHẨM
* Đánh giá lựa chọn nhà cung cấp vật liệu đầu vào
* Lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đầu vào
* Thiết kế cấp phối , trộn thử & kiểm tra kết quả
* Trộn bê tông và giao sản phẩm cho khách hàng
* Lấy mẫu , bảo dưỡng, nén mẫu
* An toàn lao động & môi trường
* Kiểm tra, bảo dưỡng & hiệu chỉnh thiết bị

Trước đây, bê tông tươi chủ yếu sử dụng cho các công trình cao tầng do nhiều ưu điềm đáp ứng được như: tiết kiệm thời gian, an toàn, chất lượng đồng đều và khả năng cung cấp cùng lúc số lượng lớn, không cần tập kết vật tư. Hiện nay, nhà dân dụng cũng bắt đầu làm quen với sản phẩm bê tông tươi chính bởi những ưu điểm đó.


Tham khảo thêm: Quy định về sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trong xây dựng công trình tại Hà Nội.


Công tác thi công, bảo dưỡng bê tông và những điều cần lưu ý


Bê tông là một loại đá nhân tạo, được hình thành bởi việc trộn các thành phần: Cốt liệu thô, cốt liệu mịn, chất kết dính… theo một tỷ lệ nhất định, tùy theo từng loại hình và yêu cầu của công trình mà có những loại bê tông riêng. Về cơ bản, bê tông chịu lực nén khá tốt, khi kết hợp bê tông với thép ta được một vật liệu xây dựng gọi là bê tông cốt thép – tạo ra các cấu kiện làm kết cấu chịu lực của công trình, được sử dụng rộng rãi trong xây dựng hiện nay. Đối với các công trình nhà ở dân dụng, công tác thi công và bảo dưỡng bê tông cần lưu ý những vấn đề sau để đạt hiệu quả cao tối ưu khi sử dụng bê tông:
► Công tác đổ bê tông dầm, sàn, cầu thang:
Trước khi đổ bê tông, dùng máy nén khí hoặc nước tưới làm sạch bề mặt coffa, coffa sàn phải kín khít hoặc trải bạt để tránh mất nước khi đổ bê tông. Chuẩn bị đầy đủ nguồn điện dự phòng, đầm dùi và vải bố để phù, và vải bạt, nylon để che. Khi trời nắng và khô cần tiến hành bảo dưỡng bê tông ngay sau khi bề mặt bê tông se lại để tránh rạn nứt. Nếu trời quá nắng dùng vải bố tẩm nước hoặc nylon phủ lên trên bề mặt để tránh hiện tượng bốc hơi nước quá nhanh gây rạn nứt. Nếu gặp mưa, tạm dừng để che phủ toàn bộ phần đã đổ
1366947768-blog-thiet-thach-01
► Công tác bảo dưỡng bê tông:
Bê tông được giữ ẩm trong suốt thời gian bảo dưỡng, chống va động để quá trình đóng rắn được đảm bảo.
- Đối với bê tông móng và các phần ngầm cần được tưới nước thường xuyên cho đến khi lấp đất. Sau khi lấp đất cần một lượng nước vừa đủ để bảo dưỡng tiếp.
- Công tác bảo dưỡng bê tông được tiến hành liên tục trong 03 ngày kể từ ngày đổ, với các cấu kiện đúc sẵn thì thời gian này là 02 ngày.
- Bê tông dầm sàn phải được tưới nước thường xuyên trong quá trình bảo dưỡng.
- Các tải trọng nặng như máy móc thi công không được đặt lên bê tông trong thời gian bảo dưỡng, cần có rào cản hoặc biển báo để ngăn cản các tải trọng chất lên phần bê tông mới đổ.
- Các khối bê tông lớn (có trong những công trình quy mô lớn) có biện pháp tản nhiệt trong khối bê tông trong quá trình ninh kết sinh ra như dùng ống thông hơi…

Định mức cấp phối vật liệu trong bê tông và kỹ thuật đổ bê tông


Với nhà ở dân dụng, mác bê tông thường được sử dụng là #200 và #250. Trong đó, mác #250 được dùng để đổ bê tông móng, cột còn mác #200 là đủ để đổ lanh tô, sàn và mái (Có điều kiện nên dùng 1 loại mác bê tông cho một công trình)
Nếu là bê tông thương phẩm, công việc rất nhàn. Khách hàng ký hợp đồng với nhà cung cấp là bê tông mác bao nhiêu, họ có trách nhiệm trộn đúng như vậy. Các nhà cung cấp bê tông thương phẩm đa phần làm ăn uy tín, mác bê tông rất chuẩn. (chi tiết hơn tại chuyên mục “Bê tông thương phẩm
Nếu là bê tông trộn máy nhỏ truyền thống (máy trộn nhỏ, đổ bê tông thủ công), độc giả cần nắm được định mức vật liệu để có cơ sở giám sát thợ thi công, đảm bảo đủ định mức. Cụ thể như sau:
Với mác bê tông #250, 1m3 bê tông cần:
- 415,125 kg xi măng PC30
- 0.455 m3 cát vàng
- 0.887 m3 đá
- 185 lít nước sạch
Với mác bê tông #200, 1m3 bê tông cần:
- 350,55 kg xi măng PC30
- 0.481 m3 cát vàng
- 0.9 m3 đá
- 185 lít nước sạch
Thực tế, với máy trộn mini thì thợ xây hay dùng xô hoặc thùng sơn để đong xi măng, cát, đá.
01ky thuat tron, do be tong
Ảnh 01: Máy trộn bê tông cưỡng bức bằng vít trộn quay ngang.
Tuy nhiên, để chính xác, độc giả nên yêu cầu thợ sử dụng thùng sơn loại 18 lít. Khi đó, định mức vật liệu sẽ như sau:
Đối với mác #250: nửa bao xi măng PC30 cần 1,5 thùng cát vàng; 3 thùng đá và 0,65 thùng nước sạch.
Đối với mác #200: nửa bao xi măng PC30 cần 1,9 thùng cát vàng; 3,6 thùng đá và 0,75 thùng nước sạch.
Về kỹ thuật đổ bê tông, cơ bản chỉ cần tuân theo nguyên tắc:
- Đảm bảo tính liên tục khi tiến hành đổ bê tông, tránh dừng giữa chừng quá lâu sẽ khiến tính liền khối của hạng mục công trình kém, dễ gây nứt gãy, thấm dột. Cụ thể, đối với bê tông thương phẩm thì thời gian chờ cũng không nên quá 15 phút, còn với bê tông trộn máy nhỏ thì không quá 10 phút. Nếu đổ bê tông trong điều kiện thời tiết nắng gắt, thời gian này càng bị rút ngắn hơn. Nếu buộc phải dừng, độc giả có thể yêu cầu thợ tiếp nước cho bê tông, nhưng cũng không thể quá nhiều sẽ khiến mác bê tông sụt giảm.
- Đầm kỹ. Công tác này rất quan trọng, việc đầm kỹ giúp bê tông ăn đầy vào các khoang dầm, sàn .. để đảm bảo cấu tạo của các hạng mục theo đúng thiết kế. Bên cạnh đó, việc đầm kỹ sẽ loại bỏ được hiện tượng bọt trong bê tông giúp hạng mục đạt chịu được sức nén cao nhất.
Phạm Thị Hợi sưu tầm tổng hợp

No comments:

Post a Comment