2013-12-19

Kỹ thuật xây dựng nhà ở



 Một số lưu ý kỹ thuật khi xây nhà

Để có được ngôi nhà như ý
Dù không trực tiếp làm, nhưng có một số điều bạn cần biết để có lựa chọn đúng, hoặc để kiểm tra để thợ làm bảo đảm đúng chất lượng kỹ thuật.
Khi xây nhà bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
+ Nên nhúng hoặc tưới nước vào gạch trước khi xây để gạch no nước, không hút nước của vữa. Xây tường xong nên phun nước lần nữa để bảo dưỡng cho tường khô dần, không bị nứt.
Để có được ngôi nhà như ý
Để có được ngôi nhà như ý
+ Trước khi trộn bê tông cần rửa sạch đá, sỏi. Đổ bê tông xong phải luôn tưới nước nhằm tránh khô quá nhanh, dễ bị nứt xé.
+ Nên chọn sơn tường sơn màu tươi mát. Đặc biệt là loại sơn gốc nước phù hợp với thời tiết Việt Nam, không nên chọn sơn gốc dầu vì dễ bị bong rộp.
Hàng rào cần được sơn một lớp chống rỉ
Hàng rào cần được sơn một lớp chống rỉ
+ Hàng rào cần được sơn một lớp chống rỉ trước khi sơn màu chính.
+ Nhà mới sơn thường có mùi khó chịu. Bạn có thể khử mùi sơn nhanh chóng bằng cách thái củ hành tây để trong nhà, khi hành bay hết mùi thì mùi sơn cũng hết. Hoặc có thể pha nhiều thau nước muối đặc, cứ khoảng đặt 10m2 đặt 1 thau. Sau vài ngày sẽ hết mùi.


Độ hút nước không quá 18% trọng lượng viên gạch.
Trước khi xây, gạch phải nhúng nước, để không hút nước trong hồ vữa. Nhưng không ngâm lâu quá dẫn đến mặt Chọn đúng loại gạch (gạch ống, gạch thẻ, gạch block) và đúng kích thước yêu cầu. Sức chịu đạt cường độ qui định của công trình. Kiểm tra nhanh bằng cách bẻ đôi cục gạch để xem mặt cắt viên gạch có bị lỗ, bộng, các hạt tạp chất. tường sẽ bị “lên hoa” (meo mốc) về sau.


Làm sạch bề mặt.
Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 - 20mm, miết mạch đứng dày 5 - 10mm .
Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.
Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.
Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.
Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.
Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.
Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.
Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.


Mạch vữa ngang không dày hơn 2cm, mạch đứng không quá 1,5cm, các mạch phải đầy vữa không để rỗng, bọng. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.
Có một cách xây là 2 dọc 1 ngang.
Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.


Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.
Khi xây luôn để ý những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước... sau này.
Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.
Sau khi xây gạch gặp trời mưa: cần che đậy; gặp trời nắng: cần tưới nước.
Tường xây dở (cách đêm) không được để mạch răng cưa mà để mạch giật cấp theo ta-luy để hôm sau xây tiếp.
Trừ tường mười, gạch một dầy khoảng 10cm còn tường đôi (dầy khoảng 20cm) hay tường ba (dầy khoảng 30cm) ngoài hàng gạch dọc theo tường tạo thành lớp tường 10cm còn phải đặt gạch ngang vuông góc với mặt tường để liên kết các lớp tường này với nhau theo nguyên tắc ba dọc một ngang hay năm dọc một ngang. Vị trí gạch ngang ở tường ba phải đảo nhau để liên kết cho tốt.


Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.
Tóm tắt nguyên tắc xây gạch: "ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc".

Bạn có thể chỉ xây nhà 1 lần, nhưng số lượng lần sửa nhà thì chắc chắn sẽ là rất nhiều. Hãy để
 ý 5 điểm sau đây:
1. Trước hết, hãy gỡ bỏ tất cả các đồ phụ trợ, bàn ghế, tủ, tranh,... chỉ để lại nguyên bộ khung nhà. Như
vậy bạn sẽ thực sự có một cái nhìn rõ ràng về nguyên trạng không gian và có những ý tưởng hợp lý với
 hiện trạng.

2. Thường thường trong căn phòng của bạn sẽ có những điểm bất hợp lý mà lại khó (hoặc không thể) thay

 đổi. Chẳng hạn như một chiếc cửa sổ tỷ lệ và chi tiết xấu xí, hãy "làm chìm" nó bằng cách sơn tường, cửa
, trần cùng màu, và hướng sự tập trung vào những điểm hấp dẫn hơn của căn phòng.

Trước: gạch mosaic lát cả sàn và tường rối rắm, không trọng tâm


Duyên dáng và có trọng tâm bởi vòi rửa và rèm bếp
3. Làm rõ "tính kiến trúc" của không gian bằng cách xây dựng các điểm nhấn để căn phòng có trọng tâm.
 Hoặc nếu như cửa sổ quá thấp hoặc hẹp, hãy treo màn suốt của rèm cửa cao lên và rộng ra để gây sự cân bằng.

Trước: căn phòng khách đường nét lộn xộn mờ nhạt

Sau: Nhấn mạnh đường nét kỷ hà của 2 chiếc tủ và lò sưởi
4. Đầu tư vào các chi tiết để nổi rõ style của không gian. Một chiếc đèn cây hay đèn ngủ màu sắc ấn 
tượng đặt đúng chỗ sẽ làm căn phòng bỗng trở nên tươi mới một cách bất ngờ.

Trước: Phòng ngủ kém tiện nghi và buồn tẻ.

Sau: sang trọng và tiện nghi bởi vẻ êm ái nổi bật của những chiếc gối êm

5. Đừng sợ các khoảng trống. Sau khi sửa sang xong, bạn có thể đưa các đồ vật trở lại nhưng hãy dành các

 khoảng trống và nên mạnh tay "vứt bỏ" một số đồ đạc. Hoặc xếp gọn chúng vào giá, kệ hay tủ. Phòng sẽ 
vừa thoáng, vừa có chỗ cho khoảng nghỉ của mắt.

Trước: lộn xộn bừa bãi.

Sau: Sự có mặt của những chiếc giá và hộp làm căn phòng trở nên gọn gàng và đáng yêu hơn hẳn.



Làm sao để mất đi cảm giác bí bức của một căn nhà hình ống? Giải pháp mà kiến trúc sư thực 
hiện là các không gian sinh hoạt chung đều phải được mở rộng, không dùng vách ngăn. Cả bếp
 phòng ăn, phòng khách đều liền nhau trong một không gian mở. Để cho không gian không bị 
cắt ngang vụn vặt, cầu thang được bố trí dọc theo nhà theo dạng một vế, vị trí cầu thang 
như vậy giúp cho các tầng nối liền với nhau để không gian không bị cắt khúc.


Giếng trời đưa ánh sáng cho các lầu bên dưới.
Nhà hẹp, nên việc sử dụng màu sáng giúp có cảm giác dường như nhà rộng hơn. Màu sáng cũng là màu
 phù hợp với trang trí theo phong cách hiện đại để lấy sự đơn giản làm chủ đạo cho không gian thoáng hơn.

Phòng khách nối liền với bếp và phòng ăn.
Tương tự, tầng hai cũng theo dạng mở với phòng làm việc nối liền với khu vực cầu thang. Riêng phòng ngủ có vách ngăn nhưng phòng tắm bên trong được làm bằng vách kính để người ở trong phòng có cảm giác rộng rãi.

Phòng làm việc nối liền với cầu thang và giếng trời cho những không gian liền lạc rộng rãi.
Phòng làm việc được trang trí thô mộc với gỗ được sơn nổi các vân gỗ. Một tấm bản đồ vẽ trên tường thay
 cho tranh tạo cho căn phòng một không khí riêng. Phòng làm việc mở rộng nhìn ra bên ngoài tận dụng vòm 
cây bàng ngoài phố làm khoảng nhìn thư giãn.

Bếp có đường nét hiện đại, đơn giản.

Phòng ngủ có khu vực vệ sinh vách ngăn bằng kính trong.



Sự cố
Hiện tượngNguyên nhânBiện pháp phòng ngừaBiện pháp 
khắc phục
Hiện tượng sơn bị kiềm hóa – loang màu
- Màu bị bạc thành từng vết loang lổ, không có ranh giới rõ rệt, Các vết bạc màu thường có màu trắng hoặc vàng nhạt.
- Thường thấy trên tường có các vết nứt ,hay bị ngấm ẩm.
- Các khu vực thường quan sát thấy sự cố: Chân tường, các vết tường nứt, bể nước, ống nước ngầm, nền bê tông nơi tiếp giáp giữa 2 tầng, sân thượng…
- Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm tường dưới 16% hoặc thi công từ 24-28 ngày sau khi tô hồ )
- Không dùng sơn lót hoặc sơn lót không chống kiềm.
- Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm từ bên ngoài vào cũng sẽ gây ra hiện tượng kiềm hóa
- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 28 ngày sau khi tô hồ). Cần có biện pháp che chắn khi trời mưa. Và có biện pháp thích hợp để làm khô tường khi cần tiến độ gấp ( dùng quạt công nghiệp…)
- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)
- Luôn xử dụng sơn lót chống kiềm
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công ( tỷ lệ pha nước, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…) Biện pháp khắc phục:
- Xả nhám bề mặt sơn cũ để cho hơi nước thoát ra (4-6 tuần). Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm (vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)
- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót gốc dầu: A579-15054 (để tăng độ bám dính).
+ 2 lớp sơn hoàn thiện.
Để đạt kết quả tối ưu, nên sơn thêm một lớp sơn lót A936 sau lớp lót A579.

Hiện tượng màn sơn bị phồng rộp
Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên, phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian ( từ vài tuần trở lên).- Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
- Màng sơn có đặc tính thở kém nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.
- Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.
- Độ bám dính của sơn không tốt do sơn có lượng nhựa thấp hoặc do bề mặt tường chưa được vệ sinh kỹ, còn dầu mỡ.
- Sơn một lớp phủ hệ dầu lên lớp sơn hệ nước.
- Thi công khi bề mặt tường quá nóng.
- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết (độ ẩm dưới 16%).
- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm ( lan can?).
- Sử dụng sơn có đặc tính ?thở? tốt, có độ bám dính tốt.
- Vệ sinh sạch bề mặt hồ vữa trước khi thi công.
- Tránh sơn 1 lớp sơn phủ hệ dầu lên lớp sơn phủ hệ nước.
- Tránh sơn khi bề mặt tường quá nóng.
- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu cầu (4-6 tuần).
- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…).
- Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ
 muối, bụi, các chất dầu mỡ bằng phương pháp thích hợp.
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót gốc dầu: A579-15054
 ( để tăng độ bám dính).
+ 2 lớp sơn hoàn
 thiện.
Hiện tượng rêu mốc
Rêu mọc xanh hoặc màu sẫm trên bề mặt tường tại các kẽ nứt, chỗ phồng rộp, chỗ bị ẩm.- Sơn được thi công khi tường chưa đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
- Chất lượng sơn kém (tính năng chống rêu mốc không hiệu quả)
- Sử dụng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
- Tường có vết nứt và bị ngấm ẩm cũng gây ra sự cố rêu mốc.
- Sơn quá loãng, màng sơn quá mỏng (màng sơn khô tiêu chuẩn là 30-40 micron/lớp)
- Bảo đảm bề mặt tường đạt độ khô cần thiết ( độ ẩm dưới 16% hoặc chờ 24-28 ngày sau khi tô hồ)
- Xử lý chống thấm các khu vực dễ bị ngấm ẩm (lan can, bồn hoa, chân tường…)
- Sử dụng sơn có khả năng chống rêu mốc, vi sinh tốt.
- Tuân thủ đúng các hướng dẫn thi công (tỷ lệ nước pha, thời gian giữa các lớp sơn, điều kiện thời tiết…)
- Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài để cho hơi ẩm trong tường bay hết, khô đến mức yêu 
cầu (4-6 tuần).
- Xử lý triệt để các nguồn gây ẩm ( vết nứt, nơi có độ ẩm cao…)
- Sử dụng hóa chất
 tẩy rửa và diệt rêu mốc A980 để xử lý 
lớp rêu mốc trên tường. Làm vệ sinh
 bề mặt sạch sẽ.
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót gốc dầu: A579-15054
 ( để tăng độ bám dính)
+ 2 lớp sơn hoàn
 thiện
Để đạt kết quả tối 
ưu, nên sơn thêm
 một lớp sơn lót
 A936 sau lớp lót 
A579.
Hiện tượng màn sơn bị bong tróc
Sơn bị lột, bong tróc từng mảng hay từng vùng.- Nguyên nhân của việc sơn bị bong ra thành từng mảng là do sơn đã mất đi tính năng bám dính. Có thể bạn đã sơn quá dày lên những bề mặt chưa được xử lý tốt như dùng sơn không pha loãng lên bề mặt nhẵn bóng, bề mặt có bụi bẩn hay dầu mỡ.
- Có thể xảy ra bong tróc đối với hệ thống không sử dụng sơn lót.
- Không sử dụng sơn lót gốc dầu để tăng độ bám dính cho bề mặt tường cũ (bề mặt sơn bị phấn hóa hoặc chai cứng).
- Bề mặt phải được làm sạch đúng theo yêu cầu.
- Luôn dùng sơn lót, tùy theo bề mặt tường cũ hay mới.
- Xử lý bằng cách
 cạo bỏ hết toàn
 bộ khu vực sơn bị bong ra. Xả nhám
 bề mặt, vệ sinh sạch bề mặt
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+ 1 lớp sơn lót gốc dầu: A579-15054
 ( để tăng độ bám dính)
+ 2 lớp sơn hoàn
 thiện
Để đạt kết quả tối 
ưu, nên sơn thêm 
một lớp sơn lót A936 sau lớp lót A579.
Hiện tượng sơn bị bay màu- bạc màu
Màn sơn bị bạc sau một thời gian chịu nắng và thời tiết. Màu bị bạc thành từng mảng đồng nhất. Có sự khác nhau giữa những vùng trong bóng râm và những vùng tiếp xúc trực tiếp với nước mưa và ánh nắng mặt trời đối với cùng một màu sơn.- Dùng sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
- Sử dụng sơn có chất lượng bột màu kém.
- Sơn bị pha quá loãng.
- Môi trường khắc nghiệt hoặc ô nhiễm.
- Dùng đúng hệ thống và loại sơn thích hợp, không nên sử dụng các loại sơn trong nhà cho tường ngoài trời.
- Dùng các loại sơn cao cấp có chứa bột màu bền (A915, A918)
- Pha sơn và thi công sơn theo đúng hướng dẫn.
- Trong trường hợp
 lớp sơn còn bám
 dính tốt:
+Xử lý các vết nứt
 hoặc nguồn gây
 ẩm ( nếu có).
+Làm vệ sinh bề mặt sạch sẽ, loại bỏ bụi, các chất dầu mỡ 
( xả nước mạnh, 
quét, xả nhám,…)
- Tiến hành sơn lại theo hệ thống:
+1 lớp sơn lót gốc 
dầu: A579-15054 
( để tăng độ bám 
dính)
+ 2 lớp sơn hoàn
 thiện
Hiện tượng sơn có độ che phủ/che lấp kém
Toàn bộ bề mặt không được che lap tốt bởi lớp sơn phủ, có thể nhìn thấy được lớp sơn nền.- Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che lấp kém
- Pha sơn quá loãng
- Thi công sơn không đều, không đủ số lớp yêu cầu
- Bề mặt không được chuẩn bị kỹ, bị chai cứng, không bám sơn.
- Dùng sơn chất lượng cao, có độ che lấp tốt.
- Không pha sơn quá loãng
- Sơn đúng qui trình sơn và hệ thống sơn.
- Làm sạch bề mặt,
 sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che
 phủ cao.
- Sử dụng đúng sơn
 lót đối với lớp sơn 
phủ có màu đặc 
biệt, có độ phủ kém.
Hiện tượng sơn bị lệch màu – khác màu
Trên tường có các vùng màu sắc khác nhau thành từng mảng có ranh giới rõ rệt, ở những chỗ dặm vá.
- Dùng sơn không đúng loại sơn ban đầu để dặm vá
- Sơn chưa đủ lớp nên màu sắc khác nhau
- Thời gian sơn lại cách nhau quá lâu sẽ gây khác màu.
- Lỗi khi thi công:
+Sơn cách nửa, hoặc chỗ giáp mí lăn không đều.
+Pha nước không đều nên màu khác nhau.
+Dụng cụ thi công khác nhau
- Mảng tường có sơn lót và không có sơn lót sẽ có màu khác nhau (rất thường gặp khi dặm vá).
- Các loại sơn có độ bóng cao khi sơn lên tường không phẳng sẽ thấy khác màu do độ bóng không đều.
- Kiểm tra màu sơn, loại sơn trước khi dặm vá ( bôi thử lên tường cũ, chờ khô xem có đúng màu hay không)
- Thi công:
+Pha sơn với tỷ lệ đều nhau. Dùng cùng 1 dụng cụ khi thi công trên 1 mảng tường
+Không sơn cách nửa, hạn chế dặm vá trên lớp sơn hoàn thiện khi 2 lần sơn cách nhau quá lâu.
- Khi bắt buộc dặm vá, cần sơn nguyên cả mảng tường.
- Sơn cùng 1 hệ thống cho cùng 1 mảng tường.
- Với các loại sơn có độ bóng cao phải chuẩn bị bề mặt tường thật phẳng và tránh dặm vá khi thi công sơn bóng.
- Sơn lại 1 hoặc 2
 lượt trên cả mảng tường bị khác màu
- Nếu màu chỉ khác nhau ở một khu
 vực nhỏ khi dặm 
vá thì có thể thử 
một vài tỷ lệ pha
 nước khác nhau 
cho tiệp màu rồi 
tán rộng qua phần tường cũ để xóa 
vết khác màu.
- Chú ý làm vệ 
sinh bề mặt sạch 
sẽ. Dùng sơn lót A954-15054 để
 tăng độ bám 
dính trong trường hợp sơn đã lâu
, bề mặt chai
 cứng khó bám sơn.
Hiện tượng nứt màng sơnBề mặt sơn bị nứt nẻ- Sử dụng loại sơn chất lượng thấp có hàm lượng bột độn nhiều, chất keo tạo màng ít.
- Sơn quá nhiều lớp sơn, sơn quá dày
- Xử lý bề mặt chưa tốt
- Xử lý bề mặt tốt
- Sơn vừa đủ độ dày
- Dùng sơn chất lượng cao
- Cạo bỏ toàn bộ lớp sơn bị nứt
- Sơn lại bằng
 loại sơn tốt, độ dày phù hợp
Hiện tượng sơn bị phấn hóa
Trên màng sơn có lớp bột mỏng, điều này dễ dàng nhận ra khi dùng tay chà lên màng sơn
- Hệ sơn trong nhà đem sử dụng ngoài trời
- Không dùng loại nhựa acrylic thích hợp
- Màng sơn bị lão hóa theo thời gian
- Không dùng sơn trong nhà thay cho sơn ngoài trời
- Dùng sơn có nhựa phù hợp có chất lượng cao
- Không pha sơn quá loãng
- Nếu không quá nghiêm trọng, có thể lau hay rửa sạch lớp bột.
- Nếu cần sơn lại thì phải cạo sạch lớp sơn cũ và thi công hệ sơn mới.
Hiện tượng nhăn màng sơn
- Màng sơn bị nhăn hay co rúm lại
- Bên trong màng sơn bị nhăn, sơn thường chưa khô và mềm.
- Sơn quá dày hoặc thi công trong môi trường quá nóng, lớp sơn bên dưới chưa khô hoàn toàn
- Dùng con lăn không thích hợp
- Sơn đúng độ dày, dùng dụng cụ thích hợp
- Dùng đúng loại dung môi.
- Không thi công trong điều kiện quá nóng.
- Cạo sạch vùng sơn bị nhăn, xả nhám bề mặt và làm sạch.
- Sơn lại đầy đủ
 hệ sơn.



1. Tiêu chí kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu:

Đánh giá chỉ tiêu này bạn cần tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn. Một trong những 
nguồn đó chính là việc kiểm tra các công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện. Bạn 
có thể yêu cầu nhà thầu đưa đến tham quan một số công trình tiêu biểu có phong c
ách và quy mô gần giống yêu cầu của bạn. Bạn hãy trực tiếp hỏi chuyện các chủ nhà 
cũng như quan sát tỉ mỉ căn nhà đó nhằm rút ra nhận định của riêng bạn. Bên cạnh
 đó hãy yêu cầu nhà thầu đưa ra phương án thi công công trình và phương án điều 
động nhân công theo tiến độ. Phương án cần tính đến các điều kiện thực tế (hiện
 trường công trình, đường vận chuyển vật liệu...).

2. Tiêu chí thời gian:

Thực tế đây là mục nổi bật trong phương án thi công. Chúng tôi tách riêng nhằm nhấn mạnh tính quan trọng
 của tiêu chí này. Bạn cần thoả thuận với nhà thầu tiến độ thời gian chi tiết của từng hạng mục công việc. Tất 
cả nhà thầu đều phải lập bảng tiến độ công trình chi tiết và yêu cầu vật liệu từng thời điểm. Bảng tiến độ này sẽ
 là căn cứ để chủ nhà kiểm tra đôn đốc và hai bên tiến hành quyết toán theo hạng mục công việc thực hiện.
 Thông thường với dạng nhà phố đơn giản, điều kiện thi công thuận lợi thì quá trình thi công thường kéo dài 
trong 5 tháng. Với các công trình đòi hỏi hoàn thiện cầu kỳ hơn, nhà biệt thự có thể kéo dài 1 năm hoặc hơn nữa.

3. Tiêu chí giá cả:

Thị trường xây dựng nhà dân dụng hiện nay thường phân ra 2 hình thức nhận thầu, tương ứng với 2 mức
 giá khác nhau.
- Hình thức nhận thầu nhân công (chủ nhà lo vật liệu): Gồm nhân công cho các phần việc xây thô, hoàn thiện 
(không đóng cọc móng, không điện nước, nội thất) tùy theo sự thỏa thuận giữa chủ nhà và nhà thầu.. Tuy nhiên 
để có được mức giá sát thị trường, bạn nên tham khảo từ kiến trúc sư của mình tại thời điểm xây dựng.
- Hình thức nhận thầu toàn bộ cả nhân công và vật liệu (khoán trắng): Mức giá có sự dao động rất lớn do yêu 
cầu vật liệu của chủ nhà. Khi tiến hành hợp đồng với nhà thầu, chủ nhà cần nêu chỉ tiêu các điều kiện về vật
 liệu sử dụng (xây thô và hoàn thiện) với các yếu tố: Mức giá tối thiểu, chủng loại, phẩm cấp, hạn mức sử dụng
, xuất xứ và nhãn hiệu... Hợp đồng về vật liệu càng chi tiết bao nhiêu, việc thanh quyết toán và quan hệ giữa 
chủ nhà và nhà thầu càng thuận lợi bấy nhiêu.

4. Nhân công trong quá trình xây dựng:

Trong trường hợp bạn khoán công hay khoán trắng, bạn cũng cần phải biết có bao nhiêu nhóm nhân công 
tham gia quá trình xây nhà để thương lượng và định giá với nhà thầu được dễ dàng hơn.

Có những nhóm nhân công sau:
- Nhân công đào móng.
- Nhân công đóng cọc.
- Nhân công đóng cốp pha.
- Đổ bê tông.
- Thợ xây tô.
- Thợ lát đá.
- Thợ điện.
- Thợ mộc.
- Thợ nước.
- Thợ sơn.
...

Kinh nghiệm chia sẻ:

- Theo Luật Xây Dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Chương V Nghị Định số 16/2005/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 7 tháng 2 năm 2005 thì nhà thầu trong hoạt động xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành
 nghề xây dựng. Vì thế bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu đưa ra các giấy tờ chứng minh năng lực 
hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu.
Trong Hợp đồng với nhà thầu ngoài các điều khoản cơ bản, bạn nên lưu ý đề cập thêm những điều khoản sau:
Quy định An toàn lao động và bảo hiểm.
Quy định tuân thủ nội quy sinh hoạt địa phương.
Hình thức và thời hạn thanh toán (theo tiến độ hay theo thời gian và khối lượng công trình). Điều khoản liên 
quan đến bên giám sát xây dựng (nếu có).
Điều khoản về cách tính chi phí phát sinh khi có thay đổi trong quá trình xây.
Nếu có thể thương lượng được bạn nên yêu cầu nhà thầu ký quỹ bảo lãnh tại ngân hàng. Số tiền và thời gian
 bảo hành (tùy theo thương lượng) nhằm đảm bảo chất lượng xây dựng sau khi ngôi nhà xây xong.
Bạn cũng nên tham khảo với KTS về nội dung hợp đồng với nhà thầu.



Lỗ Ban. Cây thước Lỗ Ban có rất nhiều thuyết khác nhau liên quan đến xuất xứ của nó. Chỉ 
biết rằng trong Phong Thủy thì nó... được ứng dụng để đo chiều dài trong thiết kế nhà cửa và
 âm phần.
Hiện nay người ta thường sử dụng loại thước Lỗ Ban dài 43cm chia thành 8 cung bằng nhau: 

Cung

Ý nghĩa

TàiỨng với sao Tham Lang tức Sinh Khí - Tốt
BệnhỨng với sao Phá Quân tức Tuyệt Mệnh - Xấu
LyỨng với sao Vũ Khúc tức Phúc Đức - Tốt
NghĩaỨng với sao Cự Môn tức Thiên Y - Tốt
QuanỨng với sao Văn Khúc tức Lục Sát - Xấu
KiếpỨng với sao Liêm Trinh tức Ngũ Quỷ - Xấu
HạiỨng với sao Lộc Tồn tức Hoạ Hại - Xấu
BổnỨng với sao Tả Phụ tức Phục Vị - Tốt

Đo chiều dài của nhà cửa, vật dụng mà rơi vào các cung Tài, Ly, Nghĩa, Bổn là tốt, các cung khác là xấu.
Ngoài ra còn một loại khác dài 51cm chia thành 8 cung bằng nhau như sau:

Cung

Ý nghĩa

Quý NhânHành Mộc – Tốt
Hiểm HoạHành Thổ - Xấu
Thiên TaiHành Thổ - Xấu
Thiên TàiHành Thủy - Tốt
Nhân LộcHành Kim – Tốt
Cô ĐộcHành Hoả - Xấu
Thiên TặcHành Hoả - Xấu
Tể TướngHành Thổ - Tốt

Quý vị có thể sử dụng một trong hai loại trên để đo đạc và tính toán. Nếu cẩn thận có thể sử dụng cả hai

 loại thước trên.

Về tính khoa học của thước Lỗ Ban hiện có rất nhiều cách giải thích khác nhau, có thuyết cho rằng đó là sự 

trải dài của Bát Quái và việc sử dụng thước tuân theo Bát Quái và Ngũ Hành. Song theo khoa học thì ngay 
cả trong lòng đất cũng tồn tại những dao động với những tần số khác nhau, nhất là những dao động âm 
trong lòng đất vồn liên tục tồn tại. Vì vậy, nếu kích thước của nhà ở và các yếu tố trùng với bước sóng 
thì dễ gây ra cộng hưởng và làm giảm sự bền vững. Có thể, cây thước Lỗ Ban là sản phẩm của sự đúc kết 
kinh nghiệm trong xây dựng để tránh những sự cộng hưởng hoặc phần bụng sóng dao động mạnh, giảm
 thiểu được rủi ro, tăng tuổi thọ cho nhà ở và vật dụng.

Thời gian cuối năm, vợ chồng hối hả chở nhau đi xuống các phố vật liệu hoàn thiện nhà ăn Tết. Để hiệu quả, nên
 bỏ dần một số thói quen trong chọn lựa vật liệu.

Chọn lựa vật liệu cho ngôi nhà là một thách thức đầy thú vị cho chủ đầu tư lẫn người thiết kế. Vì vậy cả hai nên 
xoá bỏ các định kiến và lối mòn trong quyết định chọn lựa vật liệu, mà dành thời gian tìm hiểu thêm về các tính năng
 kỹ thuật trong vật liệu và thiết bị. Khi đó chúng ta sẽ thấy cả một chân trời mới với rất nhiều màu sắc phong phú của thị trường vật liệu hiện nay. Lúc đó, vai trò của kiến trúc sư sẽ giúp định hình các quyết định sau cùng. Nhưng nên nhớ 
là: "càng ít thì càng nhiều".

Thời gian cuối năm là giai đoạn thị truờng vật liệu xây dựng lên ngôi. Nhất là vật liệu hoàn thiện. Các chủ nhân của 
những ngôi nhà đang xây hối hả tìm catalogue vật liệu, thiết bị, lên mạng tìm nhà cung cấp và vợ chồng chở nhau đi
 xuống các phố vật liệu, showroom thiết bị. Các nhà thầu bắt đầu điên đầu với những giải pháp thay đổi liên miên của
 chủ nhà. Đây là giai đoạn các chủ nhà có nhà đang xây bắt đầu cuộc hành trình vất vả nhưng đầy phấn kích để đi tìm
 chọn vật liệu và thiết bị cho ngôi nhà của mình. Và đây cũng là lúc vai trò của kiến trúc sư thật là quan trọng. Nếu
 không phải là người chủ động trình cho chủ nhà những giải pháp vật liệu và thiết bị để hoàn thiện ngôi nhà, kiến
 trúc sư cũng phải là người giúp chấm dứt "cơn say" của chủ nhà trong việc chọn vật liệu và thiết bị cho ngôi nhà.
Chọn lựa vật liệu cho ngôi nhà là một thách thức đầy thú vị

Tuy nhiên, trong môi trường phong phú vật liệu như vậy, người sử dụng vật liệu nên bỏ dần một số thói quen – hay
 nói khác hơn là quán tính trong chọn lựa vật liệu. Đó là những thói quen:

Chọn vật liệu theo quán tính


Nhiều nhà thầu cũng như chủ đầu tư thường chọn một số sơn, hoặc gạch ốp lát, hay là thiết bị điện nước theo số

 đông mà ít để ý đến các loại khác đang xuất hiện trên thị trường. Sự quảng cáo mạnh tay của các nhà sản xuất lâu 
năm đã làm cho các định kiến và thói quen chọn lựa các vật liệu và thiết bị khó thay đổi. Sự trỗi dậy của các nhãn
 hàng mới thực sự bị thách thức bởi các định kiến và quán tính này. Các mỹ từ như "sơn đâu cũng đẹp", hoặc là
 "bảo vệ ngôi nhà thân yêu của bạn đến sáu năm" đã khiến cho chủ đầu tư chỉ nghĩ về một vài loại sơn là một ví dụ.
Sự quảng cáo cũng khiến chủ nhà chỉ mặc định trong đầu một loại sơn, một loại gỗ lát sàn

Chọn vật liệu mà không nhìn vào các đặc tính vật lý của vật liệu hay thiết bị

Các nhà sản xuất vật liệu xây dựng trong thời gian gần đây đã chú trọng nhiều hơn về việc quảng bá các 

tính năng đặc biệt trong vật liệu. Công nghệ nano đã giúp tạo ra những khác biệt trong các tính năng của
 nhiều loại vật liệu như: khả năng chống bám của thiết bị vệ sinh, khả năng tự làm sạch của sơn nước dưới
 tác động của ánh sáng v.v. là ví dụ. Tuy nhiên mấy ai đã quan tâm đến điều này? Họ thường xuôi chiều theo
 đề nghị của nhà thầu (chứ không phải nhà thiết kế) bởi vì họ tin người xây thì sát với thực tế hơn người vẽ.
 Đây là một sai lầm căn bản và thiếu cơ sở. Hiện tại trên thị trường xây dựng, người được tiếp nhận thông tin 
nhiều và phong phú nhất chính là các nhà thiết kế, các kiến trúc sư. Các nhà sản xuất cũng quan tâm
 đến việc chuyển đến cho nhà thiết kế ngày càng nhiều catalogue các thiết bị và vật liệu xây dựng cùng với 
những hội thảo quảng bá. Do không bị áp lực về giá thầu trong chọn lựa vật liệu, các nhà thiết kế có đủ 
thời gian quan tâm và so sánh các vật liệu và thiết bị khác nhau, vì vậy các đề xuất chọn lựa vật liệu thường
 ít định kiến hoặc ít theo thói quen hơn.

Định kiến hàng nội không tốt bằng hàng ngoại

Định kiến hàng nội không tốt bằng hàng ngoại đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của chủ nhân
 ngôi nhà đang xây. Kiến trúc sư thường phải rất rõ trong lập trường khi chọn lựa vật liệu nhằm chấm dứt
 sự lưỡng lự của khách hàng trước hàng nội và hàng ngoại. Hàng loạt công ty liên doanh về gạch ốp lát
 ra đời, rất nhiều công ty sơn nội địa đã tung ra thị trường rất nhiều sản phẩm với giá cả rất cạnh tranh 
cùng với chất lượng không thua kém các hãng sơn ngoại, nhưng vẫn còn khó thuyết phục các chủ đầu 
tư khó tính. Thị trường thiết bị điện nước nội địa cũng đã dần chiếm lĩnh bởi các nhà sản xuất nội 
địa hoặc liên doanh.

Cần thay đổi quan niệm "ăn chắc mặc bền"

Nói ra thì sẽ có nhiều tranh cãi nhưng theo tôi, khái niệm ăn chắc mặc bền chỉ dành cho những nơi
 chịu nhiều va đập, sử dụng có tính ăn mòn hoặc hư hao. Còn lại những trường hợp khác ta nên cân
 nhắc ưu tiên cho khả năng thoả mãn thị giác hơn là sự bền vững như: cửa trong nội thất không nhất 
thiết phải sử dụng gỗ thật, gạch ốp nhà vệ sinh không cần phải loại chống mòn, gạch xây vách ngăn
 không nhất thiết phải gạch có danh tiếng v.v.

Kiềm chế và tối giản trong chọn lựa vật liệu, bỏ dần định kiến hàng nội không bằng hàng hàng ngoại

Càng nhiều càng ít!

Ghé thăm các showroom vật liệu như MT, TT, CMT, ĐH v.v. tại các trung tâm vật liệu xây dựng ở TP.HCM

 mới thấy sự ngập tràn của vật liệu hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường. Điều này đã gây khó cho nhà 
đầu tư lẫn kiến trúc sư khi phải phân vân không biết chọn món nào, vì cái nào cũng tốt và đẹp. Vì vậy, điều
 cần làm là phải thật kiềm chế trong việc chọn lựa vật liệu. Hãy chọn càng ít càng tốt. Có những trường hợp 
ngôi nhà mỗi phòng một kiểu gạch, một màu sơn, một cách ốp lát đã biến ngôi nhà trở thành một
 showroom thực thụ!



Một không gian thoáng đãng được trang trí theo chủ đề gần gũi với thiên nhiên sẽ khiến căn phòng trở thành nơi lý tưởng để bé không chỉ “trốn nóng” mà còn thích thú suốt hè này.




Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, nền nhiệt cao của mùa hè làm thời tiết nóng bức và con người
 cũng cảm thấy ngột ngạt. Theo các nhà tâm lý học và chuyên gia về kiến trúc, việc đưa thật nhiều màu xanh 
và  khoảng trống vào không gian nội thất sẽ mang lại cảm giác tốt hơn cho cả người lớn và trẻ em. Vì thế, 
nhiều gia đình trẻ đã bắt đầu "công cuộc" dọn nhà, cất đồ mùa lạnh và chọn mẫu giấy dán tường mới.

Dưới đây là một số cách bài trí giúp bé có căn phòng lý tưởng trong mùa hè.

Chọn gam màu xanh



Màu xanh được cho là màu khá gần gũi với thiên nhiên và là màu mang đến cảm giác mát mẻ trong những ngày 
hè. Với gam màu chủ đạo là xanh da trời hoặc xanh lơ của nền tường, kết hợp với các vật dụng cùng tông màu, 
bé sẽ có một căn phòng xanh mát.



Sự kết hợp đồng bộ về màu sắc từ sơn tường đến ga gối hay hộc tủ, bàn ghế sẽ khiến cho ai cũng cảm thấy 
căn phòng này được sắp xếp tinh tế và gọn gàng. Có thể "giấu" hốc đựng đồ chơi dưới dạng ngăn kéo ở gầm 
giường để căn phòng thêm thoáng. Bạn hãy giúp bé tập thói quen sắp xếp đồ đạc, dụng cụ học tập gọn gàng.



Tuy nhiên, với nhiều gia đình, việc thay đổi sơn tường theo mùa thật không dễ dàng, ngay cả việc làm mới
 bằng giấy dán tường. Do vậy, trong phòng bé, 2 vật dụng dễ dàng thay đổi nhất cho phù hợp với thời tiết 
chính là ga giường và rèm cửa. Đây cũng chính là điểm nhấn của căn phòng.

Chọn ga trải giường


Có thể bé quen nằm đệm nhưng không cần tới một bộ ga trải giường quá cầu kỳ, nó có thể gây nóng khi bé
 ngủ nếu quá dày hoặc những loại vải có khả năng thấm hút kém. Nên để đệm trần với một “áo đệm” đơn giản,
 làm bằng vải phin hoặc cotton thấm mồ hôi bởi trẻ có xu hướng toát nhiều mồ hôi hơn người lớn. Chú ý, tông
 màu đỏ vẫn luôn là "chống chỉ định", chỉ nên áp dụng với những phòng thật rộng để bé cảm thấy tinh thần luôn 
thoải mái.



Những áo đệm này cũng nên có màu sắc thích hợp với mùa hè, hoặc theo những chủ đề mà trẻ yêu thích hay
 mô phỏng theo những nhân vật trong phim hoạt hình và truyện cổ tích.

Rèm cửa



Lũ trẻ cũng sẽ không quan trọng đến việc thay đổi rèm cửa cho hợp với mùa hè, nhưng bạn cũng nên làm 
điều này để khiến ai cũng phải nhận thấy sự tinh tế, đồng bộ trong cả căn phòng.



Những chiếc rèm cửa dầy và nặng không còn thích hợp, thay vào đó là những chiếc rèm cửa nhẹ, mỏng hơn, nên chọn màu sắc mát mẻ như xanh nhạt, trắng hay vàng chanh. Dù không thể đồng bộ với cả tông màu xanh thì ít nhất những màu trắng, hay vàng chanh cũng rất dễ phối hợp với màu sắc khác.

Kê lại nội thất

Thực tế, nội thất phòng trẻ không quá nhiều do phải đảm bảo trong quá trình vui chơi và di chuyển của chúng. Ngoài giường, bàn học và tủ áo nên việc kê dọn, bố trí sẽ không quá khó. Tuy nhiên, chúng cũng nên được đặt, để ở 
những nơi hợp lý, đảm bảo sự thông thoáng trong phòng.



Ánh sáng


Thay đổi ánh sáng là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả trong việc mang lại cảm giác mát mẻ trong những ngày oi bức
. Những bóng đèn sợi đốt nên được thay bằng bóng đèn neon hay đèn LED, vừa tiết kiệm điện năng lại vừa mát
mẻ nhờ ánh sáng trắng.



Có nhiều loại trần nhà, tuỳ theo điều kiện kinh tế và ý thích. Trước kia người ta hay dùng trần ván ép, rồi sơn hay
 dán simili, trần carton, cũng có một số nhà xưa người ta làm trần giả đúc bằng cách đổ vữa xi măng lên trên các 
tấm lưới sắt lỗ nhỏ, giống như đổ bê tông, cũng hai tám ngày dỡ cốt pha, trần này có ưu điểm là đẹp, bền theo 
thời gian nhưng hiện nay không còn dùng nữa.


Cũng có khi người ta làm trần nhà bằng simili, đệm mút (giống như đệm salon) dành cho các phòng có kích thước
 nhỏ, sử dụng cách âm... Trần nhà thông dụng hiện nay là trần nhựa hay trần thạch cao. Trần nhựa là các tấm
 nhựa ghép mí lại với nhau, có nhiều màu sắc như trắng, vàng, xanh; để cách âm, cách nhiệt người ta bỏ xốp
 lên trên. Trần nhựa có ưu điểm là đẹp, nhẹ, không sợ bị ố do mái dột, giá thành rẻ, khoảng 40000 đồng/m2 
(tính luôn đà), nhưng không bền (khoảng 5 năm, nhựa sẽ bị lão hoá). Hiện nay, trần nhà cao cấp được ưa chuộng
 nhất là trần thạch cao.
Trần thạch cao có ưu điểm là đẹp (giống như trần đúc), bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn, chống phản xạ
 âm. Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao. Giá thành trần thạch cao gấp hai lần 
trần nhựa (khoảng 85000 đồng/m2). Hiện nay, trên thị trường có các loại tấm thạch cao của các nhà sản xuất:
 Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật... Giá cả các loại này không chênh lệch nhau nhiều.
 Hai loại thạch cao tấm đang được ưa chuộng là liên doanh (chữ in trên tấm thạch cao màu đỏ) và Thái Lan 
(chữ in trên tấm màu đen). Một tấm thạch cao có kích thước 1,2x2,4m (bằng kích thước tấm ván ép), hai
mặt được dán bằng một loại giấy đặc biệt để trét mastic.
Trần thạch cao được thi công như sau: từ trên xà gồ của trần mái tôn hay mái ngói, người ta cho định hình
 từng thanh nhôm kẽm bằng các sợi dây thép có đường kính tối thiểu 5 mm, bắt bát, ghép vít, tạo thành 
hình chữ nhật có kích thước khoảng 400x1000 (mm), sau đó ghép từng tấm thạch cao vào.

Có hai loại trần thạch cao: trần nổi và trần chìm.

- Trần nổi: 
được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng

 khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không 
cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí). Trần nổi có ưu
 điểm là nếu sau này cần sửa chữa điện, hay hư tấm nào tháo ra thay tấm đó, tuy nhiên trần nổi không đẹp
 bằng trần chìm.

- Trần chìm: 
là trần được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm

 chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao (nguyên kích thước) vào. 
Trần chìm có ưu điểm là đẹp, tạo mặt phẳng hoàn thiện (không thấy mí ghép), có thể tạo nhiều hoa văn 
bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng. Nếu tô xi măng tạo chỉ trang trí thì trần
 sẽ đẹp và bền hơn, nhưng giá thành sẽ cao. Khuyết điểm của trần chìm là nếu hư, ố không sửa chữa được
 tấm mà phải gỡ nguyên trần, bởi vì khi ghép trần thạch cao kéo theo nhiều thứ như: đèn trang trí, chỉ trang
 trí... Trần thạch cao sau đó sẽ được trét mastic và sơn như trần nhà đúc.
Trần thạch cao còn áp dụng cho cả nhà đúc, để dấu các dây điện, hộp gen, hay để tạo cho một căn phòng 
có trần thấp, ấm cúng, cách âm... Để thi công trần thạch cao cho nhà đúc thì khi đúc phải tính toán chừa các
 móc sắt để treo khung định hình.
Hiện nay, không chỉ làm trần, mà người ta còn dùng từng tấm thạch cao ốp vào tường với mục đích tạo sự cách
 âm, cách nhiệt... cho các căn phòng đặc biệt kín, thu thanh...

Những điều cần lưu ý khi làm trần thạch cao:


Tuy là bền và đẹp nhất so với các loại trần hiện nay nhưng trần thạch cao đặc biệt tối kỵ nước. Trước khi thi 
công ghép trần phải kiểm tra tuyệt đối mái tôn hay mái ngói không được có lỗ rò. Cần chú ý nhất là mái ngói, 
khi mưa có gió lớn tạt vào các khe hở của mái rất dễ bị nhỏ nước xuống trần, chỉ cần một ít nước nhỏ xuống là 
trần thạch cao sẽ bị ố vàng ngay, rất xấu xí. Những nơi bị ố sẽ phải chà, trét mastic và sơn lại, và tất nhiên sẽ
 không đồng màu với trần nhà cũ. Thạch cao vẫn bị co ngót vật liệu, cho nên phải chấp nhận hiện tượng 
nứt trần ở các chỗ trét mastic (điều này thường xảy ra ở trần chìm), những vết nứt này có khi chỉ giống như 
một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. 
Trần thạch cao có tính bền vững, nếu thi công kỹ càng, mái không bị rò nước, trần thạch cao vẫn còn đẹp sau
 5 năm, và sau 10 năm mới hư hỏng


Chọn VLXD là công việc khó khăn với tất cả mọi người. Dù bạn chọn phương án khoán công hay trọn gói bạn vẫn nên tìm hiều kỹ về VLXD. Vật liệu xây dựng quan trọng nhất là cát, gạch, thép, đá, nước và xi măng. Chúng tôi sẽ liệt kê một số điểm quan trọng để giúp bạn có được những tiêu chuẩn chung và có thể chọn từ những cái có sẵn.
Trước tiên hãy xem qua một số định nghĩa cơ bản:

1. Xi măng

Xi măng là một chất gắn kết các
 thành phần cát, đá và nước lại 
với nhau để hình thành đá nhân tạo.
 Xi măng là thành phần quan trọng 
nhất trong công tác xây, tô và đổ
 bê tông. Chọn xi măng thích hợp sẽ
 đảm bảo sự vững chắc cho công 
trình xây dựng. Nên lựa chọn
 nhãn hiệu xi măng uy tín, có 
danh tiếng và được sự tin tưởng 
của nhà thầu cũng như kiến trúc sư.

2. Cách chọn mua xi măng

Có thể bạn phải tốn thêm chi phí
 rất lớn sau này để sữa chữa nếu
 như tiết kiệm một vài nghìn đồng 
khi mua xi măng kém chất lượng. 
Hãy nhớ rằng một khi đã sử dụng
 xi măng để xây rồi bạn không 
thể thay thế hoặc cải thiện nó như
 với mái ngói hoặc với một số 
các thứ khác. Nếu nó kém chất 
lượng, bạn phải đập bỏ để làm lại.
 Chi phí mua xi măng chỉ chiếm
 một phần nhỏ trong tổng giá 
trị của công trình. Thông thường,
 xi măng chiếm khoảng 7% - 9% 
tổng giá trị công trình. Vì vậy, khi 
lựa chọn xi măng, bạn hãy chắc 
chắn mình đã quyết định đúng.

3. Cát

Cách phân biệt cát chất lượng:
- Cát chất lượng có thể được xác định sơ bộ bằng cách lấy một vốc cát rồi nắm tay lại. Chất bẩn (như bùn) sẽ dính lại vào lòng bàn tay bạn. Trong cát có đất sét, sạn hay các chất bẩn khác có thể sẽ làm ảnh hưởng đến công trình. Chúng cần được sàng lọc ra khỏi cát trước khi sử dụng.
- Một phương pháp kiểm tra khoa học hơn cách trên là đổ cát vào nửa bình thủy tinh, thêm một ít nước vào rồi quấy lên. Cát sẽ lắng xuống đáy, các chất bẩn sẽ xuất hiện rõ. Có một nguyên tắc là nếu hàm lượng bùn hoặc bụi bẩn vượt quá 3% tổng trọng lượng cát thì cát đó cần được làm sạch trước khi sử dụng. Tóm lại, cát chất lượng là cát không thể chứa đất sét, chất bẩn, mica hay vỏ sò…
- Không nên sử dụng cát nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn trong bê tông và xây tô.

4. Đá

Cốt liệu thô thường là những viên đá 
nhỏ tăng thêm sức chịu lực cho bê tông
. Đá sử dụng cho bê tông thông dụng
 hiện nay là đá 1x2 (kích thước hạt
 lớn nhất 20mm – 25mm). Cốt liệu
 đá phải sạch tạp chất khi đưa vào trộn
 bê tông. Trong khi lựa chọn đá, bạn 
cần lưu ý những yếu tố sau:
- Đá thông dụng có dạng hình khối, 
không có nhiều tạp chất và ít thành
 phần hạt dẹt.
- Cần loại bỏ ngay lập tức các tạp
 chất bằng cách sàng và rửa.

5. Nước

Nếu bạn sử dụng nước máy từ hệ thống cấp nước thì không cần phải lo. Trường hợp bạn dùng nước giếng hay nguồn khác thì nước cần phải sạch, không có chất bẩn. Tuyệt đối không dùng nước biển, nước phèn, nước ao hồ, nước lợ, nước có váng dầu, mỡ để xây nhà. Lượng nước phù hợp với tỉ lệ xi măng sẽ giúp công trình vững chắc.

6. Bê tông và vữa

Bê tông là loại vật liệu đá nhân tạo được hình thành bằng cách đổ khuôn và làm rắn chắc hỗn hợp tỉ lệ hợp lý của các thành phần gồm xi măng, nước, cát, đá và phụ gia nếu có. Trong đó:
Đá và cát (cốt liệu) đóng vai trò là bộ khung chịu lực.
Chất kết dính và nước (hồ) bao bọc xung quanh hạt cốt liệu đóng vai trò là chất bôi trơn và đồng thời lấp đầy các khoảng trống giữa các hạt cốt liệu.
Vữa là hỗn hợp gồm cát, xi măng và nước theo một tỉ lệ nhất định. Công tác bảo dưỡng: Chất lượng bê tông và vữa sẽ giảm (cường độ không đạt thiết kế) nếu không có chế độ bảo dưỡng hợp lý và đúng cách.
Đối với vữa xây tô: nên bảo dưỡng ẩm liên tục từ 7 ngày đến 10 ngày.
Đối với bê tông: nên bảo dưỡng liên tục từ 10 - 14 ngày.

Ghi chú:

- Nên sử dụng bê tông mác ≥ 250 (tỷ lệ 2:3:5 – 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 
5 thùng đá) đối với các cấu kiện : cọc bê tông cốt thép, móng, đà kiềng, công trình
ngầm, cột, sàn sân thượng. Vì các chi tiết này chịu tác động trực tiếp với môi 
trường nhiều. Sử dụng mác bê tông ≥ 200 (tỷ lệ 1:2:3 – 1 bao xi măng + 
4 thùng cát + 6 thùng đá) đối với các chi tiết còn lại. Thông số kỹ thuật được
 ghi rõ ở mặt sau của bao xi măng.
- Vữa xây sử dụng tỉ lệ 1 bao xi măng : 8 thùng cát (tỷ lệ 1:4) cát sử dụng có
độ lớn ≥ 2 (sử dụng cát bê tông càng tốt)
- Vữa tô tỉ lệ 1 bao xi măng : 10 thùng cát (tỷ lệ 1:5), nếu sử dụng cát quá 
nhỏ nên dùng tỉ lệ 1 : 4 hoặc 1 : 4,5
Lưu ý: trong thực tế các cấp phối sử dụng thùng sơn 18lít

7. Gạch và cách chọn gạch:

Gạch có thể kiểm tra được thông
 qua quan sát. Thường thì gạch
 tốt cần phải có hình dạng chuẩn
 với những góc cạnh sắc. Màu sắc
 tương đồng nhau cũng bảo đảm
 chất lượng tốt. Và sau đây là các 
cách kiểm tra gạch chất lượng:
- Khi làm vỡ một viên gạch, nó
 sẽ không vỡ vụn ra thành nhiều 
mảnh nhỏ.
- Đập 2 viên gạch vào nhau, gạch 
chất lượng sẽ phát ra âm thanh dứt khoát.
- Thử làm rơi một viên gạch ở độ 
cao khoảng 1 mét, gạch tốt sẽ không bị vỡ.
- Ngâm viên gạch vào trong nước 
khoảng 24 giờ, sau đó kiểm tra trọng 
lượng của nó. Nếu trọng lượng nặng
 thêm hơn 15%, bạn không nên sử 
dụng loại gạch này. Ví dụ, một viên
 gạch nặng 2kg không được nặng 
quá 2.3kg sau khi bị ngâm trong nước
 24 giờ.

8. Thép

Bê tông có sức chịu lực nén tốt nhưng chịu lực kéo và lực uốn kém. Để khắc phục điều này, thanh thép cần phải được đặt trong bê tông để có thêm sức chịu lực cần thiết. Do đó mới xuất hiện thuật ngữ bê tông cốt thép. Hãy lựa chọn thép từ những thương hiệu uy tín trên thị trường. Bạn nên tham khảo kích cỡ và chủng loại thép từ KTS của bạn.

9. Cốp pha

Cốp pha được sử dụng để làm khuôn đổ bê tông. Cốt pha phải đúng kích thước thiết kế mới đảm bảo được khả năng chịu lực của bê tông. Thực tế đây là việc của nhà thầu. Bạn có thể lưu ý với giám sát của bạn vần đề này khi tiến hành xây dựng.

10. Thiết bị điện, nước

Các thiết bị này sẽ được lắp đặt bên trong công trình vì thế bạn nên chọn những sản phẩm có xuất xứ và chất lượng uy tín đồng thời có thiết kế phù hợp với ngôi nhà.


Phạm Thị Hợi sưu tầm tổng hợp










No comments:

Post a Comment