2013-12-19

Kinh nghiệm trong thi công


Phương pháp cách âm, tiêu âm trong phòng karaoke

Yêu cầu kỹ thuật để làm cách âm, tiêu âm cho phòng Karaoke:
cach am 1
1. Phòng cách âm phải chắn được âm thanh từ bên ngoài vào.
2. Phòng cách âm cũng phải hút các âm thanh từ người ca sỹ hát ra và không cho nó bật trở lại mà sẽ được cho ra ngoài (bằng cách ngấm dần).
Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách:
1. Bạn cần thuê một đội ngũ làm cách âm rỗng khoảng 5 cm->10 cm trong cái rỗng đó thì các bạn nhét bông thủy tinh ( thêm lớp xốp dày 5cm – cách âm cho chắc nữa) vào để tránh khi hát không bị hít các bột thủy tinh vào thì chúng ta có thể bọc ở ngoài cái là lớp ly lông để ngăn bột thủy tinh đó và ở ngoài là lớp thạch cao roài.
cach am 2
2. Đối với sàn chúng ta vẫn phải mua thêm cái thảm cách âm và hút âm.
3. Trên mái chúng ta cũng làm giống như các bức tường nhưng cái đó chúng ta lên làm lỗ chỗ các lỗ nhỏ ở trên đó.
cach am 3
Lưu ý:
- Phòng kính dội âm, Bởi vậy bạn không nên dùng phòng kính kinh doanh Karaoke.
- Các bức tường trong phòng không nên làm phẳng, bởi vì âm thanh đập vào tường này sẽ dội ngay lại.
- Phòng thu âm phải có vật liệu chống phản âm (cách đơn giản nhất cho phòng thu dân dụng là dùng thật nhiều màn vải dầy bao bọc 4 phía), chống rung mặt đất và chống tiếng ồn.
- Hệ thống quạt thông gió ( nên có) phải xử lý thật khéo để sao ‘ vừa mát, vừa không hỏng hết cả cách âm  nhất là vào mùa hè.

4. Chất liệu cách âm và tiêu âm bao gồm từ 3 đến 8 lớp cách âm tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng như: Khung xương, cao su non, xốp cách âm cách nhiệt, bông thuỷ tinh, bông khoáng, giấy bạc, túi khí,  thạch cao, sơn sần.
Chúc các bạn có một phòng cách âm và tiêu âm như ý.

Dịch vụ thiết kế – thi công nội thất Karaoke, nhà hàng

Nội  thất quán karaoke, nhà hàng có những đòi hỏi rất khắt khe về cả gu thẩm mỹ độc đáo, khác biệt lẫn những tiêu chuẩn kỹ thuật rất cao đặc biệt là tiêu chuẩn cách âm & tiêu âm. Chính vì thế chủ đầu tư cần phải được tư vấn rất kỹ càng bởi nhà thiết kế,chuyên viên kỹ thuật có kinh nghiệm và chuyên môn. Đến với Wedo chúng tôi sẽ mang đến cho bạn được giải pháp trọn vẹn nhất từ thiết kế, lập dự toán, thi công và các trang thiết bị cần thiết cho quán karaoke,nhà hàng…
Dưới đây là một số phong cách kiến trúc karaoke, nhà hàng theo trường phái ấn tượng đặc trưng và mới lạ trong thiết kế & thi công vật liệu mà chúng tôi đang triển khai :
ai-cap-huyen-bi-2
phuong-dong-huyen-bi-1
noi-that-cafe-4
thiet_ke_nha_hang_6

Lưu ý trước khi làm “thượng đế” của kiến trúc sư

Từ xa xưa, các cụ đã khái quát ba việc lớn của đời người: “Xây nhà, lấy vợ, tậu trâu”…Ngày nay, tạo dựng một căn nhà tuy có đặc điểm khác nhưng nó vẫn là việc trọng đại. Quá trình tạo dựng một ngôi nhà khó có thể gọi là mỹ mãn nếu không có sự tham dự của người kiến trúc sư (KTS). Mối quan hệ giữa chủ nhà (người sẽ ở trong căn nhà không phải do mình sáng tạo nên) và KTS (người sáng tạo nên ngôi nhà không phải cho mình) đặc biệt quan trọng đối với việc hình thành của ngôi nhà.

Người có tiền có thể ra cửa hàng để mua một món đồ một cách đơn giản, không phải tốn quá nhiều công sức và trí tưởng tượng để hình dung cái mình muốn. Một chiếc xe hơi có thể tìm thấy chủ nhân của nó nếu nó đủ đẹp, đủ sức hấp dẫn trước mặt người mua với tiện nghi và hình ảnh của chính mình.
Nhưng ngôi nhà không đơn giản như thế. Cho dù phải thuyết phục đến khản cả cổ thì người KTS cũng không thể truyền cái sự rung động của mình trong thiết kế nếu như ông ta không gặp may khi phải đối diện một vị khách hàng không quen tưởng tượng. Và ông KTS cũng lại càng không gặp may nếu như vị khách đi đến văn phòng với “một phái đoàn” gồm vợ, con để cùng bàn luận chuyện xây nhà. Có khi họ tranh nhau nói, giành nhau trình bày cái mình thích ngay trước mặt nhà thiết kế. Và chuyện cãi nhau và giận hờn nhau ngay tại văn phòng KTS cũng là chuyện có thể xảy ra và chính người KTS lại trở thành nhà hòa giải với hậu quả “quá mất thời gian”.
Trong chuyện xây nhà, cái khó nhất của người chủ nhà là làm sao có thể “chốt” được cái ý muốn của mình, đồng thời ngay lập tức phải hiểu được rằng mình sẽ bỏ ra bao nhiêu tiền cho việc xây cất này.

Ai cũng hiểu vậy nhưng mấy ai biết “lần” ra từ chỗ nào trước?

Đối với người KTS, cái khó nhất ở giai đoạn này là làm sao có thể hiểu được khách hàng của mình thực sự cần cái gì là chính. Cũng như một người bệnh đến với bác sĩ, đối với họ, chỉ có căn bệnh của mình là quan trọng. Còn đối với người KTS thì cũng giống như bác sĩ, ngày nào cũng thấy bệnh, mọi bệnh đều có thuốc trị, đâu có gì mà phải lo. Đây chính là điều không tốt. Người đặt hàng thì quá lo lắng, còn người thiết kế thì thấy bình thường.

Trên thực tế mọi chuyện đều bình thường nhưng cũng đáng để lo lắng

Sự thành công sẽ nằm ở chỗ hai bên sẽ có cùng một cái hiểu về những điểm chính của ngôi nhà để cùng quan tâm cái đáng quan tâm. Ở các dự án lớn, người ta không cần phải bàn nhiều vì đã có những quy định, và tất cả mọi người tham gia đều biết cách làm. Nhưng ở một ngôi nhà, chủ nhân là một nhà “đầu tư không chuyên nghiệp” (tạm gọi là như thế) thì có bao nhiêu câu hỏi sẽ được đặt ra trước khi đi gặp người KTS thiết kế cho ta?

Có thật sự cần một Kiến trúc sư?

Đối với những người chưa từng xây nhà, có lẽ KTS sẽ là cứu cánh. Tuy nhiên thực tế chưa chắc, bởi vì “cứu” tới lúc nào đó bỗng nhiên sao thấy ông KTS nhiều “cánh” quá, thôi mình tự… cứu cho nhanh: giải quyết thẳng với ông thầu hoặc ông cai tại chỗ, nhanh hơn nhiều. Đó là điều sai và như thế thì chả khác nào KTS là cái bánh… thứ 5 của chiếc xe hơi.
Nhưng đối với người đã từng xây nhiều nhà rồi, thì KTS sẽ dễ trở thành “thợ vẽ” dùm cho ý đồ của chủ nhà. Đôi khi KTS bị… tước cả quyền chọn lựa vật liệu cho ngôi nhà. Điều này không quá khó hiểu vì đôi khi chủ nhà lại sợ KTS bày vẽ tốn kém, nhưng thật ra cũng sai nốt. Bởi vì KTS được đào tạo để bỏ bớt những sự dư thừa trong thẩm mỹ nhằm đi tìm sự hài hoà trong những vật liệu khác nhau.

Đồng tiền có ý nghĩa

Ngôi nhà nói lên sự khôn ngoan trong việc sử dụng đồng tiền của chủ nhân. Cả người KTS lẫn chủ nhà đều nên cùng hiểu cấp độ đầu tư phù hợp cho ngôi nhà. Mỗi phòng ngủ đều có một nhà vệ sinh riêng chưa chắc đã là ý tưởng khôn ngoan cho một căn hộ với chủ nhân có nhiều “công chúa và hoàng tử nhí”: làm sao chăm sóc vệ sinh? Trang trí ngôi nhà như một khách sạn 5 sao với quá nhiều đá marble đắt tiền từ trong ra ngoài sẽ làm ngôi nhà trở nên không thân thiện.
Cái mình cần và cái mình thích phải có sự phân biệt rõ ràng
Một phòng sauna trong nhà? Ôi, thật là thích, nhưng có thực mọi người cần? Một phòng sinh hoạt có bàn bida trong căn hộ thật là mời mọc, nhưng ông chủ thường xuyên không có cơ hội sử dụng nó. Một cái bếp lớn và tuyệt đẹp… chỉ dành cho những bữa cơm trưa ăn vội.

Nêu nhu cầu, đừng đưa giải pháp

Thường trong lúc trao đổi, đặt hàng với KTS, chủ nhà thường đưa luôn giải pháp của mình cho người thiết kế, khiến cho đối tượng lúng túng không biết phải ứng xử ra sao. Một cái mặt bằng đã được soạn sẵn, chìa ra cho KTS đã vô hình trung biến người thiết kế trở thành… “con tin” của đơn đặt hàng. Nhưng thực ra KTS cũng cần một số gợi ý mang tính cởi mở để cả hai cùng hình dung một xu hướng. KTS cũng rất cần sự nung sáng cảm hứng nghề nghiệp thể hiện bằng sự tin tưởng của chủ nhà vào mình.

Bao nhiêu tiền một mét vuông?

Theo tôi, hãy quên đi cái cách định giá kiểu này. Đây là cách để làm an lòng nhau theo kiểu thầy bói. Nhà có đóng cọc, ba tấm, mái ngói khác nhà mái ngói, ba tấm, không đóng cọc. Bao nhiêu tiền một mét vuông? Cửa nhôm, cửa gỗ, gạch ceramic hay gạch thạch anh, hai phòng vệ sinh, ba phòng vệ sinh? Bao nhiêu tiền một mét vuông? Và cứ thế hàng chục thông số khác nhau làm sao đi đến kết luận?
Một cái dự toán sau khi có thiết kế sẽ giải quyết hết mọi vấn đề nêu trên. Vì vậy, hãy quan tâm đến việc cùng KTS xây dựng một dự toán chi tiết sau khi thiết kế xong. Sau đó sẽ cân đối lại mức đầu tư trong vật liệu và thiết bị.

Hãy tỉnh táo với cái “sướng” của KTS

Nhàm chán với những giải pháp lặp đi lặp lại, thường các KTS có xu hướng sáng tạo (hay nói cách khác là “vặn vẹo”) thêm trong thiết kế của mình, đôi khi không thực tế lắm. Đó là cái đáng yêu của nghề nghiệp nhưng cũng là cái đáng cảnh giác. Thật khó khăn để đánh giá nên hay không nên nghe theo KTS. Chỉ có một điều, theo tôi, là hãy tuân thủ nguyên tắc: “công” rồi mới đến “dung”. Nghĩa là phải sử dụng tốt đã mới đến thẩm mỹ.

Phải tuân thủ nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong nội bộ gia đình

Ở một số trường hợp ông chồng là người “quan trọng” nhưng bà vợ lại “quyết định” và những đứa con là “những nhân tố chính”. Đó là những bi kịch cho cái gọi là “chủ đầu tư không chuyên nghiệp”. Không thể có quá nhiều người có ý kiến thay đổi chỉnh sửa trong bàn bạc về việc thông qua thiết kế ngôi nhà. Chỉ nên có một người đại diện duy nhất để nói chuyện với KTS. Đó là cách tiết kiệm thời gian và công sức cả hai bên nhất.

Nên chọn người thiết kế hơn là chọn giải pháp thiết kế mình thích

Có nhiều người thường đi tham khảo “mẫu này mẫu kia” ở nhiều văn phòng KTS khác nhau để đi đến quyết định chọn ai làm cho mình. Thực tế là gặp một KTS phù hợp ta sẽ có nhiều giải pháp phù hợp để chọn lựa. Còn mẫu phù hợp chưa chắc đã được xử lý chi tiết bằng chính bàn tay của người thiết kế phù hợp.

Phải biết sản phẩm mua về gồm có cái gì?

Không hẳn là người thiết kế thiếu lương tâm, nhưng xu hướng giản lược các đòi hỏi của một hồ sơ có thể giúp rút ngắn thời gian, nhất là đối với công trình là nhà dân. Hãy yêu cầu người thiết kế nêu kế hoạch hồ sơ trước khi ký kết hợp đồng là điều nên làm. Điều này sẽ có lợi cho cả hai bên. Hồ sơ làm kỹ, nhiều chi tiết sẽ giảm được thời gian xử lý tại hiện trường của KTS và chủ nhân.
Trên đây là 10 việc cần quan tâm trước khi đặt hàng thiết kế một ngôi nhà. Viết ra những yêu cầu, những điều mình kỳ vọng là một cách làm khôn ngoan. Khoan vội tìm giải pháp, và dành thời gian tìm hiểu xem ai là người có thể giúp ta đi hết quá trình xây cất ngôi nhà. Khi tìm được người tư vấn rồi thì hãy nghĩ đến vai trò “thượng đế” của mình.
Làm “thượng đế” xem ra không dễ chút nào!

Xử lý nền đất yếu khi ép cọc bê tông

1. Phương pháp thay nền. Đây là một phương pháp ít được sử dụng, để khắc phục vướng mắc do đất yếu, nhà xây dựng thay một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu trong phạm vi chịu lực công trình bằng nền đất mới có tính bền cơ học cao, như làm gối cát, đệm cát. Phương pháp này đòi hỏi kinh tế và thời gian thi công lâu dài, áp dụng được với mọi điều kiện địa chất. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp cơ học bằng phương pháp nén thêm đất khô với điều kiện địa chất đất mùn xốp.
2. Các phương pháp cơ học. Là một trong những nhóm phương pháp phổ biến nhất, bao gồm các phương pháp làm chặt bằng sử dụng tải trọng tĩnh(phương pháp nén trước), sử dụng tải trọng động(đầm chấn động), sử dụng các cọc không thấm, sử dụng lưới nền cơ học và sử dụng thuốc nổ sâu , phương pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc xi măng đất, cọc vôi…), phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát…để gia cố nền bằng các tác nhân cơ học.
Sử dụng tải trọng động khá phổ biến với điều kiện địa chất đất cát hoặc đất sỏi như dùng máy đầm rung, đầm lăn. Cọc không thấm như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc gỗ chắc thường được áp dụng với các công trình dân dụng. Sử dụng hệ thống lưới nền cơ học chủ yếu áp dụng để gia cố đất trong các công trình xây mới như đường bộ và đường sắt. Sử dụng thuốc nổ sâu tuy đem lại hiệu quả cao trong thời gian ngắn, nhưng không thích hợp với đất sét và đòi hỏi tính chuyên nghiệp của nhà xây dựng.
xu-ly-nen-dat-yeu-khi-ep-coc-be-tong
3. Phương pháp vật lý: Gồm các phương pháp hạ mực nước ngầm, phương pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm…
4. Phương pháp nhiệt học. Là một phương pháp độc đáo có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác trong điều kiện tự nhiên cho phép. Sử dụng khí nóng trên 800o để làm biến đổi đặc tính lí hóa của nền đất yếu. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho điều kiện địa chất đất sét hoặc đất cát mịn. Phương pháp đòi hỏi một lượng năng lượng không nhỏ, nhưng kết quả nhanh và tương đối khả quan.
5. Các phương pháp hóa học. Là một trong các nhóm phương pháp được chú ý trong vòng 40 năm trở lại đây. Sử dụng hóa chất để tăng cường liên kết trong đất như xi măng, thủy tinh, phương pháp Silicat hóa… hoặc một số hóa chất đặc biệt phục vụ mục đích điện hóa. Phương pháp xi măng hóa và sử dụng cọc xi măng đất tương đối tiện lợi và phổ biến. Trong vòng chưa tới 20 năm trở lại đây đã có những nghiên cứu tích cực về việc thêm cốt cho cọc xi măng đất. Sử dụng thủy tinh ít phổ biến hơn do độ bền của phương pháp không thực sự khả quan, còn điện hóa rất ít dùng do đòi hỏi tương đối về công nghệ.
6. Phương pháp sinh học. Là một phương pháp mới sử dụng hoạt động của vi sinh vật để làm thay đổi đặc tính của đất yếu, rút bớt nước úng trong vùng địa chất công trình. Đây là một phương pháp ít được sự quan tâm, do thời gian thi công tương đối dài, nhưng lại được khá nhiều ủng hộ về phương diện kinh tế.
7. Các phương pháp thủy lực. Đây là nhóm phương pháp lớn như là sử dụng cọc thấm, lưới thấm, sử dụng vật liệu composite thấm, bấc thấm, sử dụng bơm chân không, sử dụng điện thẩm. Các phương pháp phân làm hai nhóm chính, nhóm một chủ yếu mang mục đích làm khô đất, nhóm này thường đòi hỏi một lượng tương đối thời gian và còn khiêm tốn về tính kinh tế. Nhóm hai ngoài mục đích trên còn muốn mượn lực nén thủy lực để gia cố đất, nhóm này đòi hỏi cao về công nghệ, thời gian thi công giảm đi và tính kinh tế được cải thiện đáng kể.
8. Ngoài ra còn có các phương pháp mới được nghiên cứu như rung hỗn hợp, đâm xuyên, bơm cát…


Thi công ép cọc bê tông

Là đơn vị uy tín trong thị trường xây dựng đặc biệt là chuyên về ép cọc bê tông và sản xuất cọc bê tông. Hiện nay chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ ép cọc bê tông cho quý khách hàng, chủ đầu tư, doanh nghiệp như:
+ Ép cọc bê tông công trình dân dụng
+ Ép cọc bê tông công trình xây dựng công nghiệp
+ Máy thi công ép cọc: máy ép thủy lực có tải trọng từ 60-150 tấn. Tải bằng sắt và bằng bê tông
+ Cọc bê tông 250×250: 4 thép phi 16, đai phi 6, bảng mã dày 5 ly, móc bê tông M=250,Cọc đúc sẵn và đúc theo thiết kế.
Ép cọc bê tông với các loại mác cọc như: (200×200; 250×250; 300×300; 350×350) bằng máy ép thủy lực, công nghệ mới, hiệu quả cao, chất lượng tốt. Tải trọng 40 Tấn, 60 tấn, 90 tấn, 120 tấn, 150 tấn
- Nhận thi công ép cọc bê tông cốt thép với các máy móc chuyên dùng (Từ ép thí nghiệm cho đến ép đại trà và hoàn thiện công trình).
- Nhận Đúc & ép cọc bê tông cho nhu cầu dân dụng (Nhà dân) & các công trình xây dựng công nghiệp.
ep coc be tong 2

ep coc be tong 3

Với tiêu chí: “Uy tín – Chất lượng đảm bảo – gia thành hợp lý”, cùng đội ngũ công nhân lành nghề, chuyên nghiệp, tay nghề cao, được đào tạo bài bản chính quy & dày dạn kinh nghiệm, thao tác máy móc nhanh nhẹn, đã thi công rất nhiều các công trình xây dựng lớn nhỏ. Chúng tôi sẽ đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ & chất lượng đề ra của Quý khách. Do vậy đến với dịch vụ Đúc & Ép cọc Bê tông của chúng tôi đó là sự lựa chọn đáng tin cậy cho các chủ đầu tư, quý công ty.

Những bí quyết chống thấm nhà ở – Phần 1


Về lý thuyết, trong một ngôi nhà, hầu như chỗ nào cũng có thể bị thấm vì tác động của môi trường. Một chút nước đọng trên mái, mối nối của đinh vít lợp mái tôn, khe nút giữa khuôn cửa và tường… Khi đã có một lỗ nhỏ rò rỉ, thì chống thấm bắt đầu là một “hành trình gian nan”.
Nhà bị thấm sàn và tường - Cách chống thấm
Nhà bị thấm sàn và tường – Cách chống thấm
Đánh dấu và theo dõi diễn biến vết nứt bê tông theo thời gian
Đánh dấu và theo dõi diễn biến vết nứt bê tông theo thời gian
Cách chống thấm thoát mái nhà
Cách chống thấm thoát mái nhà
Phân tích và Cách chống thấm bể ngầm
Phân tích và Cách chống thấm bể ngầm
Đa số vật liệu xây dựng và hoàn thiện (bê tông, gạch ốp lát, ngói…) đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt và những khe nứt do chịu tác động của môi trường và quá trình thi công, sử dụng. Từ những “lỗ kim” ấy, dưới sự thay đổi của thời tiết sẽ có thể là khởi đầu của tình trạng thấm dột sau này. Vì vậy, cần lưu ý thêm một vài quan niệm trong sử dụng và thiết kế từ lúc định hình ý tưởng cơ bản của ngôi nhà.

- Các bề mặt tường tiếp xúc với hướng khí hậu khắc nghiệt nên dùng biện pháp che chắn, giảm bức xạ như tạo mảng cây xanh leo có kết hợp vòi phun nước giúp cho bề mặt tường không bị co ngót đột ngột do thay đổi nhiệt độ.
- Cần lưu ý mái bằng thực chất là một mái dốc có độ dốc nhỏ chứ không phẳng ngang như… mặt bàn. Do đó phải tính toán phân thủy hợp lý với các khoảng đánh dốc không quá dài, bố trí nhiều rãnh và lỗ thu nước. Hạn chế các chướng ngại vật làm cản hướng thoát nước trên mái như cột trang trí, bồn hoa… Nhiều “khổ chủ” đã đúc kết rằng nếu đã làm mái bằng thì phải thường xuyên sử dụng mái bằng ấy, ví dụ như làm chỗ tập thể dục, trồng cây cảnh… Nếu không, thà lợp mái ngói hoặc tôn lên trên mái bằng còn hơn để trống, vừa đỡ phải chống thấm, vừa có thể chống nóng, giảm bụi.
- Trong xử lý chống thấm, có khoảng 50% liên quan đến đường ống cấp thoát nước. Chất lượng ống, quy cách thi công, xử lý mối nối… đều có thể sai sót gây thấm khó lường. Thậm chí, đường ống thoát nước ngưng tụ của máy lạnh dù chỉ là một đoạn ống D21 nhỏ xíu mà không tính toán từ đầu cũng gây thấm tường hoặc sàn rất khó chịu.

Phân tích nguyên nhân thấm
Phân tích nguyên nhân thấm
Cách ngâm nước xi măng chống thấm và kiểm tra chống thấm
Cách ngâm nước xi măng chống thấm và kiểm tra chống thấm
Hãy quan sát ngôi nhà truyền thống của cha ông thuở trước với bộ mái dốc đưa ra xa so với mặt nhà nên hầu như không phải chống thấm (chỉ chống dột khi vật liệu lợp mái như lá hoặc ngói bị hư mục cục bộ chỗ nào đó). Nhiều nhà biệt thự hiện nay ưa dùng là cách không làm seno chạy quanh mái nữa mà bố trí mái ngói thoát nước trực tiếp xa xung quanh sân vườn kiểu “giọt tranh hàng hiên” truyền thống. Tất nhiên, cách thoát nước này phải tính toán để không đưa nước sang nhà bên cạnh hoặc nước tạt theo gió vào nhà.


Sự cố trong quá trình thi công


1. Sự cố sập đổ bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình.
2. Sự cố sai lệch vị trí về móng, về hướng, về kết cấu hoặc chi tiết đặt sẵn.
3. Sự cố công trình móng: Bao gồm chất lượng bê tông móng (rỗ, cường độ thấp hơn thiết kế). Sự cố liên quan đến gia cố bằng cọc (cọc bằng gỗ, cọc tre, bê tông, thép…) hoặc lún,  lún lệch…
1
4. Sự cố khả năng chịu tải của kết cấu: do nguyên nhân bên trong của kết cấu (do tính toán thiếu, do thi công đặt thiếu thép, mối nối không đúng…) hoặc do sử dụng vượt tải (đọng nước trên mái, xe quá tải qua cầu, được sử dụng đúng công năng, đục phá sửa chữa làm thay đổi kết cấu…).
5. Sự cố nứt: Bao gồm nứt khối xây, khối bê tông, nứt thềm đập đất… vết rạn vật liệu xây dựng khác như thép, gỗ.
6. Sự cố do ảnh hưởng đến thi công công trình liền kề (gây sụp đổ, lún, nứt… công trình bên cạnh do thi công công trình chính gây nên).
7. Sự cố liên quan đến biện pháp thi công (sụp đổ trong quá trình đổ bê tông do chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ gây sụp đổ, đổ cẩu làm hư hỏng công trình…)
8. Sự cố liên quan đến thương vong của con người (điện giật, ngã cao, đổ tường, sạt lở, đổ cẩu…)
2
9. Sự cố về công năng: Thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quy trình công nghệ không đạt yêu cầu, thẩm mỹ phản cảm phải sửa chữa thay thế để đảm bảo công năng sử dụng như yêu cầu thiết kế. Sự không phù hợp với yêu cầu sử dụng. Cần phải bổ sung, sửa đổi nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả sử dụng.
10. Ngoài ra nên có loại sự cố khác có tính đặc thù không xếp vào các loại trên (như sự cố thi công giếng chìm, sự cố các công trình trên biển, sự cố bất khả kháng khác như lốc xoáy, lũ lụt bão vượt giới hạn…).
Biện pháp:
Áp dụng phương pháp tiền kiểm:  cấp chứng chỉ hành nghề cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng. Bổ sung quy định phương thức điều tra sự cố đối với từng loại sự cố
Về quản lý kỹ thuật: Bổ sung các quy định bắt buộc về phương pháp kiểm tra cũng như khuyến khích áp dụng các thiết bị kiểm tra tiên tiến nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình
Về đào tạo và tuyên truyền:  Tổng kết và phân loại sự cố để biên soạn thành giáo trình giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, và đào tạo công nhân, chương trình bồi dưỡng nâng cao

Những lỗi khi tự sơn nhà


Bạn có thể gặp phải một vài trục trặc trong quá trình sơn nhà. Đôi khi chúng xảy ra cùng lúc và có thể gây phiền toái. Biết cách để giải quyết các vần đề phát sinh này sẽ giúp bạn cảm thấy sơn nhà là một việc dễ thực hiện hơn.

1. Sơn bị chảy

Sơn võng xuống hay chảy sau khi sơn xong. Nguyên nhân của việc này là bột tạo màu sơn bị lắng xuống đáy thùng hay tách biệt khỏi lớp sơn do không khuấy kỹ trước khi sử dụng, sơn để quá lâu hết hạn bảo quản, sơn bị để dưới nhiệt độ quá cao hay lỗi do pha loãng.
Giải pháp: Tránh để sơn ở khu vực quá nóng trong thời gian dài, lưu trữ theo đúng như sự yêu cầu của nhà sản xuất, pha loãng với tỷ lệ dung môi phù hợp.

2. Màng sơn bị nhăn

Bề mặt sơn nhấp nhô gợn sóng. Nguyên nhân là do sơn quá dày, sơn trên bề mặt khi nhiệt độ quá cao, sơn lớp sau cùng khi các lớp trong chưa hoàn toàn khô hẳn.
Giải pháp: Tránh sơn quá nhiều sơn, đợi lớp sơn bên trong khô hẳn mới bắt sơn lớp ngoài, sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn một lớp dày.

3. Phai màu sơn

Sau khi sơn, sơn có biểu hiện bị phai hay mất màu. Nguyên nhân là do các phân tử bên trong tường phản ứng với sơn khi khô, do bị thấm nước hay do các chất gây ô nhiễm bên trong…
Giải pháp: Bảo đảm bề mặt tường luôn khô ráo khi sơn, chống thấm bằng dung dịch chống thấm hay kiềm hóa
tu-son-nha-1

4. Sơn bong tróc

Bề mặt sơn có hiện tượng bong tróc. Nguyên nhân là do bị thấm nước, xử lý bề mặt ban đầu quá kém hay sử dụng không đúng hệ thống sơn.
Giải pháp: Kiểm tra và xử lý hiện tượng thấm nước, che phủ khuyết điểm bề mặt bằng bột trét tường, chắc chắn là bề mặt luôn khô ráo trước khi sơn, sử dụng dung dịch chống bị kiềm hóa.

5. Sơn bị phấn hóa

Trên bề mặt sơn xuất hiện lớp muối hay bột phía trên. Nguyên nhân là do sử ảnh hưởng của tia cực tím làm ảnh hưởng hay phân hủy đến độ kết dính của sơn, sử dụng sai sơn nội thất thành sơn nội thất.
Giải pháp: Loại bỏ những lớp bột hay muối trên bề mặt sơn, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp.

6. Sơn bị giộp

Lớp sơn bị giộp lên do những bị thấm nước từ bên trong tường ra bề ngoài bề mặt.
Giải pháp: Loại bỏ lớp sơn hư trên bề mặt, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp

7. Tường bị nấm mốc

Nấm mốc tăng trưởng khi bề mặt dơ bẩn và ẩm thấp. Trong một vài trường hợp, sử dụng không đúng dung dịch diệt nấm mốc và rong rêu có thể đem lại kết quả xấu hơn
Giải pháp: Diệt nấm mốc và rong rêu bằng các chà rửa sạch và bằng dung dịch diệt nấm mốc, rong rêu.

PHẠM THỊ HỢI SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP


No comments:

Post a Comment