2013-12-19

KỸ THUẬT XÂY DỰNG NHÀ Ở DÂN DỤNG

LỰA CHỌN VẬT LIỆU CHO NHÀ Ở THEO PHONG THỦY


Đạo phương Đông quan niệm, vạn vật đều là sự kết tinh của khí, mỗi hình mỗi sắc có 1 “luồng điện”, 1 khí lực riêng. Vì vậy, theo phong thủy, bạn nên chú ý trong việc lựa chọn và sử dụng vật liệu để xây dựng nhà cửa.




Bề mặt của vật liệu có sắc ấm nóng thì kích thích khí dương, sắc lạnh thì kích thích khí âm. Vật liệu có sắc diện dương hợp với những tòa nhà thương mại, sắc êm dịu hợp hơn với nhà ở, biệt thự, nhà vườn.


Ngoài khí sắc, mỗi vật liệu còn có khí chất đặc biệt, hoặc âm hoặc dương. Vật chất âm, nhẹ như gỗ, gạch hoặc đất nung tốt cho sự lưu thông khí; vật chất dương, đặc cứng như tường đá, thường cản khí, khó thông sinh khí. Hợp chất nhân tạo như nhựa thường là vật cản điện và dĩ nhiên là cản trở luồng khí.
Gỗ là vật liệu có tính chất âm cao nhất, dễ thông khí, dễ hòa hợp với môi trường thiên nhiên. Gỗ mềm, nhẹ, sáng màu như gỗ thông thì tính âm cao hơn; các loại gỗ cứng và sậm màu thì tính dương cao hơn.
So với xi măng thì gạch mềm và thông thoáng hơn. Tuy có phần cản trở luồng khí nhưng gạch tránh được sự ẩm thấp nếu sử dụng ở những góc tường trong phòng u tối. Nếu phủ thêm thạch cao lên tường gạch, mặt tường trơn mượt sẽ thêm phần quân bình âm dương, giúp thông khí hơn.
Xi măng tuy hơi giống gạch nhưng cứng đặc và thiên về tính dương hơn. Nếu trám nhiều plastic trên tường xi măng thì khí càng khó thẩm thấu qua tường.
Loại đá cứng như hoa cương thì tính dương cao hơn đá vôi. Đá nhám sần sùi cản khí hơn đá mịn. Tường đá giúp khí xung động lưu chuyển qua mọi hướng, tránh bầu khí tù hãm. Vì khí khó xuyên thấu tường đá, nên cần trổ nhiều cửa nhà và cửa sổ thông ra ngoài cho thoáng khí.
Đặc tính dễ thấy của kính là cứng và nhẵn bóng. Do kính trong suốt nên ánh nắng dễ dàng xuyên qua, giúp sinh khí xâm nhập từ ngoài vào trong. Dòng khí còn có thể trườn nhanh qua mặt kính phẳng phiu. Muốn giảm bớt tốc độ luân chuyển của khí, nên dùng rèm cửa với màu sắc và chất liệu phù hợp.


Hiện nay, không chỉ đồ nội thất trong nhà sau một thời gian sử dụng mới bị hỏng hóc cần phải thay mới mà ngay cả đối với “phần cứng” của ngôi nhà như kết cấu dầm, cột, hệ tường…
Do tác động của môi trường cũng xuống cấp, chỉ có điều nếu nội thất có thể thay mới được thì những sự cố gặp ở “phần cứng” thường khó xử lý hơn, hoặc là chỉ có biện pháp cải tạo lại hoàn toàn mới khắc phục được.

Xử lý những trường hợp như thấm dột trần nhà, tường có vết nứt chỉ có những người có chuyên môn mới đưa ra phương án hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như an toàn cho ngôi nhà. Dưới đây là những ý kiến tư vấn của KTS.

1. Hiện tượng thấm dột trần nhà và giải pháp khắc phục
Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu ố vàng, bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới, nguyên nhân chủ yếu là do mái hoặc sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Đối với nhà chung cư nếu bị thấm dột từ trần nhà là do khu vực nhà vệ sinh, ống thoát nước của các căn hộ ở tầng trên có rò rỉ, hư hỏng. Nếu trần chỉ bị ố vàng thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.


Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải xử lý ngay bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm, phủ lên bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trám một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Đối với nhà ở thông thường, trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm, đồng thời kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Nguyên nhân của việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái, khi đó phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.2. Hiện tượng và cách xử lý sự cố nứt dầm, cột

Trên thân cột, dầm, trên thân tường xuất hiện nhiều vết nứt lớn hoặc nhỏ. Thường nứt ở 3 vị trí như sau:

Nứt ở mép tiếp giáp tường-cột thì do kỹ thuật thi công không đặt hay đặt không đủ thép râu neo vào tường. Biện pháp khắc phục là dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.


Nứt ở mép tiếp giáp tường-dạ đà cũng do lỗi thi công đã không xử lý hồ dầu và ẩm đúng, đồng thời xây không đúng quy định. Trong quá trình đông cứng, tường và cả hồ xây, trát bị co ngót một phần làm xuất hiện vết nứt ngang. Có thể dùng biện pháp sửa chữa vết nứt như nứt ở mép tiếp giáp tường - cột hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.


Nứt ở mép tiếp giáp tường-mặt trên đà thường thấy ở các tầng cũng do lỗi kỹ thuật thi công. Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm. Phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước khoảng 3 hàng gạch đinh, độ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt.

3. Hiện tượng và giải pháp cho tường nhà cũ bị nứt, thấm nước

Trên tường có nhiều vết rạn chân chim, các mảng tường bị ngấm nước, gây ẩm mốc bề mặt tường, làm đổi màu sơn tường. Do lớp sơn bảo vệ bên ngoài của tường bị bong tróc, rêu mốc hoặc tường bị rạn nứt, lâu ngày nước mưa và hơi ẩm theo các vết nứt nhỏ thẩm thấu vào trong tường làm ảnh hưởng đến cấu trúc và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.


Cách khắc phục đơn giản là phải cạo sạch sơn bị bong tróc hay bột bụi bằng vât cứng, sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc của các hãng sơn để rửa sạch khu vực bị thấm. Dùng vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn, làm phẳng bề mặt bằng bột chuyên dùng dành cho tường ngoài trời sau đó dùng các loại sơn chống thấm để xử lý


Ðể đạt hiệu quả tốt nhất phải đảm bảo cho bề mặt cần sơn được sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường dưới 16%. Sau khi chuẩn bị tốt bề mặt thì phủ một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn tự khô rồi phủ 1- 2 lớp sơn chống thấm lên trên.


Bạn có thể tạo một không gian rộng hơn cho căn bếp có diện tích nhỏ mà không cần phải xây mới lại. Một số mẹo sau đây sẽ giúp căn bếp của bạn trông rộng rãi và tươi mới.


Sử dụng màu sơn trắng


Màu trắng là người bạn tốt nhất trong một căn bếp nhỏ. Nó phản chiếu ánh sáng khiến cho không gian bếp rộng hơn và làm cho những bức tường dường như bị lu mờ. Khi sơn màu trắng cho tường và trần nhà, bạn sẽ tạo được một không gian liền mạch mà không hề cảm thấy có ranh giới và sự chia cắt trong diện tích nhỏ. Hơn nữa, sử dụng màu sơn trắng sẽ tránh được cảm giác bức bối cho căn bếp của bạn.


Phối hợp màu sắc có độ tương phản thấp


Sự khác biệt nhỏ về màu sắc giữa tường, tủ bếp và nền phòng sẽ tạo cho căn bếp một không gian rộng lớn hơn những gì nó vốn có. Dưới đây, bạn có thể tham khảo sự kết hợp giữa màu trắng, xanh và xám nhẹ nhàng, giúp đôi mắt của bạn không bị thay đổi đột ngột từ gam màu tối sang sáng, tạo một không gian sáng và rộng.


Chào đón ánh sáng


Ánh sáng tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc nới rộng bất kỳ không gian nào. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tùy ý lựa chọn số lượng và vị trí cửa sổ trong phòng bếp. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng được lượng ánh sáng tối đa nhờ vào việc bố trí cửa sổ. Một chiếc mành che giúp gian bếp trở nên mềm mại, sang trọng nhưng không hề ngăn cản ánh sáng phản chiếu. Nếu bạn vừa muốn giữ không gian riêng tư, đồng thời vẫn đón nhận được ánh sáng thì sử dụng mành cửa là một mẹo hay giúp bạn thỏa mãn.


Sử dụng những đồ đạc thanh mảnh, nhỏ gọn


Một căn bếp chắc chắn sẽ rất chật chội với quá nhiều đồ đạc. Nếu bạn chú ý khéo léo lựa chọn các đồ thanh mảnh, gọn nhẹ thì căn bếp sẽ trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn rất nhiều. Chẳng hạn, bạn có thể chọn những đồ dùng bằng kim loại như bức ảnh dưới đây. Bàn ghế thon gọn, không cầu kỳ giúp bạn nhìn rõ sàn nhà và các vật dụng khác, đem đến cảm giác thoáng mát và rộng rãi.


Làm rộng căn bếp với nền kẻ sọc


Một cách làm đơn giản khác giúp căn bếp của bạn có cảm giác rộng hơn, đó là việc sử dụng những đường kẻ sọc kéo dài trên nền bếp. Đồng thời, kết hợp màu sắc sáng - đậm xen kẽ như hình dưới đây. Để tạo những đường sọc dài này, rất đơn giản, bạn có thể sơn lên nền gỗ, nền nhựa vinyl hoặc sử dụng những tấm thảm lớn có sọc vằn.   


Hiện tượng: 

Trên trần nhà thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu, ố vàng, vài chỗ bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới

Nguyên nhân: 

Thấm dột mái và sàn nhà chủ yếu là do mái và sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước lâu ngày. Ở những nhà chung cư, nếu bị thấm dột từ trên trần hoặc từ nhà vệ sinh của tầng trên thì việc chống thấm khá khó khăn và chỉ có thể khắc phục tạm thời.

Khắc phục: 

Việc thấm dột từ trần nhà chung cư chủ yếu từ khu vực nhà vệ sinh hay bể nước của các nhà ở tầng trên. Nếu trần chỉ mới bị ố vàng có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ.

Trong trường hợp trần bị thấm nước nhiều gây dột thì phải khắc phục bằng cách đập bỏ lớp gạch của sàn nhà khu vực bị thấm. Sau đó phủ bề mặt bằng một lớp sợi thủy tinh và keo chống thấm. Cuối cùng trét một lớp xi măng và lát gạch lại như cũ.

Trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm; kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

Tại điểm nứt giữa đỉnh tường và mái, khi không trám bít hiệu quả thì dùng những tấm nhôm mỏng để che nước cho vết nứt. Việc thấm dột mái còn do các máng xối có lòng cạn, khi mưa lớn nước không thoát kịp và bị tràn lên mái. Trong trường hợp này phải thay mới máng xối có lòng sâu hoặc đục thêm lỗ thoát nước dưới vị trí bị tràn.

Cũng có thể be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm.


Đối với ngôi nhà chật hẹp, việc sử dụng không gian một cách hợp lý và thông minh là điều hết sức cần thiết. Khéo léo tận dụng những góc tường sẽ giúp nhà bạn trở nên rộng và thoáng hơn.

Ở bất kỳ không gian nào, bạn cũng đều có thể tận dụng những góc tường cho việc trang trí, cất trữ đồ đạc. 10 cách khai thác những góc tường đơn giản và thông minh dưới đây sẽ giúp ngôi nhà nhỏ của bạn thêm gọn gàng và ấn tượng hơn.

1. Góc tường cầu thang


Có lẽ sẽ rất ít ai nghĩ đến việc trang trí cầu thang bằng cách tận dụng góc tường. Những bậc lên xuống sẽ thêm tinh tế khi có sự xuất hiện của một lọ hoa với sắc màu tươi tắn, nhã nhặn đặt ở... góc cầu thang. Ở giữa lối lên xuống trong nhà, bạn chỉ cần đóng một chiếc kệ uốn mềm mại theo hình cầu thang để tiện cho việc đi lại và làm cho khu vực này trở nên bắt mắt hơn.

2. Góc tường phòng bếp


Nếu phòng bếp nhà bạn chỉ có một diện tích nhất định, vấn đề đặt ra là bạn sẽ sử dụng không gian đó như thế nào cho thật hợp lý. Ý tưởng tạo một chiếc bàn ăn sáng hình tròn ngay ở góc tường sẽ không làm tốn thêm nhiều diện tích nhưng vẫn mang đến cảm giác tiện nghi cho căn phòng của bạn.

3. Góc tường phòng tắm


Với những phòng tắm khá chật chội nhưng bạn vẫn muốn có một không gian thư giãn đầy đủ và tiện lợi thì góc tường sẽ là nơi giúp bạn thực hiện mong muốn đó. Để tiết kiệm không gian, bạn có thể bài trí tủ cất đồ kết hợp với chậu rửa mặt hình vòng cung. Thay vì sử dụng mảng gương lớn treo tường, hãy treo gương nhỏ ở góc tường sẽ phần nào giúp góc nhỏ này thêm thú vị.

4. Góc tường phòng ăn


Nếu bạn đang băn khoăn khi chỉ còn lại một khoảng diện tích khá nhỏ trong nhà, không đủ để tạo nên một góc ăn uống hàng ngày cho gia đình, thì một góc tường với khung cửa sổ nhỏ xinh sẽ đủ để bạn đặt chiếc sofa góc và chiếc bàn hình tam giác. Những bữa cơm sum họp mỗi ngày của gia đình bạn sẽ đầy ắp tiếng cười trong không gian thân thiện và ấm cúng.

5. Góc tường phòng làm việc


Chiếc bàn làm việc được thiết kế tương tự kiểu dáng của sofa góc sẽ giúp bạn tận dụng góc tường gần cửa sổ. Không cần mất quá nhiều diện tích bạn vẫn có được một "không gian" làm việc tiện lợi và đẹp mắt mỗi ngày.

6. Góc tường phòng tắm đứng


Khi phòng tắm nhà bạn có diện tích khiêm tốn, ngoài việc thiết kế phòng tắm đứng, bạn có thể tận dụng góc tường c làm chỗ đặt khăn tắm và vật dụng, giúp không gian luôn ngăn nắp, gọn gàng.

7. Góc tường làm ngăn kéo


Một lời khuyên hữu ích cho những gian phòng hẹp đó là nên tự đo đạc và nhờ người thiết kế nội thất cho vừa vặn, hợp lý với ngôi nhà, từ đó hạn chế việc để lãng phí không gian. Một góc tường phòng bếp sẽ thêm gọn gàng khi bạn cho lắp chiếc tủ có những chiếc ngăn kéo với hình dáng phù hợp.

8. Góc tường sau cánh cửa


Khoảng diện tích rất nhỏ sau cánh cửa có thể được tận dụng để thiết kế tủ và kệ đựng giày. Bạn có thể đo kích thước của góc tường để thiết kế tủ và kệ với hình dạng phù hợp. Khi đó, lối vào nhà của bạn chắc chắn sẽ thêm gọn gàng và sáng sủa.

9. Góc tường phòng ngủ


Bất kỳ góc tường nào trong nhà cũng đều có thể được tận dụng một cách hữu ích. Với gian phòng nghỉ ngơi, bạn có thể đóng kệ đựng những vật dụng trang trí giúp phòng ngủ thêm ấn tượng hơn.

10. Sử dụng góc tường làm kệ để đồ


Ngoài những cách trên, bạn có thể tận dụng góc tường để đóng tủ, kệ phục vụ cho việc cất trữ đồ đạc một cách thuận tiện. Sử dụng không gian thông minh và linh hoạt sẽ giúp ngôi nhà của bạn luôn đẹp trong mắt mọi người. 




Ngày nay, nhiều gia đình có điều kiện có thể xây bể bơi trong vườn để vui chơi, thư giãn. Xây hồ bơi đúng phong thủy sẽ hút vận may về tiền tài, ngược lại có thể mang tới năng lượng âm khổng lồ bất lợi cho gia chủ.

Một số điều cần chú ý khi xây dựng hồ bơi cho hợp phong thủy và kích hoạt được vận may tiền tài của mình.

1. Hình dáng
Dạng hồ tốt nhất là hình tròn, oval, bầu dục, uốn lượn bởi chúng không có bờ cạnh sắc nhọn để tạo thành mũi tên độc như một số hồ hình vuông. Một sự lựa chọn thích hợp khác là xây hồ hình bát giác.
Trong trường hợp hồ bơi hình vuông, các chuyên gia phong thủy ví kiểu hồ này với những đường thẳng và nhiều góc nhọn như các “mũi tên độc” hướng thẳng vào ngôi nhà. Điều này chắc chắn sẽ làm phương hại đến những người sống trong đó.
Hồ bơi hình oval được ưa chuộng cho các hồ bơi trong nhà.
Để khắc phục yếu tố có hại như thế, gia chủ hãy đặt những chậu cây xanh ở bốn góc hồ. Cành lá xum xuê, mềm mại của chậu cây kiểng sẽ làm mềm đi các góc nhọn của hồ.


2. Tỷ lệ
Hồ bơi là một ví dụ tiêu biểu của biểu tượng thuộc hành Thủy lớn, có thể mang đến rất nhiều vận may về của cải. Tuy nhiên, hồ bơi phải được xây dựng tương xứng với kích thước của ngôi nhà.
Nên xây hồ có kích cỡ tương xứng với ngôi nhà. Nếu quá to so với căn nhà, hồ có thể “làm chìm” nhà, truyền đến nguồn năng lượng xấu. Thay vì vậy, hãy xây hồ nhỏ hơn.
Theo bậc thầy phong thủy Lillian Too, nếu gia chủ có điều kiện xây dựng hồ bơi trong vườn, và đặt nó đúng vị trí an trụ của sao Thủy Tinh số 8, thì chắc chắn chủ nhà sẽ gặp nhiều may mắn về của cải.
Hồ bơi cũng có tác dụng tốt nếu nó có kích thước nhỏ hơn so với kích thước của ngôi nhà. Dù vậy, tùy theo hồ bơi có kích cỡ thế nào thì để tận dụng hết năng lượng của hồ bơi, bạn phải mở một lối thông giữa hồ bơi và nhà - một cửa ra vào hoặc cửa sổ chẳng hạn, để đón chào năng lượng Thủy đầy may mắn này.

3. Vị trí
Nên đặt hồ bơi trong khuôn viên vườn để cân bằng năng lượng âm của hồ và năng lượng dương từ chính ngôi nhà của gia chủ.
Hồ bơi nằm gần nhà sẽ giúp cho việc chăm sóc, vệ sinh hồ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu thiết kế chúng nằm quá sát ngôi nhà, năng lượng tỏa ra từ hai hồ bơi sẽ lấn át, triệt tiêu nguồn năng lượng dương. Khi các luồng khí âm và dương không cân bằng, sức khỏe của các thành viên trong gia đình sẽ bị ảnh hưởng. Tốt nhất, nên bố trí hồ bơi nằm cách nhà khoảng 3 km.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là phương vị của hồ bơi. Theo bát quái, hướng Nam đại diện cho năng lượng Hỏa. Để nguồn năng lượng này không bị tiêu hủy, bạn nên tránh đặt hồ bơi ở hướng này.
Trong khi đó, hướng Đông và Đông Nam lại thuộc hành Mộc, đây chính là hai hướng thích hợp nhất. Năng lượng âm của hồ nước sẽ được đặc tính Mộc ở nơi đây khống chế bớt.
Lưu ý khi thiết hế hồ bơi, tránh đặt hồ bơi trên sân thượng. Chúng được ví như hồ nước lớn, đè nặng lên những người sống bên trong ngôi nhà. Trong trường hợp ngôi nhà gia chủ đã thiết kế sẵn hồ bơi bên trong, nên phân cách hồ bơi bằng vách ngăn hoặc cửa đóng kín để hóa giải những luồng khí xấu.

4. Ngũ hành
Chọn gạch lát hồ có màu xanh nước biển là tốt nhất. Các khu resort rất chuộng màu gạch này.Hồ nước nên hòa hợp với ngũ hành, như Kim (tay vịn, máy bơm, thiết bị điện), Mộc (cây xanh, hoa cảnh), Thổ (đá, xi-măng, vật liệu trang trí) và Hỏa (ánh sáng). Điều này sẽ giúp bảo đảm hồ được cân bằng và hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Chính vì vậy, gia chủ nên chú ý nên gam màu của gạch lát hồ. Màu xanh nước biển là gam màu được nhiều người ưa chuộng nhất. Sắc màu này mang lại cảm giác tươi mát, trong trẻo cho nước hồ.

5. Năng lượng của bể nước động
Hồ bơi và các vật trang trí phải được cọ rửa thường xuyên, vừa nhằm bảo dưỡng hồ, vừa giữ cho nước hồ không bị tù túng.
Trong cuốn “Phong thủy để có cuộc sống hạnh phúc và an bình”, nữ phong thủy Lillian Too có đề cập tới điều này: Điều quan trọng là không bao giờ để hồ bơi trông giống như bể nước tù đọng.
Hồ bơi phải giống như một bể nước dương, tức là nước luôn chuyển động. Nếu có thể, hãy tạo hiệu quả sóng vỗ để nước có vẻ như đang chảy về phía nhà bạn. Thêm nữa, một suối nước nhỏ hoặc một thác nước nhỏ là biểu tượng thuộc hành Thủy phù hợp nhất.
Ngoài ra khi xây hồ hơi, cần thiết kế sao cho nước trong hồ như đang chảy hướng vào nhà. Không nên lùi ra xa ngôi nhà. Điều này có vẻ nhỏ nhặt nhưng rất quan trọng nếu gia chủ muốn kích hoạt vận may về tài sản. 

Không gian phòng ở của em bé chính là môi trường đầu tiên và quan trọng nhất để cho em bé phát triển, vì có thể nói chiếm thời gian hết hơn 1/2 cuộc sống của em bé là ở đây.

Có 8 điều căn bản cần lưu ý trong phòng em bé như sau:

1. Bên trong phòng của em bé tuyệt đối không được treo, đặt các bức tranh có hình tượng quái dị hung ác, nếu bé tự ý treo cần phân tích cho bé hiểu vả bỏ đi. Khi phạm điều này thì tính cách em bé trở nên nóng nảy.


2. Xung quanh bàn học nếu có cửa xung xạ thì chủ bé không thích học tập và học tập sút kém.

3. Bàn học không được đối thẳng với chùa miếu, ban thờ, chủ thi cử thiếu may mắn.

4. Bàn học không thể để cạnh giường, bởi khi học sách trẻ em dễ có thói quen nằm luôn lên trên giường mà đọc. Sẽ thành thói quen xấu.

5. Bàn học tuyệt đối không đặt dưới xà nhà, tốt nhất là nên làm trần phẳng.

6. Khi đặt bàn học quay ra hướng cửa sổ cần tránh ánh sáng quá mạnh.

7. Trong phòng ngủ không treo chuông hoặc phong linh, chủ thần kinh suy nhược.

8. Các loại đồ chơi như bị vỡ hỏng, nên bỏ đi ngay, tránh trẻ bị tổn thương.

Trên đây là một số điểm thiết yếu để trẻ em có một không gian phong thủy tốt để trẻ được phát triển lành mạnh. Thiết nghĩ chỉ cần chúng ta chú ý những cái nhỏ sẽ tránh được những họa lớn.



Có thể bạn chưa biết, ngoài việc sinh hoạt điều độ, nguồn năng lượng trong phòng cũng tác động rất lớn đến giấc ngủ. Bởi vậy, hãy tận hưởng nguồn năng lượng tốt bằng các ứng dụng phong thuỷ để tạo cảm giác sảng khoái khi ngày mới bắt đầu.1. Tạo môi trường thoải máiNhiệt độ, ánh sáng, không khí và tiếng ồn đều có những tác động trực tiếp đến giấc ngủ của bạn. Trong đó ánh sáng được coi là nguồn dinh dưỡng quý giá. Nếu không muốn chứng mất ngủ 'viếng thăm' bạn nên tạo cho mình một môi trường ngủ thật thoải mái, ví dụ như nhiệt độ thích hợp, hạn chế ánh sáng, bạn nên tận dụng ánh sáng từ dèn có chức năng chỉnh độ sáng để tạo ánh sáng thích hợp.


2. Không khí trong lành cho cuộc sốngNếu không khí có mùi hôi và đầy bụi, tinh thần và thể chất của bạn sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Chính vì thế, bạn nên mở cửa sổ thường xuyên, sử dụng máy lọc không khí để mang lại nguồn khí tươi mát vào phòng. Nhớ là cây cảnh chỉ nên trồng ngoài trời, tránh mang chúng vào phòng.


3. Sắc màu cân bằng
Màu sắc dịu dàng giúp cân bằng nguồn năng lượng trong phòng ngủ, điều hòa màu sắc sao cho hài hòa, dịu mắt là chính, khiến cho thần kinh được thư giãn dễ ngủ. Gam màu tốt nhất cho phòng ngủ là màu da, đa dạng từ trắng sữa đến màu chocolate đậm. Màu sắc các vật dụng trong phòng nên tương đồng một cách hài hoà thay vì tương phản để đôi mắt luôn dễ chịu.


4. Phòng ngủ hợp lýVị trí của giường ngủ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe mọi người. Chọn được một nơi phù hợp sao cho mọi luồng khí lưu thông và phù hợp với những quy tắc về phong thủy là điều rất quan trọng. Bạn nên đặt giường ngủ ở giữa phòng để tạo thế cân bằng và tránh thẳng hàng với cửa phòng. Hai bên giường ngủ nên có tủ đầu giường để tạo thế vững chắc. Không nên để khoảng trống giữa đầu giường và bức tường vì sẽ tạo cảm giác bất an khi ngủ.


5. Mang nghệ thuật vào phòng
Những tấm ảnh hay các tác phẩm nghệ thuật đặt trong phòng ngủ đều có tác động đến tâm trạng của bạn. Bạn nên lựa chọn hình ảnh hoặc tác phẩm nghệ thuật nói lên mong muốn của mình. Còn nếu muốn mang nguồn năng lượng đặc biệt có sức ảnh hưởng mạnh mẽ vào phòng ngủ hãy lựa chọn hình ảnh hoặc tranh vẽ mang ý nghĩa hạnh phúc, vui vẻ với chủ dề về tình yêu, uyên ương.


Nhìn căn bếp được sắp xếp gọn gàng, thông minh, mọi thứ sáng láng, sạch sẽ người ta sẽ đánh giá chủ nhà là người đảm đang, tháo vát, có thẩm mĩ cao.1. Giải phóng không gian lưu trữTạo cho nhà bếp một “vẻ mặt” mới và tăng lượng lưu trữ bằng cách sắp xếp các dụng cụ, đồ đạc trong bếp có tổ chức theo kích thước, ngăn lớn để đồ lớn, ngăn nhỏ để đồ nhỏ. Nhớ là không nên lắp cửa kính, cửa tủ, rất phiền toái khi bạn lấy chúng ra đặc biệt là đối với những đồ mà gia đình bạn dùng thường xuyên.

2. Nhanh gọn khi để các đồ cùng chức năng ở một nơi
Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian khi sử dụng cách này. Ví dụ: Tiết kiệm được thời gian vào buổi sáng khi bạn để tất cả những thứ dùng cho việc pha cà phê ở một chỗ. Sử dụng một chiếc giỏ nhỏ để giữ bộ lọc, hạt cà phê, cốc uống, không phải mất công lục hết tủ này tới tủ khác để lấy “đồ nghề”.


3. Tận dụng hết không gian có thể
Những khe giữa đồ bếp và mặt sàn cũng đủ để bạn làm một ngăn kéo nông. Có thể dùng để trữ những vật nhỏ, đồ chơi của con.



4. Dùng hộp để trữ đồTận dụng được tối đa không gian bằng cách bạn sử dụng các giỏ nhựa, hộp đựng để lưu giữ thực phẩm theo loại, đồng thời dán nhãn cho chúng. Rất tiện lợi khi bạn lấy chúng ra lại gọn gàng cho tủ lạnh nhà mình.



5. Sử dụng triệt để cánh cửa
Đính kèm giá đỡ vào bên trong cánh cửa để lưu trữ những đồ nhỏ. Thiết kế tủ thông minh sao cho cửa có thể đóng kín hoàn toàn.


6. Các ngăn kéo luôn là lựa chọn số 1

Chỗ nào có thể sử dụng làm tủ ngăn kéo thì bạn nên tận dụng. Chọn các kích thước khác nhau để đựng các đồ có kích thước khác nhau.


7. Giữ khăn, tạp dề gần bồn rửa

Một chỗ “núp” kín đáo của những chiếc khăn, tạp dề là kề bên bồn rửa. Rất tiết kiệm không gian lại tiện lợi cho bạn sử dụng.


8. Càng nhiều kệ càng tốt

Thêm kệ cho các đồ dùng bạn thường xuyên sử dụng. Chúng được trưng bày khiến nhà bếp trông ấm cúng hơn. Các lọ, giỏ, thùng giúp bạn bố trí dụng cụ, thực phẩm gọn gàng hơn.


9. Tận dụng các bức tường

Sử dụng một loạt các móc treo để móc các dụng cụ nhà bếp. Thêm kệ, giá đỡ để trữ những vật dụng không có móc treo.


10. Chia không gian đựng đồ trong ngăn kéo
Các ngăn chia không gian đựng đồ trong ngăn kéo này sẽ giúp bạn phân biệt các đồ đạc, tiện lợi khi lấy dùng, có thể sử dụng các hộp gỗ hoặc hộp nhựa có bán sẵn tại các siêu thị.


11. Các ngăn kéo đa tầng
Chỉ cần kéo một ngăn ra ba ngăn, sẽ không mỏi tay khi cứ thiếu cái này cái kia thì bạn lại phải kéo ngăn kéo ra.


12. Trữ thớt trong tủ
Các ngăn dựng đứng, có điểm tựa phù hợp cho việc đựng các loại thớt lớn nhỏ khác nhau.


13. Tận dụng tối đa các góc

Góc nhà không nên bỏ phí mà bạn có thể làm các kệ sâu trong góc để các thiết bị điện nhỏ. Có thể cài một cánh cửa dạng trượt để che các vật dụng bên trong.


14. Những chiếc tủ đa năng

Vừa trữ tủ lạnh, vừa trữ lò vi sóng, làm giá sách, đựng cặp sách của bé, bốn phía đều được tận dụng tối đa. Thử hỏi có chiếc tủ nào làm được nhiều việc như chiếc tủ này không nhỉ?


15. Giấu các ngăn chứa rác

Bạn có thể tận dụng một góc trong tủ bếp để chứa rác hữu cơ và vô cơ. Vị trí thuận tiện nhất là bên cạnh bồn rửa hoặc bên cạnh cửa ra vào để khi bạn mang rác đi vứt cũng không vấy bẩn bếp.


16. Kệ cao sát trần nhà

Tận dụng tối đa không gian bằng cách dùng các kệ cao tới tận trần nhà. Mặc dù khó khăn để lấy xuống nhưng bạn có thể lưu giữ những đồ không thường xuyên dùng đến ở trên và những đồ cần thiết dùng thì để ở dưới.


17. Sử dụng ngăn kéo đựng chai
Không nên bày các chai lọ ra ngoài vì trông chúng khá rối mắt, các ngăn kéo sâu như thế này là vật hoàn hảo để trữ những chai dầu, rượu…




Những gam màu tươi tắn, dịu mát và một vài chi tiết trang trí nhỏ xinh sẽ giúp làm đẹp và bừng sáng không gian phòng khách trong tiết trời mùa hè.Trút bỏ những chi tiết trang trí đã cũ từ độ thu đông năm trước, thêm một vài điểm nhấn thú vị với bức tường trang trí, chiếc gối ôm hay rèm cửa, tranh treo tường… sẽ giúp làm mới không gian căn phòng một cách rất hiệu quả khi mùa hè đang tỏa nắng.

Bố cục căn phòng được bài trí tự do, phóng khoáng với những mảng màu đối lập, sặc sỡ, mạnh mẽ đã tạo nên diện mạo trẻ trung và sức sống mãnh liệt cho phòng khách.


Hốc tường trang trí có màu sắc hài hòa với bộ bàn ghế sofa và gối tựa lưng, thể hiện sự khéo léo của gia chủ trong việc nắm bắt mối quan hệ tương hỗ giữa các hình khối và màu sắc trong không gian.
Màu sắc tươi sáng của cây xanh, ánh nắng và bầu trời cùng biển cả (xanh lá cây, vàng nhạt, xanh dương) nổi bật trên nền phòng màu trắng mang đến không khí tươi trẻ và tràn đầy sức sống.


Màu trắng là màu được nhiều gia đình lựa chọn sử dụng làm tông màu chính trong nhà ở gia đình, bởi màu trắng có tác dụng "nới rộng" không gian, tạo sự thông thoáng và mang đến vẻ đẹp tinh khôi cho căn phòng. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng hoàn toàn một màu trắng đơn thuần sẽ khiến không gian thật lạnh lẽo và nhàm chán.
Để căn phòng thêm sinh động, gia chủ có thể đặt thêm những chiếc gối tựa lưng màu sắc, bày thêm một lọ hoa, cây cảnh tươi xanh và đặc biệt là không có gì tuyệt vời hơn khi rèm cửa hợp tông với họa tiết của gối… Những họa tiết độc đáo như hoa lá, các đường kẻ sọc hay thậm chí chỉ là những chiếc gối, rèm đơn sắc… cũng tạo nên nét phá cách và sự chấm phá thú vị cho căn phòng trắng tinh khôi.


Phòng khách với điểm nhấn nổi bật là chiếc sofa và thảm trải sàn đa sắc màu, mang đến một không gian hiện đại và thật năng động cho các gia đình trẻ. Sự điểm xuyết các chi tiết trang trí mang 7 sắc cầu vồng trên nền sofa trắng càng làm bừng sáng thêm không gian của căn phòng, tạo cảm giác vui vẻ và tâm hồn tràn đầy năng lượng cho mọi người.
Màu sắc trong phòng khách mang ý nghĩa chủ đạo và có tác dụng điều hòa tất cả màu sắc trong ngôi nhà. Do đó, nếu không muốn quá "mạo hiểm" với các gam màu mạnh hay rực rỡ quá thì việc lựa chọn những gam màu "mộc" là giải pháp hữu hiệu nhất.
Góc phòng khách giản dị với màu nâu gỗ của chiếc sofa, kệ, ghế và bức tường gỗ trang trí nhưng vẫn hiện đại và độc đáo với chiếc đèn trang trí màu xanh lá nổi bật.

Một điều đặc biệt cần lưu ý là khi lựa chọn trang trí phòng khách mùa hè, cần tuyệt đối tránh các gam màu quá mạnh, quá nóng hoặc u tối sẽ khiến căn phòng thêm nóng bức, ngột ngạt và gây tâm lý ức chế, dễ nảy sinh cáu gắt, bực dọc cho người ở trong phòng.
Trong không gian nhà ở gia đình nói chung và phòng khách nói riêng, cây xanh có vai trò quan trọng, vừa giúp điều hòa không khí, vừa mang đến sức sống và sự tươi mát cho căn phòng trong những ngày hè oi ả. Đây cũng là cách mang thiên nhiên đến thuận tiện nhất và gần nhất vào không gian sống của con người.
Khi đặt cây xanh trong nhà, buổi sáng có thể mở rộng cửa sổ để đón nắng, giúp căn phòng thêm hài hòa và thoáng sáng hơn. Khi nắng gay gắt hơn, có thể buông rèm để tránh nắng nóng. Tuy nhiên, khi đặt cây xanh trong nhà cũng nên lưu ý phải thường xuyên chăm sóc, tưới nước, tránh để cây héo chết.


Nhìn chung kỹ thuật trát các kết cấu là giống nhau chỉ có một số điểm riêng ta cần phải lưu ý do tính chất của nó trên bề mặt nhằm tạo ra một lớp trát có chất lượng, đạt yêu cầu.


Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.
Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.
Chiều dày lớp trát từ 10 - 20mm, khi trát phải chia thành nhiều lớp mỏng từ 5-8mm. Nếu trát quá dày sẽ bị phồng, dột, nứt thông thường chiều dày của một lớp trát nên không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
Thực hiện tuần tự 03 lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
Dùng vữa xi măng mác 75.
Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.


Các lớp vữa trang trí thường có yêu cầu mỹ thuật cao.
Phải kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát, tất cả những chổ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại. Mặt tường, bể sau khi trát không có khe nứt, gồ ghề, nẽ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác. Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sau vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.
Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn dáo hay trên cao.


Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.
Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào. Chú ý bảo dưỡng bề mặt trát, luôn giữ ẩm cho bề mặt trát trong 7 đến 10 ngày.
Trong quá trình tô trát nếu phát hiện trong vữa có thành phần hạt lớn như đá, sỏi… cần phải loại bỏ ngay.


Tận dụng lại vữa rơi bên dưới đã có vật lót để trát tiếp.


Khi căn nhà gần hoàn thiện là lúc xuất hiện nhiều phát sinh nhất. Dưới đây là một số kinh nghiệm thực tế của những người đã từng trải qua giai đoạn này.Bà Lan Phương, chủ một căn nhà ba tầng lầu xây từ hai năm trước trên đường Phổ Quang, quận Phú Nhuận kể: "Nói đến xây nhà tôi còn rùng mình. Tôi thuê kiến trúc sư thiết kế, theo bản vẽ đó tôi thuê thầu xây nhà và tự mua sắm vật tư. Thực ra ban đầu tôi có gọi khoán. Người ta đưa ra giá khoán gọn là 950 triệu đồng, thời giá hồi đó. Tôi đi hỏi người quen và chẳng biết lúc tính như thế nào mà thấy rẻ hơn được đến 30 triệu. Thế là tôi không khoán nữa mà tự mình đi lo vật tư. Cuối cùng thì phát sinh nhiều hơn số tiền mà mình tính sẽ tiết kiệm được”.


Nhưng thiệt hại nhiều nhất là thiệt hại về thời gian. Bà Lan Phương nói: "Đến lúc chọn thiết bị vệ sinh, gạch ốp lát cho phòng vệ sinh và hệ thống đèn trong nhà thì tôi thật sự bị ngợp. Tôi bị ngợp giữa cả trăm mẫu gạch, trăm loại giá và rất nhiều lời khuyên của người bán, của thợ, lời khuyên nào cũng có vẻ có lý. Sáng chọn gạch màu xanh, trưa đổi sang màu hồng, chiều tối lại thấy màu nâu mới hay. Có những lúc tôi phải quyết để cho công việc xong. Bây giờ nhìn lại, thấy phòng vệ sinh nhà mình tốn rất nhiều tiền mà lại không đẹp và bất hợp lý nữa. Chẳng lẽ lại đục lên làm lại?”.

Đó là một trong những khó khăn mà các chủ nhà thường gặp phải khi xây nhà. Cũng có những chủ nhà có kinh nghiệm hơn hoặc gặp được người tư vấn rành việc nên biết xử lý công việc trong giai đoạn hoàn thiện. Ông Ngô Đăng Cường, chủ nhà số 100 Nguyễn Thanh Tuyền, phường 2, quận Tân Bình kể: "Lúc mới đào móng xây nhà, đổ tấm, ngày nào qua công trường cũng thấy thay đổi, ngôi nhà thành hình dần, thấy công việc rất chạy. Khi ngôi nhà đã xong phần thô, bước vào hoàn thiện lại thấy công việc như chậm hẳn lại vì ngày nào ghé công trường cũng thấy ngôi nhà vẫn có từng đó. Thế là sốt ruột sinh lo lắng, muốn điều chỉnh. Thực ra, theo tôi, để không bị ảnh hưởng bởi tâm lý này, cần nắm vững tiến độ. Nghĩa là chủ nhà phải có một bảng liệt kê công việc theo thời gian cho rõ ràng, ngày này tuần này ngôi nhà phải làm đến đâu. Từ đó, biết trước việc mình phải làm. Nắm vững được cái này thì sẽ biết cái gì làm trước, cái gì làm sau, đỡ rối. Thường vào cuối năm, nhiều khi thợ thầu cùng giục đẩy nhanh tiến độ, ai cũng muốn phần việc mình nhanh xong, nếu mình không nắm được tiến độ là chồng chéo lên nhau".


Ví dụ mà ông Cường đưa ra là sơn nước, làm lan can, hoa cửa và lát gạch. Ông yêu cầu sơn nước làm dứt điểm việc trét ma tít, sơn lót, sơn phủ. Thợ sắt cũng phải hoàn chỉnh việc hàn, sơn lót sơn phủ bông cửa. Sau đó mới lót gạch. Lót xong, thợ sơn chỉ còn việc sơn giặm, hạn chế việc dùng giàn giáo. Ông rút kinh nghiệm này ở nhà một người quen, trong lúc đợi thợ sắt, thợ sơn vì bản thân thợ cuối năm phải làm nhiều công trình, ông thầu đòi cho bên hồ lát gạch trước. Lát xong, thợ sơn vào bắc giàn giáo, thợ sắt vào hàn. Dù cẩn thận đến mấy, sàn gạch cũng bị hư ít viên.

Ông Ngô Phước Minh, chủ nhà số 164/16 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 8 Phú Nhuận thì chia sẻ kinh nghiệm: “Tôi làm nhà có kiến trúc sư tư vấn lại khoán gọn từ A đến Z. Dù vậy, là chủ nhà tôi vẫn phải theo dõi công trình và làm những phần việc của chủ nhà đặc biệt là lúc hoàn thiện. Trong khâu hoàn thiện, có ngày có đến cả mấy chục thợ vào làm việc trong nhà mình mà vẫn không thấy rối. Về chuyện vật tư, dù đã khoán, trong hợp đồng có ghi rõ chủng loại vật tư, giá cả nhưng trước ngày thi công, vẫn phải xem tận mắt mẫu gạch, mẫu thiết bị vệ sinh… xem có phù hợp hay không để còn đổi kịp trước lúc giao”. Theo ông Minh, điều quan trọng là bố trí phòng, mình phải trao đổi với kiến trúc sư để biết trước công việc, để đến khi thi công không phải sửa đổi. Ví dụ như phải hình dung giường nằm ở đâu, công tắc điện ở đâu, chỗ nào cần giắc cắm cho điện thoại, cho máy tính nối mạng… Quá trình trao đổi với kiến trúc sư có thể có ý kiến khác nhau, phải xét kỹ theo ý mình nhưng khi gút, nên nghe theo người có chuyên môn vì mình tuy gọi là có kinh nghiệm cũng chỉ xây vài ba căn nhà, đâu thể nào bằng người chuyên đi xây nhà và đã xây đến hàng trăm căn.


Những bí quyết đơn giản sau cho ngôi nhà của bạn sẽ giúp phần nào đối phó với mùa nắng nóng.

Chặn lối nắng nóng từ bên ngoài

Cách tốt nhất để chống nóng mùa hè là tìm cách ngăn chặn sự thâm nhập của cái nóng tiến vào ngôi nhà xinh xắn của bạn. Rèm cửa là giải pháp hữu hiệu trong chiến lược ngăn chặn luồng khí nóng, vì ngoài chức năng hạn chế sự nóng lan tỏa vào trong nhà thì rèm còn có vai trò góp duyên thêm cho tổ ấm của bạn hay che đi những khuyết điểm trên bức tường, khung cửa sổ. Bạn nên chọn loại rèm cửa được may từ các vật liệu chắn nắng. Ngoài ra, nếu cửa sổ bằng kính, bạn có thể tận dụng thêm các film cách nhiệt để giảm gần như tối đa tia cực tím và phần lớn lượng nhiệt năng hấp thụ qua cửa sổ, vách kính.



Rèm cửa ngoài chức năng chống nắng còn có thể giúp điểm xuyết cho ngôi nhà của bạn thêm phần tinh tế, bắt mắt.

Mở lối cho không gian


Nói một cách dễ hiểu, bạn cần tận dụng tối đa không gian để tạo nhiều khoảng không thoáng đãng trong nhà. Cách lý tưởng nhất là điểm xuyết cho ngôi nhà một chiếc giếng trời để không khí có điều kiện được lưu thông liên tục. Nếu nhà bạn hẹp thì để tiết kiệm diện tích, bạn có thể làm giếng trời kết hợp với ô trống ở giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Nếu chưa thể có ngay một chiếc giếng trời, bạn nên chú ý dọn dẹp và sắp xếp nhà cửa gọn gàng, thoáng mát cũng là một cách tối ưu hóa không gian giúp luồng không khí được lưu chuyển thông suốt.



Giếng trời – Một giải pháp chống nóng hiệu quả đã được áp dụng từ rất lâu

Tận dụng hơi nước

Những làn hơi nước bốc lên và lan tỏa khắp nhà sẽ góp phần làm dịu bầu không khí oi ả mùa nóng. Do đó, giải pháp thiết kế những hồ nước nhỏ ngay trong không gian nhà bạn là ý tưởng hay trong việc hạ nhiệt ngày hè và thêm cảm hứng cho không gian sống. Bạn có thể thiết kế tiểu cảnh là một hồ nước hay con suối nhỏ trong nhà, hoặc sử dụng các loại cối đá, máng nước, hòn non bộ, bể cá cảnh vừa có tác dụng trang trí vừa tạo tiếng nước chảy róc rách dễ chịu phòng khách, phòng ăn… Nếu nhà có chút ít hoặc khoảng trống trên sân thượng thì một bể nước nhỏ thả sen súng, có chỗ ngồi ngắm cảnh kiểu nhiệt đới sẽ là nơi lý tưởng để giải trí thư giãn.


Một hồ nước nhỏ lăn tăn cùng những tán lá nhỏ phất phơ dễ dàng chinh phục cảm giác thư thái và làm “mát lòng” người ngắm nhìn.

Thiên nhiên khắp mọi nơi


Trong xu thế con người đang ngày càng muốn gần gũi với thiên nhiên hơn, sao ta không trưng dụng những mảng xanh thiên nhiên ngay trong ngôi nhà của mình? Ngoài những chậu cây cảnh xanh mướt góp phần làm dịu mắt người nhìn thì những chậu hoa với màu sắc dịu nhẹ cùng mùi hương thoang thoảng cũng giúp người thưởng thức làm đầy cảm giác thư giãn của mình. Hãy tận dụng tối đa các góc nhỏ, ban công để mang màu xanh tươi mát của cây cối vào nhà. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng nội thất từ tự nhiên như tre nứa, các loại bàn ghế, thảm… để góp phần giảm nhiệt cuộc sống.


Bạn còn chờ gì mà không bổ sung ngay vài mảng xanh cho căn nhà đầy sức sống của mình!

Bớt đồ tỏa nhiệt


Ngoài nhiệt độ hầm hập bên ngoài thì trong nhà bạn cũng có thể ẩn chứa rất nhiều đồ tỏa nhiệt. Đó có thể là từ chiếc máy tính để bàn, máy in, TV, cho đến chiếc máy giặt, máy chơi game, tủ lạnh, máy tập thể dục,… Lưu ý hạn chế sử dụng những thiết bị này vào những lúc bên ngoài quá nắng nóng. Tốt nhất vào những lúc như thế, bạn chỉ nên sử dụng quạt làm mát giúp giảm nhiệt trong nhà.


Tủ lạnh, TV, máy giặt,… đều là những vật dụng tỏa nhiệt và nên hạn chế sử dụng chúng khi trời đang nóng.

Chọn thiết bị làm mát

Trong các ưu tiên về thiết bị làm mát thì máy điều hòa nhiệt độ luôn là lựa chọn số một nếu bạn không gặp khó khăn về tài chính. Tùy vào diện tích cụ thể của căn phòng mà bạn cần chọn loại máy lạnh hợp lý để tối ưu hóa khả năng sử dụng. Ngoài ra, các lọai máy phun sương cũng là một lựa chọn đáng suy nghĩ sau giải pháp máy lạnh vì máy phun sương với chi phí đầu tư thấp hơn nhưng vẫn có thể giúp điều hòa trong phòng làm lắng bụi thanh lọc không khí,tăng độ ẩm, giảm nhiệt độ của môi trường xung quanh từ 5~7 độ C. Tiếp đến, quạt nước và các loại quạt khác cũng có thể được cân nhắc cho căn phòng của bạn nhằm chống lại sự “nhịêt huyết” của nắng nóng.



Một phòng tắm đẹp sang trọng sẽ góp phần tô điểm cho căn nhà của bạn thêm tiện nghi và đầy sức sống. Mang lại cảm giác thoải mái thư giãn cho các thành viên gia đình, thương hiệu nội thất Axor đã giới thiệu bộ sưu tập 12 mẫu phòng tắm sang trọng.
Với tông màu chủ đạo là trắng, cộng với sắc vàng của gỗ và những phụ kiện đi kèm, những mẫu phòng tắm này tạo cho gia chủ cảm giác sạch sẽ, thoải mãi và thư giãn. Điều đặc biệt, các phòng tắm đều có cửa kính lớn và kèm che đón ánh sáng tự nhiên và hòa mình với thiên nhiên. Các thiết bị vệ sinh như bồn tắm, bồn rửa, vòi nước đều được thiết kế tinh tế.
Tuy nhiên, các mẫu phòng tắm này chỉ phù hợp cho các gia đình có điều kiện về kinh tế, bởi đầu tư một phòng tắm như vậy cũng tiêu tốn của gia chủ một khoản tiền không nhỏ.












Một không gian thoáng đãng được trang trí theo chủ đề gần gũi với thiên nhiên sẽ khiến căn phòng trở thành nơi lý tưởng để bé không chỉ “trốn nóng” mà còn thích thú suốt hè này.




Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, nền nhiệt cao của mùa hè làm thời tiết nóng bức và con người cũng cảm thấy ngột ngạt. Theo các nhà tâm lý học và chuyên gia về kiến trúc, việc đưa thật nhiều màu xanh và  khoảng trống vào không gian nội thất sẽ mang lại cảm giác tốt hơn cho cả người lớn và trẻ em. Vì thế, nhiều gia đình trẻ đã bắt đầu "công cuộc" dọn nhà, cất đồ mùa lạnh và chọn mẫu giấy dán tường mới.

Dưới đây là một số cách bài trí giúp bé có căn phòng lý tưởng trong mùa hè.

Chọn gam màu xanh



Màu xanh được cho là màu khá gần gũi với thiên nhiên và là màu mang đến cảm giác mát mẻ trong những ngày hè. Với gam màu chủ đạo là xanh da trời hoặc xanh lơ của nền tường, kết hợp với các vật dụng cùng tông màu, bé sẽ có một căn phòng xanh mát.



Sự kết hợp đồng bộ về màu sắc từ sơn tường đến ga gối hay hộc tủ, bàn ghế sẽ khiến cho ai cũng cảm thấy căn phòng này được sắp xếp tinh tế và gọn gàng. Có thể "giấu" hốc đựng đồ chơi dưới dạng ngăn kéo ở gầm giường để căn phòng thêm thoáng. Bạn hãy giúp bé tập thói quen sắp xếp đồ đạc, dụng cụ học tập gọn gàng.



Tuy nhiên, với nhiều gia đình, việc thay đổi sơn tường theo mùa thật không dễ dàng, ngay cả việc làm mới bằng giấy dán tường. Do vậy, trong phòng bé, 2 vật dụng dễ dàng thay đổi nhất cho phù hợp với thời tiết chính là ga giường và rèm cửa. Đây cũng chính là điểm nhấn của căn phòng.

Chọn ga trải giường


Có thể bé quen nằm đệm nhưng không cần tới một bộ ga trải giường quá cầu kỳ, nó có thể gây nóng khi bé ngủ nếu quá dày hoặc những loại vải có khả năng thấm hút kém. Nên để đệm trần với một “áo đệm” đơn giản, làm bằng vải phin hoặc cotton thấm mồ hôi bởi trẻ có xu hướng toát nhiều mồ hôi hơn người lớn. Chú ý, tông màu đỏ vẫn luôn là "chống chỉ định", chỉ nên áp dụng với những phòng thật rộng để bé cảm thấy tinh thần luôn thoải mái.



Những áo đệm này cũng nên có màu sắc thích hợp với mùa hè, hoặc theo những chủ đề mà trẻ yêu thích hay mô phỏng theo những nhân vật trong phim hoạt hình và truyện cổ tích.

Rèm cửa



Lũ trẻ cũng sẽ không quan trọng đến việc thay đổi rèm cửa cho hợp với mùa hè, nhưng bạn cũng nên làm điều này để khiến ai cũng phải nhận thấy sự tinh tế, đồng bộ trong cả căn phòng.



Những chiếc rèm cửa dầy và nặng không còn thích hợp, thay vào đó là những chiếc rèm cửa nhẹ, mỏng hơn, nên chọn màu sắc mát mẻ như xanh nhạt, trắng hay vàng chanh. Dù không thể đồng bộ với cả tông màu xanh thì ít nhất những màu trắng, hay vàng chanh cũng rất dễ phối hợp với màu sắc khác.

Kê lại nội thất

Thực tế, nội thất phòng trẻ không quá nhiều do phải đảm bảo trong quá trình vui chơi và di chuyển của chúng. Ngoài giường, bàn học và tủ áo nên việc kê dọn, bố trí sẽ không quá khó. Tuy nhiên, chúng cũng nên được đặt, để ở những nơi hợp lý, đảm bảo sự thông thoáng trong phòng.



Ánh sáng


Thay đổi ánh sáng là biện pháp rẻ tiền và hiệu quả trong việc mang lại cảm giác mát mẻ trong những ngày oi bức. Những bóng đèn sợi đốt nên được thay bằng bóng đèn neon hay đèn LED, vừa tiết kiệm điện năng lại vừa mát mẻ nhờ ánh sáng trắng.


Với những phòng ngủ có diện tích từ 10 đến 15m2, cách bài trí nội thất rất quan trọng vì việc sử dụng màu sơn, lựa chọn đồ đạc, tận dụng không gian hợp lý sẽ giúp căn phòng nhỏ trở nên rộng rãi và đẹp mắt hơn.

Đồ nội thất gỗ màu nhạt, đặc biệt là gam màu trắng rất thích hợp cho căn phòng ngủ có diện tích nhỏ. Ngoài ra, đồ nội thất đồng màu tạo được sự đồng bộ cho không gian nghỉ ngơi.


Thay vì treo điều hòa, bạn có thể tìm mua loại tản nhiệt dọc gắn trên tường. Với sọc dọc, nó còn giúp căn phòng trông cao, thoáng hơn.

Các sọc hình nền là cách trang trí tốt cho phòng ngủ nhỏ. Nó giúp đánh lừa thị giác người xem. 
Nếu trang trí theo chiêu dọc, các sọc hình giúp căn phòng trông cao hơn. Ngược lại, nếu để ngang, phòng ngủ trông to, rộng hơn.


Chủ nhân có thể sáng tạo chỗ để đồ chơi, những vật dụng nhỏ như chìa khóa ngay trên tấm cửa. Bên cạnh đó, tường, cửa đồng màu cũng giúp căn phòng trông rộng hơn.


Các gam màu trung tính như trắng, xám cũng giúp nới rộng không gian hẹp. Chủ nhà có thể kết hợp nhiều loại vải cho bộ chăn, ga, đối đệm và thêm chiếc thảm lông cho nền nhà.


Thảm trải nhà màu be không những giúp phòng ngủ sạch sẽ, ấm áp mà còn tạo hiệu quả thị giác về không gian. Căn phòng dường như rộng hơn với sắc màu này.


Một chiếc gương lớn đem lại ánh sáng và nơi rộng không gian phòng. Bạn có thể chọn gương có hình dáng khác lạ để tạo sự sáng tạo cho phòng ngủ.


Với chiếc giường tầng này, không gian phòng bé được tiết kiệm rất nhiều vì bạn có thể tận dụng luôn khoảng không dưới giường để đặt tủ quần áo, góc học tập. Căn phòng trông đẹp mắt, thoáng đãng hơn.


Chiếc rèm sáng màu dạng kéo xuống giúp căn phòng trông sáng và thoáng hơn loại rèm cầu kỳ.


Giường có chân phù hợp với phòng ngủ bé vì nó tạo cảm giác thông thoáng cho sàn nhà.


Với căn phòng ngủ có diện tích hẹp, bạn nên lựa chọn nội thất đơn giản, màu sắc hài hòa với nhau. Ví dụ, nếu sơn tường màu kem, bạn có thể chọn đồ nội thất màu nâu.

Bạn nên tận dụng không gian trên tường để bài trí đồ đạc. Đây là cách tiết kiệm không gian thông minh. Một vài chiếc kệ đựng sách, lọ hoa giúp căn phòng nhỏ trông tươi tắn, sinh động.




Hiện tượng: Các ngôi nhà có nền men, kính đều bị ướt và trơn trượt, quần áo giặt rất lâu khô, chăn màn khi sờ vào đều có cảm giác dính ướt. Nếu trời ẩm hơn nữa, các bức tường sơn cũng ướt nhẫy, cầu thang đá granito sẽ trơn trượt, rất dễ bị ngã.

Nguyên nhân: Nồm ẩm là hiện tượng đọng sương bề mặt do gió nồm chứa hàm lượng nước cao thổi vào nhà mang theo hơi nước



Cách khắc phục: Dân gian có một số biện pháp chống nồm như lót nền bằng bao xi măng, đổ xỉ than… khi xây dựng, nhưng vẫn không chống được nồm bởi độ ẩm theo không khí vào nhà.
Biện pháp dùng vôi để ở góc nhà ít có tác dụng và chỉ giải quyết được trong phạm vi nhỏ
Có thể hạn chế nồm ẩm bằng cách:
- Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều, hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng cao.
- Khi đã bị không khí ẩm vào nhà rồi, ngoài việc đóng kín cửa, nên dùng thêm biện pháp cưỡng bức là mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm.
- Muốn tránh ồm ẩm, khi xây nhà mới, nên dùng các loại vật liệu xốp, thô mộc truyền thống.
- Với các trang thiết bị điện tử, điện thoại khi trời ẩm nên làm nóng máy để bốc hơi nước hoặc dùng máy sấy để sấy khô. Với máy tính, ti vi, hãy mở liên tục để chống ẩm cho chân bóng, màn hình. Với máy photocopy, nên dùng máy sấy xì vào các núm điều khiển. Các loại máy móc khác như máy ảnh cần đặt thêm gói hút ẩm để không bị mốc ống kính.
Một phương pháp hiệu quả khác để chống nồm là dùng các giải pháp cấu tạo thích hợp để giải quyết kỹ yêu cầu cách nhiệt nhằm nâng nhiệt độ mặt sàn cao hơn nhiệt độ điểm sương của không khí một cách nhanh chóng, tức thời, đồng thời cách lượng nước được mao dẫn từ lòng đất lên, thoát được nước ngưng tụ trong kết cấu sàn. Có thể tham khảo một số giải pháp như sau:
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 - 300 mm, có thêm lớp bi tum cao su, xi măng - cát vàng cách nước ngưng tụ, do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt dày 100 - 200 mm
- Mặt sàn bê tông lưới thép mặt Granito 400 x 400 x 20 mm có thêm chân cao 20 mm tạo thành lớp không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
- Mặt sàn bằng gỗ lim (hoặc gỗ dán, paket…) được đặt trên dầm gỗ cao 20 mm tạo thành kênh không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp polystirol cường độ cao có γ = 35 - 50 kg/m3, dày 20 mm, có 2 lớp cách nước bằng bi tum cao su.
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng vật liệu cách nhiệt hỗn hợp: một lớp gạch xốp cách nhiệt γ = 400 - 700kg/m3; λ = 0,08 : 0, 13 kcal/m.h. 0C; dày 20 mm và mọt lớp Polystirol cường độ cao γ = 35 - 50 kg/m3; dày 15 mm, giữa các lớp là keo dán; có một lớp cách nước bằng bitum cao su.
- Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400 x 400 x 20 mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt có γ = 700 - 900 kg/m3; λ = 0,15 - 0,19 kcal/m.h.0C, dày 100 mm.
- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3; độ rỗng > 48%; kích thước 300 x 200 x 105 mm; cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi măng - cát vàng, mác > 75, dày 400 mm và lớp bi tum cao su.
Trên lớp đất nện, dưới lớp bêtông gạch đá có thể thêm lớp cát khô đẫm kỹ dày > 100 mm hoặc đá cuội làm lớp đệm của nền để thoát hết nước. Khi thi công chỗ tiếp giáp giữa mặt sàn và tường cần vén thêm lớp xi măng - cát vàng mác cao, hoặc một phần viên gạch lát sàn (cao 100 mm), hoặc lớp sơn bi tum cao su để cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên ngấm vào kết cấu sàn, tường.



Móng hay móng nềnnền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhàcầuđập nước....) đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng, lầu khối lượng của công trình đảm bảo sực chắc chắn của công trình. Móng phải được thiết kế và xây dựng và thi công công trình không bị lún gây ra nứt hoặc đổ vỡ các công trình xây dựng. Nền móng là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, còn gọi là nền đất, nơi chịu toàn bộ tải trọng của công trình, lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ.. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.


Các loại móng

Móng của công trình giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tuỳ theo tính chất của khu đất và tuỳ thuộc vào độ caotải trọng của công trình bên trên. Khi công trình nằm trên khu đất mềm hoặc khi công trình có một độ cao nhất định thì nền móng phải có hình dạng to ngang và sâu để phần diện tích tiếp xúc với đất được nhiều.
Móng công trình có nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng hay móng cọc. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình bên trên và tính chất các tầng đất của công trình mà kỹ sư sẽ quyết định, tính toán và sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất quá “mềm” (nền đất yếu). Tuy nhiên, đối với những công trình cao tầng như chung cư hay các loại cao ốc thì phần nền móng sẽ phức tạp hơn rất nhiều từ việc thiết kế đến thi công.
  • Móng tự nhiên: Là các loại móng đã được hình thành sẵn trong tự nhiên mà không cần phải tác động, đào bới, gia cố và bản thân nó đã đủ khả năng chịu lực cho công trình. Thường thì các loại móng này có được do công trình năm trên địa điểm có đất cứng, rắn chắc hoặc các loại công trình đơn sơ (nhà tranhnhà lánhà sànlềucầu khỉ, cầu tre...) không phải chịu nhiều tải trọng.

Một số kiểu móng nền
  • Móng đơn: Là các loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.
  • Móng băng: có dạng một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau (cắt nhau hình chữ thập), để đỡ tường hoặc hàng cột. Việc thi công móng băng thường là việc đào móng quanh khuôn viên công trình (tòa nhà) hoặc đào móng song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng thuộc loại móng nông, là những móng xây trên hố đào trần, sau đó lấp lại, chiều sâu chôn móng khoảng dưới 2 đến 3m, trong trường hợp đặc biệt có thể sâu đến 5m và thường được xây dưới tường hoặc dưới hàng cột
  • Móng bè: trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng nông, được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không hay có nước hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình
  • Móng cọc: Là các loại móng gồm có cọc và đài cọc, dùng để truyền tải trọng của công trình xuống lớp đất tốt đến tận sỏi đá nằm ở dưới sâu. Người ta có thể đóng, hạ những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu, nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng. Cọc tre, cọc cừ tràm ở Việt Nam được sử dụng như một biện pháp gia cố nền đất dưới móng công trình. Ngoài ra ngày nay thường sử dụng cọc nhồi bê tông.

Xây dựng


Thi công móng công trình
Khi xây dựng móng, tùy theo tính chất của tòa nhà, công trình mà có những bước, quy chuẩn khác nhau, tuy nhiên có một số những công đoạn chính khi xây móng là:

Khảo sát địa kỹ thuật

Việc khảo sát địa kỹ thuật là khâu quan trọng, mấu chốt. Trước tiên phải nghiên cứu lịch sử thành tạo địa chất và điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng, tham khảo những tài liệu đã có tại khu vực sẽ xây dựng công trình và những công trình lân cận. Xác định số lượng, vị trí và chiều sâu các điểm khảo sát cùng với phương pháp khảo sát.
Về khối lượng công tác khảo sát phải bao quát toàn bộ diện tích xây dựng công trình, các hạng mục nhỏ đến đâu thì số điểm khảo sát tối thiểu cũng không được ít hơn 3. Về vị trí các điểm khảo sát thì phải bố trí theo chu vi móng và một số điểm ở ngay giữa công trình để thiết lập được các mặt cắt địa chất. Về chiều sâu các điểm khảo sát, phải vượt qua tầng chịu nén Ha. Thông thường đối với móng cọc, chiều sâu các hố khoan và các hố xuyên phải vượt qua đầu mũi cọc dự kiến từ 7 m 50 đến 10 m, như vậy mới đủ số liệu địa chất để thiết kế cọc và tính lún cho móng cọc. Cần xác định mực nước dưới đất theo mùa và tính chất ăn mòn đối với bêtông. Đặc biệt đối với nền móng các công trình lân cận cần tiến hành quan sát đo vẽ, chụp ảnh.

Thiết kế

Thông thường, đối với nhà cao tầng thường dùng móng cọc khoan nhồi. đường kính cọc phổ biến từ 0 m 80 đến 1 m 40, hay dùng nhất là loại cọc ð 1 m 00 và ð 1 m 20. Đối với nhà có chiều cao trên 30 tầng, thì dùng móng cọc Barét. Đầu cọc phải cắm vào tầng đất tốt. Đài cọc phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 2 lần đường kính cọc khoan nhồi hoặc 2 lần chiều rộng cọc Barét. Ngoài việc tính toán sức chịu tải của cọc bằng lý thuyết dựa vào kết quả khảo sát địa chất công trình, còn phải thí nghiệm sức chịu tải của cọc tại hiện trường như nén tỉnh cọc hoặc phương pháp Osterberg khi sức chịu tải của cọc rất lớn.
Nếu dùng tường trong đất, thì đây là kết cấu vĩnh viễn. Tường trong đất là loại kết cấu bê tông cốt thép có chiều dày từ 60 cm đến 1,5 m (tường tầng hầm nhà cao tầng thường dùng loại chiều dày từ 60 cm đến 1 m tuỳ yêu cầu cụ thể, có chiều sâu đến vài chục mét. Tường trong đất phải chống được vào tầng đất loại sét có trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng hoặc cứng

Thi công

Để đảm bảo chất lượng các công trình cần chú ý quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng đặc biệt là tầng hàm nhà cao tầng. Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, đặc biệt là việc bảo vệ hố đào sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Chủ đầu tư nên thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Nên điều tra, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp hiệu quả. Phải quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định.

Một số lưu ý


Một tòa nhà bị nghiêng do móng yếu
Móng nhà cần kiên cố, vững chắc thì ngôi nhà mới có thể bền vững vì vậy khi đổ móng cần tránh đất nhão, đất xốp dễ bị nấm mốc vì thổ chất của móng nhà thích hợp dùng đất cát vì đất cát rất chặt và kiên cố, nhà ở không có nguy cơ bị nghiêng lún ngoài ra đất cát khô ráo, khả năng thấm cao có lợi cho sự phát triển sinh sôi của vi sinh vật cần ô xy, bảo đảm tác dụng tự làm sạch đất.
Không nên sử dụng đất sét, kết cấu quá chặt, khả năng hút nước lại thấp, sẽ không tốt cho sự phát triển mạnh của vi sinh vật cần ô xy, từ đó dẫn đến hạn chế tác dụng tự làm sạch của đất. Vì thế, nhà ở dễ bị ẩm thấp, sàn nhà dễ đọng nước, làm nơi sinh sôi cho ruồi muỗinấm mốc. Đất xốp cũng không thích hợp làm móng nhà, thứ nhất là khó chịu nổi sức nặng của ngôi nhà, dẫn đến việc nhà lún hay nghiêng đổ, thứ hai là nước thải sinh hoạt dễ làm ô nhiễm nguồn nước phía dưới, gây ra các bệnh lây nhiễm qua đường nước.
Tránh mức nước quá cao gây ẩm thấp vị trí mạch nước ngầm dưới đất càng thấp càng tốt, ít nhất là thấp hơn móng của nhà 0,5 mét nhằm tránh cho trong nhà không bị ẩm thấp, lạnh lẽo và nghiêng lún, cũng là nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước. Nếu đường nước ngầm quá gần nền nhà, không chỉ làm nhà ẩm thấp lạnh lẽo, có nguy cơ nghiêng lún, mà còn thường gây ô nhiễm nguồn nước ngầm dưới đất.


Giải pháp và kỹ thuật khi xây nhà

Để có một ngôi nhà hoàn hảo, trước khi làm nhà các gia chủ cần phải có một quá trình chuẩn bị chu đáo, từ việc cân nhắc các nhu cầu trong gia đình, tính toán thiết kế cũng như việc lựa chọn nhà thầu...

Nhu cầu và thiết kế

Việc tính toán các nhu cầu ăn ở cũng như sinh hoạt trong gia đình cần được tính toán hợp lý với diện tích sử dụng. Muốn cân đối tất cả các tiêu chí này, trước tiên phải tùy thuộc vào diện tích (đất) cũng như số tiền dự kiến để xây nhà. Tùy theo chức năng từng phòng mà bạn có thể tính toán số tầng cũng như số phòng cần thiết.

Giải pháp và kỹ thuật khi xây nhà
Việc tính toán một cách cẩn thận mặt bằng bố trí các tầng, sự liên kết giao thông giữa các phòng sẽ là yếu tố quan trọng để có một tổng thể kiến trúc đẹp. Từ đó, bạn cũng sẽ xác định được kích thước từng căn phòng để thuận tiện bố trí các hệ thống kỹ thuật kèm theo.
Để tốt nhất cho việc chuẩn bị, lời khuyên thường được đưa ra vẫn là nên tìm đến kiến trúc sư (KTS) hoặc người thiết kế chuyên nghiệp. Tại VN, công việc này xưa nay thường bị xem nhẹ, chủ nhà theo đó thường giao hết cho chủ thầu hoặc tự tính toán làm theo ý thích của riêng mình. Tuy nhiên, những tính toán của nhà tư vấn và thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có thể tổng hợp được những phương pháp tối ưu cho từng chi tiết trong bản thiết kế.
Bạn có thể tham khảo ý tưởng cho ngôi nhà mình mơ ước từ các sách báo chuyên ngành để có một phác thảo sơ lược về các phòng chức năng cũng như các nhu cầu... sau đó trình bày với người thiết kế để tìm sự đồng cảm cũng như nhận được những lời khuyên có ích nhất. Hơn ai hết, bạn sẽ là người tự biết mình cần gì ở ngôi nhà của chính mình, tuy nhiên bạn cũng cần tỉnh táo và không nên quá tham lam khi đòi hỏi người thiết kế phải “lôi” rất nhiều thứ bạn thích vào trong một ngôi nhà.
Bản lĩnh nghề nghiệp của KTS sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kiến trúc của ngôi nhà. Theo nhiều KTS có nghề, rất nhiều KTS, nhất là các KTS trẻ hoặc các nhà thiết kế “tay ngang” đôi khi chỉ vì mục đích kinh tế nên thường sẵn sàng chiều theo ý chủ nhà mà không phân tích thiệt hơn...

Chọn nhà thầu

Tìm được một nhà thầu tốt là thứ mà ai cũng mong muốn vì đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Nếu có điều kiện, bạn nên tham khảo trong bạn bè, bà con những người đã từng có sự tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để chọn mặt gửi nhà. Nếu không tìm được người đáng tin cậy, hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.
Tốt hơn hết, bạn nên nhờ KTS thiết kế dành thời gian giám sát công trình, vì hơn ai hết họ sẽ hiểu từng ngóc ngách công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu mà thiết kế đề ra hoặc tìm người quen hiểu biết công việc giám sát hộ. Để tránh những rắc rối về sau, bạn nên có trước những thỏa thuận về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công...
Về vật liệu xây dựng, trước khi làm nhà, bạn cũng tham khảo giá cả ở một số đại lý để chọn ra một nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy, càng gần địa điểm xây nhà càng tốt. Từ đó, bạn có thể thỏa thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng. Hiện tại, rất nhiều đại lý nhận cung ứng đầy đủ vật liệu cần thiết cho ngôi nhà theo yêu cầu hằng ngày của chủ thầu.

Hoàn thiện nhà

Để ngôi nhà đẹp và hoàn chỉnh, khi đến khâu hoàn thiện nhà, nếu không nhờ bàn tay KTS thì bạn cũng nên có sự tham khảo ý kiến của một chuyên gia thiết kế nội thất hoặc một bàn tay tương đối “chuyên nghiệp”.
Việc chọn màu sơn, gạch - gỗ lát sàn, chọn các trang thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như phòng tắm, nhà bếp... cần có sự chuẩn bị chu đáo để mọi thứ trở nên hòa hợp là yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình. Ít nhất bạn cũng phải xác định được phong cách cho ngôi nhà của mình là cổ điển, hiện đại hay pha trộn những thứ ấy để làm ra sự độc đáo riêng...
Một bộ sofa hay bộ bàn ăn cho phòng khách hay nhà bếp cũng cần chọn lựa sao cho thật vừa vặn hài hòa với màu sắc của căn phòng; thậm chí chỉ một bức tranh cũng phải chọn chỗ để treo sao cho thật cân đối, vừa vặn ở một góc tường...
Tuy nhiên, không chỉ nhờ đến sự tư vấn của nhà chuyên môn, người chủ nhà cần phải biết mình đã và mong muốn những gì từ ngôi nhà của mình. Nếu bản thân bạn cũng không biết mình muốn tìm điều gì từ kiểu thiết kế nội thất trong căn nhà mà mình sẽ sống thì nhà tư vấn, dù giỏi thế nào, cũng khó lòng giúp bạn đạt được ý nguyện. Một căn nhà không cần chỉ đẹp mà còn cần phải tiện ích và thích hợp cho những người sử dụng hoặc thường xuyên sử dụng.
Bạn hãy bàn bạc và tìm hiểu về sở thích của từng thành viên trong gia đình để tìm ra những giải pháp trung hòa cho không gian chung. Sau đó, có thể từng người sẽ tự có ý kiến về việc thiết kế và sắp xếp cho không gian sống - căn phòng riêng theo sở thích của mình..


Thiết kế xây dựng nhà chia lô diện tích 6 x 18.6m

Thiết kế xây dựng nhà chia lô diện tích 6 x 18.6mTôi có một mảnh đất nhà chia lô 6mx18,5m, hướng nam ghé tây 23 độ, đàng sau có đường thông gió 3m. Tôi dự định xây nhà trong phạm vi 6mx13m.

Yêu cầu:

Tầng trệt gồm 1 phòng khách, 1 nhà vệ sinh, 1 phòng bếp, 1 phòng ngủ nhỏ.
Tầng 2 gồm 1 phòng ngủ của bố mẹ và 2 phòng ngủ cho 2 cháu, 1 phòng vệ sinh chung.
Tầng 3 gồm 1 tum là phòng thờ, 1 phòng nhỏ để giặt đồ.
Tôi dự định xây nhà với vật liệu trung bình khá thì chi phí khoảng bao nhiêu là được? Chồng tôi sinh năm 1975, tôi có 2 con nhỏ. Kính mong các KTS tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Dựa trên thông tin về mảnh đất kết hợp với những yêu cầu của gia đình bạn, chúng tôi đề  ra  phương án thiết kế sơ bộ mặt bằng các tầng như sau:
Về tổng thể, ngôi nhà được tính toán sao cho tạo được sự thông thoáng cần thiết cho các không gian sinh hoạt trong gia đình thông qua những tiểu cảnh xanh quanh nhà.

Tầng 1:

Khu vực sân trước được lùi vào khoảng 3m là không gian đệm trước khi bước vào nhà. Khoảng sân này có thể dùng làm khu vực để xe của gia đình hoặc khi có khách đến chơi, một góc nhỏ chạy dọc sân làm bồn hoa với những khóm hoa nhỏ khoe sắc hoặc vài chậu cảnh được chăm chút kỹ lưỡng tạo điểm nhấn cho không gian sống của gia đình bạn.

Bước qua không gian đệm trước nhà bạn sẽ được tiếp xúc với khu vực tiếp khách của gia đình. Không gian tiếp khách và bếp ăn trải dài trong cùng một không gian và được ngăn cách bởi vách ngăn tượng trưng thể hiện rõ chức năng  giữa hai không gian nhưng vẫn tạo được sự hài hoà với nhau.

Phòng ngủ nhỏ dành cho người giúp việc hoặc khi có khách đến chơi nghỉ lại. Toilet chung phục vụ cho sinh hoạt của gia đình khi cần thiết. Không gian bếp ăn thoáng mát và tràn ngập ánh sáng thông qua cửa ngách ra sân sau.

Tầng 2:

Gồm 1 phòng ngủ lớn dành cho bố mẹ và 2 phòng ngủ nhỏ cho con. Các phòng ngủ đều thông thoáng bởi được bố trí vách kính lớn hưóng ra ngoài lấy ánh sáng và không khí tự nhiên vào nhà. Vì là phòng ngủ của mỗi cá nhân nên có thể bài trí theo sở thích và phù hợp với tuổi của từng người.  Toilet chung khá rộng rãi phục vụ cho các cá nhân trong gia đình.

Tầng 3:

Thiết kế xây dựng nhà chia lô diện tích 6 x 18.6m
Phòng thờ được coi là chốn linh thiêng của mỗi gia đình nên cần được đặt ở nơi yên tĩnh và thoáng đãng thể hiện sự thành tâm của gia đình đối với tổ tiên. Phòng giặt và sân phơi tách biệt với sân thượng sẽ giúp cho gia đình có không gian thư giãn riêng bằng cách trồng một số loại cây hay chậu cảnh trên sân thượng, vừa bớt nóng cho nhà lại là nơi xả hơi lý tưởng mỗi khi căng thẳng.

Hy vọng bạn và gia đình hài lòng với mẫu thiết kế của chúng tôi!


 Nồm ẩm là hiện tượng các ngôi nhà có lát gạch men, kính đều bị ướt và trơn trượt, quần áo giặt rất lâu khô, chăn màn khi sờ vào đều có cảm giác dính ướt.
Nếu trời ẩm hơn nữa, các bức tường sơn cũng ướt nhẫy, cầu thang đá granito sẽ trơn trượt, rất dễ bị ngã. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên hàng năm ở khu vực miền Bắc. Nguyên nhân là hiện tượng đọng sương bề mặt do gió nồm chứa hàm lượng nước cao thổi vào nhà mang theo hơi nước.

Cách hạn chế nồm, ẩm đối với Nhà cũ:

- Nếu biết độ ẩm không khí tăng cao, sương mù nhiều, hãy đóng kín cửa, bịt các kẽ hở càng kín càng tốt để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Nếu mở cửa cho thoáng, bạn sẽ làm nhiều không khí ẩm vào nhà và độ ướt nhẫy càng cao.

- Khi đã bị không khí ẩm vào nhà rồi, ngoài việc đóng kín cửa, nên dùng thêm biện pháp cưỡng bức là mở máy điều hòa 2 cục hoặc máy hút ẩm để khử ẩm.


- Với các trang thiết bị điện tử, điện thoại khi trời ẩm nên làm nóng máy để bốc hơi nước hoặc dùng máy sấy để sấy khô. Với máy tính, ti vi, hãy mở liên tục để chống ẩm cho chân bóng, màn hình. Với máy photocopy, nên dùng máy sấy xì vào các núm điều khiển. Các loại máy móc khác như máy ảnh cần đặt thêm gói hút ẩm để không bị mốc ống kính.
Cách hạn chế nồm, ẩm đối với Nhà mới:
- Muốn tránh ồm ẩm, khi xây nhà mới, nên dùng các loại vật liệu có tính năng hút ẩm cao lót dưới nền nhà như Xỉ than, than hoạt tính…
Hoặc bạn có thể tham khảo một số giải pháp như sau:

- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 - 300 mm, có thêm lớp xi măng - cát vàng cách nước ngưng tụ, do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn

- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp xỉ lò cao dạng hạt dày 100 - 200 mm

- Mặt sàn bằng gỗ lim (hoặc gỗ dán, paket…) được đặt trên dầm gỗ cao 20 mm tạo thành kênh không khí kín (20 mm) làm lớp cách nhiệt cho mặt sàn

- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp polystirol cường độ cao có γ = 35 - 50 kg/m3, dày 20 mm, có 2 lớp cách nước bằng bi tum cao su. 

- Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3; độ rỗng > 48%; kích thước 300 x 200 x 105 mm; cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi măng - cát vàng, mác > 75, dày 400 mm và lớp bi tum cao su.

Trên lớp đất nện, dưới lớp bêtông gạch đá có thể thêm lớp cát khô đẫm kỹ dày > 100 mm hoặc đá cuội làm lớp đệm của nền để thoát hết nước. Khi thi công chỗ tiếp giáp giữa mặt sàn và tường cần vén thêm lớp xi măng - cát vàng mác cao, hoặc một phần viên gạch lát sàn (cao 100 mm), hoặc lớp sơn bi tum cao su để cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên ngấm vào kết cấu sàn, tường.

 Ô nhiễm tiếng ồn luôn là một vấn đề lớn đối với nhà ở trong các khu đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn.
Đối với Nhà ở thì tiếng ồn chủ yếu lan truyền qua hệ thống cửa và mái vào bên trong

Để khắc phục thì cấn áp dụng triệt để các giải pháp trong vật lý kiến trúc. Đối với tường thì nếu có thể hãy sử dụng gạch lỗ rỗng xây 220 vì gạch rỗng có khả năng cách âm cao hơn gạch đặc hoặc dùng giải pháp xây tường bằng gạch bê tông nhẹ. Các bức tường để trang trí mà tiếp xúc với bên ngoài nhà thì có thể ốp các tấm thạch cao và đệm xốp để tăng khả năng cách nhiệt và cách âm. Các bức tường sát về phía có nguồn âm thanh có thể đặt tủ tường, tủ chứa đồ, tủ sách lớn làm giảm sự truyền âm qua không khí giữa các phòng. Nếu nhà rộng có thể bố trí cửa so le để phân tán luồng âm trước khi sóng âm đến phòng kế cận.


Chống ồn tại cửa cần sử dụng hệ phụ kiện cao cấp nhập khẩu với lớp gioăng cao su kín hoặc sử dụng cửa nhựa với lớp kính 2 lớp cách âm.
Chống ồn do nguồn ồn truyền qua mái nhà thì có thể dùng ngói thay cho tôn sẽ ít ồn hơn, hoặc dùng tấm móp trải trên trần và bít kín bằng băng keo. Hoặc dùng tấm thạch cao cách âm cũng là giải pháp hữu hiệu vừa đem lại thẩm mỹ vừa chủ động trong việc bố trí hệ thống kỹ thuật duới mái. Vật liệu này còn có thể làm chủ động trong việc bố trí hệ thống kỹ thuật duới mái.
Hiện nay, tấm tôn PU mạ kẽm hoặc mạ màu cũng là vật liệu cách âm cách nhiệt khá tốt do cấu tạo có một lớp xốp kẹp giữa hai mặt tôn, vật liệu này nên sử dụng cho các tầng áp mái, tuy nhiên nó có nhược điểm là hay bị dột nếu diện tích mái lớn.



Chống thấm cho công trình là biện pháp không thể áp dụng cho công trình xây dựng. Xaynhacungban.vn xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật áp dụng trong quy trình chống thấm công trình.
Chống thấm đối với tường xây mới:
Những bức tường trát vữa khi khô co lại tạo thành vết nứt chân chim, nước ngấm qua khe hở gây ẩm mốc tường. Do vậy, khi trát tường xong phải quét đều khắp mặt tường bằng nước xi măng nguyên chất. Các hạt xi măng lấp đầy các lỗ và khe hở, gắn kết thành khối không nứt nên có tác dụng chống thấm tốt. Hoặc giải pháp khác là sử dụng sơn chống thấm cho tường trước khi sơn lớp lót chống kiềm ngoại thất nên bề mặt tường ngoài.
Ngoài ra cần lưu ý trong quá trình xây dựng, tuyệt đối không được sử dụng gạch rỗng để làm gạch quay ngang, vì nước mưa sẽ thẩm thấu vào tường sau một thời gian sử dụng qua các lỗ rỗng này.


Chống thấm đối với mái.
Chống thấm nhà mái bằng không thể thiếu qui trình ngâm mái bằng nước có rắc đều xi ăng bột nguyên chất. Khi đổ mái xong, xây xung quanh cao khoảng 15 - 20 cm, sau vài ngày mái khô sẽ bơm nước lên mái ngập chừng 10 cm, rắc xi măng bột đều khắp mặt mái. Các hạt xi măng lắng đọng lấp đầy các khe hở và gắn kết chặt không cho nước ngấm xuống trần nhà. Sau vài ngày sẽ tháo nước để mái khô. Giải pháp thứ hai là trộn phụ gia chống thấm với bê tông trong quá trình đổ mái hoặc sơn bitum chống thấm sau khi đổ mái.

Trước khi lát gạch chống nóng cũng cần quét thêm nước xi măng đặc, láng thêm cát đen trộn xi măng càng tốt. Bảo đảm không thấm các chỗ chèn lỗ giáo, chỗ giằng tường, chỗ tiếp giáp giữa xây mới với tường cũ (những chỗ này đều bị nứt vì vữa mới không bám dính chặt với vật liệu cũ đã khô). Trước khi chèn lỗ giáo hay xây tiếp nối với tường cũ, phải quét nước xi măng đặc quanh lỗ giáo, quanh bề mặt tường cũ để gắn chặt vữa mới với tường cũ.


Vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời cũng như trong nhà đều tăng lên. Đặc biệt trong các nhà dạng ống thì chống nóng và hạn chế nóng luôn là vấn đề nan giải.
Đối với nhà cũ thì giải pháp áp dụng thì phải tùy theo nguyên nhân và hiện trạng của nhà. Đối với nhà xây mới thì ngay từ khâu thiết kế, nhà thiết kế phải triệt để áp dụng các giải pháp vi khí hậu trong kiến trúc, cụ thể
Bố trí giếng trời tại khu vực cầu thang giữa nhà. Mái giếng trời nên dùng một số vật liệu lấy sáng có khả năng chống nóng như: kính chống nóng, nhựa chống nóng, tuy nhiên cần bố trí khe thoát gió đối lưu trong nhà mang phần nhiệt nóng ra ngoài như quả cầu thông gió. Tại khu vực giếng trời cần bố trí các tiểu cảnh nước và cây xanh để giảm bức xạ nhiệt cho ngôi nhà.


Đối với tường xây, tại các bề mặt tiếp xúc với nắng cần xây 220, cửa sổ sử dụng cửa trong kính ngoài chớp để giảm bức xạ. Các cửa cần thiết kế ô văng. Trong thiết kế mặt tiền ngôi nhà cần thiết kế ban công để có không gian trồng cây xanh. Phía trước ban công về mùa hè nên lắp đặt mành chống nắng.
Các phòng phía sau nhà ngoài việc sử dụng điều hòa nhiệt độ thì cần lắp đặt quạt thông gió để hút gió để hút gió nóng từ trong nhà ra ngoài.

 Để giúp khách hàng có thể quản lý chi phí nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất. Xin giới thiệu một số định mức cấp phối các loại vật liệu chính trong xây dựng nhà ở.



Định mức cấp phối 1m3 bê tông mác 200, đá 1x2

Xi măng PC30: 350kg

Cát vàng: 0,48m3

Đá 1x2: 0,90m3

Định mức cấp phối 1m3 bê tông mác 200, đá 2x4

Xi măng PC30: 331kg

Cát vàng: 0,48m3

Đá 2x4: 0,90m3

Định mức cấp phối 1m3 bê tông mác 250, đá 1x2

Xi măng PC30: 415kg

Cát vàng: 0,45m3

Đá 1x2: 0,88m3

Định mức cấp phối 1m3 vữa xi măng cát mịn mác 50

Xi măng PC30: 230kg

Cát vàng mịn: 1,12m3

Định mức cấp phối 1m3 vữa xi măng cát vàng mác 75

Xi măng PC30: 296kg

Cát vàng mịn: 1,12m3

Định mức cấp phối 1m3 vữa xi măng cát vàng mác 100

Xi măng PC30: 385kg

Cát vàng: 0,6m3

Gạch vỡ: 0,9m3

Định mức cấp phối 1m3 bê tông gạch vỡ

Xi măng PC30: 67kg

Cát vàng: 1,12m3

Định mức cấp phối cho 1m3 tường xây gạch dầy 220

Xi măng PC30: 76kg

Cát đen: 0,3m3

Gạch xây: 550 viên

Định mức cấp phối cho 1m3 tường xây gạch dầy 110

Xi măng PC30: 60kg

Cát đen: 0,25m3

Gạch xây: 643 viên

Định mức cấp phối cho 1m3 vữa xây

Xi măng PC30: 50kg

Cát đen: 0,18m3

Nước sạch: 0,3m3

Định mức cấp phối một m3 vữa trát tường

Xi măng PC30: 36kg

Cát đen: 1,05m3

Nước sạch: 0,2m3




Những yều cầu đối với căn nhà bạn xây dựng luôn ở mức độ cao: đẹp, thời gian sử dụng lâu dài, đầy đủ các công năng và phải phù hợp với số tiền mà bạn có thể bỏ ra đã là một bài toán khó, chưa kể đến những chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng.

1. Kế hoạch Tài chính

Vấn đề chính yếu và cũng là cơ bản nhất khi xây nhà đó là tài chính. Lập kế hoạch tài chính là bước đầu tiên bạn nên làm để bảo đảm về một căn nhà có thể thỏa mãn yêu cầu mà không làm bạn quá tải chi phí hay cạn kiệt sau khi xây xong.
Thông thường có hai loại chi phí, bạn nên tìm hiểu giá cả thị trường cho hạng mục vật tư của mỗi loại để ước định kinh phí dự trù. Bảng tính toán càng chi tiết, chí phí phát sinh sẽ càng thấp.

1.1 Ước tính chi phí xây dựng cơ bản

Chính là phần dựng kiên cố của căn nhà gồm: móng, sàn, khung, tường, mái, và kể cả gạch lát, trần thạch cao, thang, kệ và sơn nước trong ngoài.
Hiện nay có hai loại cách tính : khoán theo mét vuông trên tổng số diện tích xây dựng (nhà thầu chịu trách nhiệm vật tư) – hoặc khoán nhân công (vật tư do bạn tự chịu)

1.2 Ước tính chi phí trang trí nội thất

Gồm chi phí để mua các các thiết bị sử dụng sinh hoạt và trang trí trong phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm và sân.
Có thể gộp chung hoặc tách riêng phần chi phí xây dựng này vào khoán của nhà thầu

1.3 Phương án tài chính

Ngoài các khoản chi phí do cá nhân tích lũy, vay mượn xung quanh, một số Ngân hàng đã có hình thức vay mượn tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà mà bạn xây.

2. Các bước chuẩn bị đầu tiên

2.1 Tìm hiểu vấn đề pháp lý và các thủ tục cần thiết

Xem xét các yếu tố pháp lý liên quan đến hiện trạng nhà. Nhiều vấn đề phát sinh khi giấy tờ khu đất bạn xây nhà không rõ ràng về quyền sở hữu, hoặc nằm trong khu vực quy hoạch của chính quyền sẽ tác động đến căn nhà lâu dài. Bạn nên tìm hiểu rõ ràng và kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào xây nhà.

2.2 Tìm hiểu nhà cung cấp vật liệu xây dựng

Tìm hiểu những nhà cung cấp vật liệu có uy tín, chất lượng và chế độ hỗ trợ khi thanh toán để giúp bạn cân bằng thu chi trong quá trình xây dựng được thuận lợi.

3. Làm việc với Kiến trúc sư

Cung cấp cho KTS của bạn mọi yêu cầu và mong muốn chi tiết nhất của bạn về ngôi nhà. Những quan điểm và thắc mắc đối với mọi vấn đề: xu hướng thẩm mỹ, phong thủy, phương hướng xếp đặt.
“Lắng nghe lời khuyên và những giải pháp khoa học của KTS nếu những vấn đề đó không phù hợp mỹ thuật, độ an toàn.
Hạn chế can thiệp vào phần chuyên môn của KTS, họ sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp khoa học và tiết kiệm nhất.
Gợi ý:
Nên tham vấn, tìm hiểu kinh nghiệm những người xung quanh về kinh nghiệm làm nhà trước đó, xác định rõ yêu cầu cụ thể của mọi thành viên trong gia đình để bàn bạc với KTS:
Công năng tối ưu, tận dụng triệt để mọi không gian, đáp ứng sở thích của từng thành viên gia đình.
Phù hợp với không gian, kiến trúc xung quanh.
Bảo đảm tính thẩm mỹ, khoa học và an toàn khi sử dụng.

3.1 Hồ sơ thiết kế

Bộ hồ sơ đầy đủ của một bản thiết kế bao có các phần căn bản sau:
Phối cảnh minh họa:
Gồm phối cảnh công trình, sân vườn; phối cảnh căn nhà theo chính diện, góc; phối cảnh mặt cắt mô tả nội thất bên trong.
Phối cảnh minh họa giúp bạn hình dung được chính xác ngôi nhà sau khi hoàn thành, dễ dàng trong việc bài trí đồ đạc, trang trí căn nhà.
Bản vẽ kỹ thuật:
Hồ sơ xin phép xây dựng: sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, bản vẽ mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng và một số bản vẽ phối cảnh.
Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công:
- Toàn bộ bản vẽ mặt bằng các tầng, mặt bằng mái, mặt bằng trần, mặt bằng lát sàn.
- Toàn bộ bản vẽ mặt cắt căn nhà (tối thiểu 2 bản), bản vẽ mặt đứng.
- Bản vẽ triển khai kết cấu bên trong: cấu tạo thang, cửa, chi tiết trang trí, khu bếp, vệ sinh, ban công, tầng hầm, sân vườn, hàng rào, lớp các hạng mục phụ trơ.
- Bản vẽ kỹ thuật điện; cấp thoát nước; các đường đây tín hiệu điện thoại, net, truyền hình…; máy điều hòa, thông gió…; chống sét, chống cháy nổ…, an ninh.
- Bản dự toán chi tiết từng hạng mục giúp quản lý cụ thể các khoản kinh phí xây dựng.
Gợi ý:
Hồ sơ được đóng gói gọn gàng theo thứ tự, đính kèm bảng thuyết minh và bản vẽ.
Hồ sơ phải được chủ công trình hoặc cơ quan chức năng thẩm định 4 bộ chính(đóng dấu thẩm định)
Chủ công trình giữ lại 5%-10% chi phí thiết kế để đảm bảo trách nhiệm của giám sát tác giả(đơn vị thiết kế) đối với công trình cho đến khi bàn giao công trình.

3.2 Lập hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Thủ tục xin giấy phép xây dựng được hướng dẫn chi tiết tại cơ quan hành chính địa phương ( Phòng Quản Lý Đô Thị, UBND. )
Gợi ý:
Một số trường hợp được miễn xin phép:
Xây dựng trên đất thổ cư dưới 3 tầng, nhỏ hơn 200 m2
Trong khuôn viên các dự án phát triển đã có giấy sử dụng đất hợp pháp.
Các trường hợp sửa chữa nhỏ không gây ảnh hưởng xấu đến kết cấu những công trình lân cận
Tìm hiểu quy định về cấp phép trước khi lập hồ sơ
Vấn đề quy hoạch của khu vực
Quy định của địa phương trong việc xây dựng: giới hạn độ cao, số tầng, diện tích sân vườn, hệ thống các đường ống điện, nước, gas, khu vực sinh hoạt chung với các hộ láng giềng

Ngày nay, nhiều gia đình sử dụng cac thiết bị thông gió hiện đại. Ngoài việc can thiệp bằng những thiết bị này, một số biện pháp thông gió tự nhiên mà chúng ta có thể áp dụng dễ dàng, giúp ngôi nhà thoáng khí và sạch hơn.

Có 2 cách thông gió: thông gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức. Ngoài việc can thiệp bằng những thiết bị thông gió, một số biện pháp thông gió tự nhiên mà chúng ta có thể áp dụng dễ dàng, giúp ngôi nhà thoáng khí và sạch hơn và giếng trời là giải pháp thông gió hữu hiệu trong nhà phố

Giải pháp cho nhà phố được thông thoáng


Nguyên tắc cơ bản của thông gió là sự trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà, đảm bảo gió vào được, và gió ra ngoài. Cách nhanh nhất và đơn giản nhất để làm cho không khí trong lành, đó là thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào.
Giải pháp cho nhà phố được thông thoáng
Nguyên lý của thông gió tự nhiên là gió vào được nhà và ra ngoài được


Mùa hè, bạn nên đóng cửa ban ngày để tránh khí nóng vào nhà, ban đêm mở cửa để gió mát vào nhà, giúp ngôi nhà luôn mát hơn ở ngoài trời. Mùa đông, mọi người thường thấy rung mình khi mở cửa, tuy nhi
ên, chúng ta chỉ cần mở cửa 5 phút, khi nhiệt độ chưa quá lạnh, giúp cho không khí lưu thông mà không làm cho mọi người bị ảnh hưởng.

Khi thiết kế nhà, bố trí cửa vào, cửa ra hợp lý giúp lưu thông không khí tốt. Tránh bố trí cửa gió vào, và gió ra cùng 1 phía, gió sẽ quẩn, không lưu thông được.
Giải pháp cho nhà phố được thông thoáng
Thường xuyên mở cửa để tăng sự trao đổi không khí trong và ngoài nhà

Với nhà phố chật, khi phía trước và phía sau đều sát nhà, bạn có thể mở cửa thoát gió ở đằng sau, bằng cách chừa một khoảng diện tích nhỏ (khoảng 60cm) làm sân sau nhà.

Ngoài cách mở cửa đằng sau, giếng trời là một biện pháp thông gió phù hợp nhất với nhà phố. Giếng trời không chỉ được tận dụng làm tiểu cảnh, mang không gian xanh vào nhà, mà còn giúp lưu thông gió hiệu quả. Gió sẽ vào từ cửa, và ra từ cửa sổ trên mái của giếng trời.

 10 việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể

1.Xem tuổi và hướng nhà theo Phong thuỷ

"Con người và các sinh thể sinh ra cũng mang trong mình một trường, gọi là trường nhân thể, ta thường gọi là điện sinh học, mỗi một sinh thể trường với mức độ mạnh yếu khác nhau, sẽ hợp với hướng trường của Trời - Đất không như nhau, người ta gọi là cung mạng. Với sự tác động thay đổi truyền dẫn của điện nhân thể bất cứ lúc nào bởi cảm ứng với từ trường quả đất hình thành sự tác động tương hỗ ảnh hưởng lẫn nhau sinh ra thuận hay nghịch, tốt hay xấu."
 10 việc cần chuẩn bị trước khi xây nhà
Trước hết, xác định tuổi qua năm tháng ngày sinh để tính toán cung hướng mạng cho từng người. Mỗi người đều có năm, tháng, ngày, giờ sinh của mình. Và mỗi năm đều có một sao quản vận. Sao quản vận chiếu mạng (theo Tam nguyên cửu vận) thì con người mang trường sinh mạng của sao đó. Theo hình đồ 9 sao phối 8 cung hướng của Bát quái (trùng với từ trường Nam Bắc của Trời - Đất và chia ra 8 hướng chính). Mỗi cung hướng mang một thuộc tính ngũ hành khác nhau. Hệ sóng từ quy nạp vào 9 sao cũng tồn tại, luôn luân chuyển, thay đổi vị trí theo một quỹ đạo nhất định. Chín ngôi sao đó được mang tính chất khí với thuộc tính ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ (theo Tử vi. Mỗi người còn được đặt vào một cung hướng nhất định của Bát quái đồ gọi cung mạng: Có mạng Càn, mảng Khảm, mạng Cấn, mạng Chấn, mạng Tốn, mạng Ly, mạng Khôn, mạng Đoài. Tính từ năm sinh ta sẽ biết được cung mạng của mỗi người nằm trong cung hướng nào.

2. Tính toán việc đầu tư

Hãy xác định và tính toán việc đầu tư một cách hợp lý để có một cái nhìn tổng thể về chi phí, những việc phải thực hiện cũng như thời gian và công sức của bạn. Một căn nhà đẹp phải đầu tư cả tiền bạc lẫn công sức. Bạn lên kế hoạch tính toán chặt chẽ bao nhiêu thì kết quả sẽ gần với ý tưởng của bạn bấy nhiêu. Bạn hãy tính toán trước để có cái nhìn tổng thể, cân nhắc từ vấn đề tài chính ( nên đầu tư vào ngôi nhà của mình bao nhiêu), ý tưởng, các vật liệu đến việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xây dựng. khi có kết quả của công việc sẽ làm bạn hài lòng hơn.

3. Tham khảo kỹ trước khi xây nhà

Bạn có thể tham khảo nhà của hàng xóm, người thân, bạn bè và các sách báo chuyên nghành để có kiến thức nhất định về thiết kế, phong cách nội thất...Việc tham khảo này cũng dễ dàng giúp bạn hình dung ra ngôi nhà lý tưởng của mình cùng nội thất của nó. Lưu ý đừng quá tham lam khi muốn gom tất cả những cái đẹp ở các ngôi nhà khác vào ngôi nhà của bạn, bởi có thể nó sẽ làm cho ngôi nhà bạn trở nên vụn vặt và rối mắt. Hãy trao đổi ý tưởng của mình với kiến trúc sư. Họ sẽ cho bạn những gợi ý hoặc lời khuyên và bạn có thể cần đến chúng để hoàn thiện ý tưởng về ngôi nhà của mình.

4. Bàn bạc cùng các thành viên trong gia đình

Nếu bạn xây nhà cho riêng mình thì không vấn đề gì, nhưng nếu có thêm các thành viên khác, nên trao đổi với mọi người trước khi xây nhà. Việc này sẽ giúp bao quát các nhu cầu và dung hoà các sở thích của mọi người để đi đến thiết kế không gian chung hợp lý nhất cho cả gia đình. Đối với không gian riêng của cá nhân, tốt nhất hãy để tự mỗi người có ý kiến về việc sắp xếp và thiết kế không gian đó.

5. Xác định vị trí của bạn

Hãy luôn xác định bạn là chủ nhà, người có quyền quyết định, người biết mình cần gì ở ngôi nhà, cần gì ở không gian mình sẽ sống, ngôi nhà sẽ nối lên điều gì về tính cách của chủ nhân....Nhưng bạn cũng cần tôn trọng ý tưởng của kiến trúc sư để khơi dậy sự sáng tạo của họ. Việc xác định vị trí của mình sẽ cho bạn cách làm việc hiệu quả với kiến trúc sư, chủ thầu và nhà trang trí nội thất.

6. Tìm kiến trúc sư và thiết kế nội thất chuyên nghiệp

Thông thường, chúng ta tự tính toán hoặc giao hết cho chủ thầu từ thiết kế đến thi công nhưng đó không phải là việc mang lại hiệu quả cao.Các nhà tư vấn, kiến trúc sư và trang trí nội thất chuyên nghiệp sẽ đưa ra những phương pháp tốt nhất cho từng chi tiết và các giải pháp tối ưu cho ngôi nhà. Cách làm việc chyên nghiệp cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, có thể bạn sẽ lo lắng về sự tốn kém của dich vụ nhưng làm việc với nhà chuyên nghiệp sẽ giúp bạn trong nhiều trường hợp như tiết kiệm tiền bạc trong cách sử dụng vật liệu thông minh, sử dụng nhân công hợp lý, tránh được những sai lầm có thể mắc phải, gia tăng tính sáng tạo của dự án..

7. Lựa chọn nhà thầu

Nhà thầu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Bạn nên tham khảo bạn bè, người thân - những người đã từng tiếp xúc, làm việc với các nhà thầu để có thể tìm được nhà thầu tốt. Nếu không tìm được người đáng tin cậy theo cách giới thiệu này, bạn hãy chọn các công ty thi công có đầy đủ tư cách pháp lý và chức năng hành nghề.
Đồng thời phải có hợp đồng rõ ràng cũng như những thoả thuận với nhà thầu về việc khoán toàn bộ, khoán từng phần hay tính toán riêng tiền vật liệu, nhân công...

8. Giám sát công trình

Việc thi công công trình cũng rất quan trọng đối với chất lượng, tính kỹ thuật và thẩm mỹ của công trình. Tôt hơn hết, bạn nên nhờ kiến trúc sư dành thời gian giám sát, bởi đó là người thiết kế và hiểu rõ công việc mà nhà thầu phải làm để đạt yêu cầu thiết kế đề ra. Bạn cũng có thể tìm người đáng tin cậy, hiểu biết công việc xây dựng giám sát về những điều khoản trong hợp đồng hoặc những thoả thuận giữa bạn và nhà thầu.

9. Nắm tình hình vật liệu

Trước khi bắt tay vào xây nhà, bạn cần tham khảo giá cả ở một số đại lý vật liệu xây dựng để chọn nơi mua vật liệu thô đáng tin cậy. Đại lý tốt nhất nên gần địa điểm xây nhà hay tiện đường cho việc vận chuyển. Tiếp theo, bạn sẽ tiến hành thoả thuận việc cung ứng vật liệu đúng tiến độ, chủng loại cũng như chất lượng.

10. Hoàn thiện nhà

Khi xây xong phần thô là lúc bạn bắt tay vào việc hoàn thiện phong cách ngôi nhà. Nếu không thuê một nhà trang trí nội thất chuyên nghiệp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của một chuyên gia nội thất. Việc chọn chất liệu cũng như màu sắc cho tường, nền nhà, các vật dụng trang trí và các thiết bị cần thiết cho các phòng ốc như: phòng tắm, nhà bếp...cần có sự chuẩn bị chu đáo. Bạn hãy lưu ý yếu tố tiên quyết cho thẩm mỹ của công trình là sự hài hoà, và yếu tố kết hợp cùng tính thẩm mỹ để làm nên sự hoàn hảo là tính tiện dụng.

Tiết kiệm các khoản chi phí khi xây dựng nhàXây một ngôi nhà mới luôn là vấn đề căng thẳng đối với mọi gia đình, đặc biệt là vấn đề tài chính. Để tiết kiệm nhất trong các khoản chi phí cho xây dựng, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc một số lời khuyên bổ ích từ các chuyên gia.

1. Chọn mua mảnh đất dễ xây

Mảnh đất bằng phẳng, giao thông thuận tiện và gần những tiện nghi công cộng như trường học, chợ, siêu thị,… là mảnh đất rất tuyệt vời, vì nó đã giảm bớt cho gia chủ rất nhiều chi phí trong quá trình xây dựng. Nên hạn chế tối đa khi mua mảnh đất ở những nơi lồi lõm, nhiều đá, nhiều nước, vì bạn sẽ mất công thuê người dọn dẹp, lấp đất, đập đá, vv.. vừa mất công sức và mất tiền bạc.

2. Lựa chọn phong cách của ngôi nhà

Phong cách ngôi nhà bạn chọn sẽ quyết định số tiền bạn bỏ ra để chi trả cho nó. Nhà theo phong cách biệt thự, phong cách cổ điển hay trang trại đương nhiên sẽ mất nhiều chi phí xây dựng hơn so với một ngôi nhà hiện đại 2 – 3 tầng, vì nó bao gồm nhiều chi tiết phức tạp, cầu kỳ, đòi hỏi nhiều công sức và trình độ cao.

Tiết kiệm các khoản chi phí khi xây dựng nhà
Ngôi nhà với phong cách đơn giản, hiện đại sẽ tiết kiệm khoản tiền lớn.
Nếu bạn có ngân sách vừa phải, hãy chọn phong cách nhà hiện đại, với đường mái và cửa sổ đơn giản. Thay vì những kiểu thiết kế lạ mắt, khác thường, hãy chọn kiểu nhà hình chữ nhật với vị trí xây nhà đẹp, sơn tường và cảnh quan bắt mắt.

3. Đi thăm thật nhiều ngôi nhà đã xây

Bạn có chắc chắn rằng mẫu nhà mà mình lựa chọn xây đã đúng với mong ước của mình? Có thể sau tham khảo trên các website kiến trúc, sách và tạp chí kiến trúc, hay tận mắt ngắm nghía nhiều ngôi nhà mới xây bạn sẽ thấy nhiều ngôi nhà duyên dáng hơn, phù hợp hơn và cảm thấy tiếc với quyết định của mình?
Vì vậy, để tránh điều này xảy ra, trước khi quyết định xây, hãy dành thời gian tham khảo và đi thăm thật nhiều. Những ngôi nhà này có thể bạn bè giới thiệu hoặc các công ty kiến trúc giới thiệu để bạn tham khảo.

4. Hãy là chủ thầu của chính ngôi nhà mình

Là chủ thầu của chính ngôi nhà mình giúp bạn tiết kiệm từ 5 – 10% tổng chi phí xây dựng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể áp dụng với những người có kiến thức cơ bản về xây dựng.

5. Thuê công ty thiết kế, kiến trúc sư và đơn vị xây dựng có uy tín

Từ bạn bè hoặc tham khảo sách, báo, bạn nên tìm một công ty thiết kế, hoặc kiến trúc sư thiết kế có kinh nghiệm, và đặc biệt là phong cách thiết kế của họ phải phù hợp với sở thích và yêu cầu sử dụng của gia đình bạn. Hãy đi xem những công trình mà họ đã thực hiện để đánh giá được trình độ của họ và chất lượng công trình.
Khi đã chọn được 1 đơn vị ưng ý, thì nên dành khoảng thời gian nhất định để đồng hành cùng KTS trao đổi, thống nhất. Tránh việc làm đi, làm lại mất thời gian của cả 2 bên và mất tiền của.

6. Tân dụng những cửa hàng vật liệu giảm giá, hoặc lợi thế của cửa hàng online

Mua trên mạng thường có giá rẻ hơn so với mua ở cửa hàng. Đặc biệt, nhiều cửa hàng vật liệu xây dựng online còn miễn phí vận chuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm những nơi đang thanh lý hay giảm giá.

7. Bỏ ra công sức

Không có cách nào tiết kiệm bằng việc bạn xắn áo lên và làm những việc trong khả năng và thời gian cho phép của mình. Trước khi xây dựng, bạn hãy trao đổi về những phần việc mà bạn sẽ tự làm với bên xây dựng.
Những việc mà chủ nhà có thể đảm nhận như tự sơn nhà, lát sàn, tự thiết kế cảnh quan sân vườn. Vào những ngày nghỉ, cả gia đình có thể cùng nhau làm. Với đôi chút công sức, và tài sáng tạo, bạn sẽ rất vui và cảm thấy gắn bó vì tự mình thiết kế cho chính ngôi nhà của mình.


Lựa hình thế đất để xây nhàXưa nay, các gia chủ thường chỉ chú ý đến cách thiết kế của ngôi nhà, màu sắc và sắp xếp nội thất ra sao cho phù hợp.
Thế nhưng để có được một ngôi nhà đẹp mắt và làm hài lòng gia chủ, việc đầu tiên của các kts là phải khảo sát hình thế của mảnh đất, lấy đó là cơ sở nhằm đưa ra phương án thiết kế hợp lý nhất.
Không phải bất cứ mảnh đất nào cũng vuông vức tạo điều kiện thuận lợi giúp các kts hoàn thành dễ dàng phương án thiết kế của ngôi nhà, trên thực tế, có rất nhiều miếng đất hình dạng méo mó khiến việc đưa ra ý tưởng thiết kế và đáp ứng nhu cầu của chủ nhà trở nên khó khăn hơn trong khi đó, tính công năng và yếu tố thẩm mỹ vẫn phải được đảm bảo.
Chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp đối với những mặt bằng khiếm khuyết như sau:

Đất hình thang

Lựa hình thế đất để xây nhà
Đối với đất nở hậu nếu chiều sâu nhà cho phép thì gia đình có thể chừa nhiều diện tích làm sân vườn đem lại khoảng không gian xanh mát cho ngôi nhà, đồng thời, cách này cũng giúp ngôi nhà vuông vức không, dễ bố trí các phòng chức năng sinh hoạt. Khi diện tích không đủ rộng thì nhiều gia đình dành khu vực này cho việc bố trí cầu thang lên tầng, vừa tận dụng được diện tích lại dễ đánh lừa cảm giác, khiến ngôi nhà trông như ít bị lệch hơn.

Đất hình tam giác

Đất hình tam giác thường khó thiết kế bởi tỉ lệ sử dụng đất không cao so với xây nhà trên các mảnh đất khác, những góc xéo của mảnh đất cũng khó tận dụng được vào việc khác cho hợp lý. Bởi vậy, trong trường hợp không thể thay thế thì khi thiết kế ngôi nhà để tạo ra những không gian vuông vắn đòi hỏi phải có tính toán rất chặt chẽ, kỹ lưỡng nhằm sử dụng được tối đa diện tích cho mục đích sinh hoạt hoặc thư giãn. Việc đầu tiên là phải xác định vị trí đặt nút giao thông thuận tiện nhất. Giao thông tiếp cận các phòng ở phải gọn gàng và không thừa, các góc chết dành cho khu vệ sinh, hay những không gian ít sử dụng được được xử lý tinh tế nhằm tạo ra nhiều "view" thông thoáng và tự nhiên.
Theo phong thủy, xây nhà trên đất tam giác, tức hành Hỏa là không tốt, tuy nhiên, gia chủ có thể hóa giải bằng cách bo tròn các góc nhọn, bố trí tủ, kệ, tiểu cảnh để xóa góc nhọn. Tránh trổ cửa hay sử dụng không gian sinh hoạt tại các mũi nhọn mà nên giữ cho không gian chính ở vị trí trung tâm, dùng các đường cong (Thủy khắc Hỏa) hoặc góc vuông để lấy lại thế cân bằng và giảm xung sát.

Đất chữ L

Lựa hình thế đất để xây nhà
Đất chữ L tuy không được vuông vức nhưng dễ thiết kế hơn so với những mảnh đất có nhiều hình thù méo mó khác. Trong trường hợp đất chữ L nở hậu, KTS thường thiết kế khoảng trống phía trước làm sân lấy ánh sáng và sự thông thoáng cho ngôi nhà, phần không gian sinh hoạt chính bố trí ở phía sau. Còn đối với mảnh đất tóp hậu thì có thể biến không gian ấy thành không gian phụ như nhà vệ sinh, nhà kho, giếng trời…hoặc làm sân vườn nhỏ, tạo không gian thư giãn bố trí tiểu cảnh, uống trà.
Xây nhà theo phong cách biệt thự phố rất thích hợp với đất hình chữ L, thông thường không gian phía trước được bố trí làm khoảng đệm, dành cho sân vườn hoặc gara ô tô, như vậy vừa tận dụng được tối đa khuôn viên đất, vừa dẫn luồng khí thông thoáng đến các không gian trong nhà.
Mỗi mảnh đất có hình dạng khác nhau, quan trọng là sự sắp xếp, bố trí sao cho cân đối, và tiện ích.


Những chi phí thường phát sinh khi xây nhàMột trong những điều thường làm các gia chủ lo lắng nhất khi bắt tay vào việc xây, sửa nhà là việc phát sinh về chi phí, thủ tục, tiến độ…
Chúng tôi có những lời khuyên giúp bạn bớt nỗi lo về việc phát sinh này:

1. Phát sinh thường gặp trong việc xây nhà là phát sinh về bản vẽ

Để xây dựng nhà, việc đầu tiên là người ta tìm đến KTS để nhờ họ thiết kế cho mình một ngôi nhà hoàn hảo nhất. Và xung quanh bản vẽ thiết kế sẽ có rất nhiều chi phí phát sinh nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ và đồng nhất với nhà thiết kế. Những bản vẽ được sử dụng  trong quá trình xây nhà: từ bản vẽ phác thảo đơn giản đến bản vẽ chi tiết, bản vẽ 3D, có sử dụng hình ảnh minh hoạ.
Nếu chủ nhà thay đổi bản vẽ theo ý thích, hay thay đổi 1 chi tiết nào đó trên bản vẽ thì chi phí cho những lần chỉnh sửa cũng sẽ tăng lên.
Để giải quyết phát sinh này: Người chủ nhà cần phải biết mình thích gì và nói rõ ràng ý thích của mình cho KTS, tránh sửa tới, sửa lui nhiều lần. Giữa  chủ nhà và người KTS  phải có sự thống nhất ý kiến. Ký kết trên bản vẽ đó.

2. Phát sinh trong việc làm thủ tục giấy tờ khi xây dựng

Xin giấy phép là điều bắt buộc khi chủ nhà muốn xây nhà để căn nhà được xây dựng hợp pháp. Nhưng giữa ý kiến của người chủ nhà và kiến thức về luật pháp của chủ nhà thường không khớp nhau do họ không hiểu rõ luật. Đôi khi chủ nhà đưa ý để kiến trúc sư thiết kế một đằng và đi xin giấy phép một nẻo nên đã xảy ra vấn đề phát sinh.

3. Phát sinh chi phí vật liệu xây dựng:

Vật liệu xây dựng mỗi thời điểm sẽ khác nhau. Nếu kế hoạch làm nhà được lập ra trước đó vài năm thì phải dự trù kinh phí vật liệu xây dựng tăng theo giá thị trường. Do đó cần xem xét giá cả nhiều nơi, chọn cho mình một nhà cung cấp vật liệu thích hợp. Có thể trao đổi với người bán, ký hợp đồng ngay tại thời giá đó
Nhiều trường hợp phát sinh là do chủ nhà chưa bao giờ xem qua vật liệu, chỉ nhìn hình, xem giá rồi quyết định chọn. Nhưng khi đi vào thực tế lại phát hiện vật liệu này không tốt, vật liệu kia tốt hơn thế là nảy sinh việc thay đổi vật liệu. Đây là trường hợp gặp rất nhiều trong xây dựng cũng như là việc chọn mua đồ nội thất.
Để khắc phục thì chủ nhà cần dự trù ngân sách phát sinh khoảng 20-50%. Đi xem vật liệu thật kỹ trước khi quyết định mua. Lên ngân sách cho việc mua vật liệu.

4. Tiến độ thực hiện cũng là một yếu tố làm phát sinh chi phí

Do đó cần phải chọn những nhà thầu có uy tín, ký hợp đồng với nhà thầu về thời gian hoàn tất căn nhà để tránh chi phí phát sinh.

5. Phát sinh về thiết kế nội thất

Nhiều chủ nhà không để ý trước vấn đề nội thất này, nhất là về vấn đề phong thủy. Khi đang xây dựng lại đưa thầy phong thủy về, rồi lại thay chỗ đặt nội thất, đục ống nước, ổ điện… dẫn đến chi phí phát sinh.
Ngoài ra, còn có hai trường hợp xảy ra:
+ Nếu KTS vừa là người thiết kế - trang trí thì có thể dẫn đến tình trạng phát sinh về đồ đạc, đồ nội thất, chất liệu...
+ Nếu người KTS riêng và người thiết kế - trang trí nội thất riêng thì việc không thống nhất về quan điểm dẫn đến phát sinh về không gian, đập phá lại cho phù hợp, sắp xếp đồ đạc trong nhà, vv...
Để khắc phục thì bạn nên chọn nhà thiết kế phù hợp. Thống nhất ý tưởng trang trí với chủ nhà. Ký kết trên bản vẽ thiết kế đó.
Một vài mẹo khác để hạn chế chi phí phát sinh trong xây dựng:
+ Phải biết mình thích gì.
+ Tìm hiểu kỹ nguyên vật liệu mình sẽ sử dụng để xây nhà. Nếu được ký kết với người bán vật liệu ngay tại thời giá đó.
+ Dự trù kinh phí phát sinh từ 20-50 phần trăm.
+ Tìm nhà thầu uy tín.


Những lỗi phổ biến khiến việc "thiết kế một đằng, xây một nẻo"Mọi chủ nhà khi đã có ý nhờ đến KTS tư vấn thiết kế hẳn đều mong muốn ngôi nhà của mình đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, mong muốn từ công năng tới giá trị thẩm mỹ.


Và chính những người tham gia tư vấn cũng luôn đầu tư nhiều công sức, thời gian để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất, làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng đã ưng ý với mẫu thiết kế nhưng khi thi công lại khác bản vẽ rất nhiều, trong đó có cả yếu tố ngẫu nhiên lẫn có ý đồ của gia đình.
Việc phát sinh một vài vấn đề cần được thay đổi cho phù hợp với hiện trạng là chuyện thường gặp khi tiến hành thi công xây dựng. Khi đó, ngôi nhà rất dễ rơi vào tình trạng “thiết kế một đằng, xây một nẻo”.

1. Không có giám sát thi công

Khi đã được tư vấn và có bản vẽ trong tay hầu hết các gia chủ ít thuê giám sát thi công trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trên công trình nên không thể hiện được hết ý đồ của bản vẽ cũng như của KTS. Lẽ dĩ nhiên là ngôi nhà khi hoàn thiện sẽ thiếu sót hoặc không được như ý tưởng hình thành ban đầu của cả gia chủ lẫn KTS.

2. Nghe theo lời khuyên thợ thi công, bóp méo bản vẽ

Khi gặp phải vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, thông thường các gia chủ đều tự trao đổi với thợ thi công để xử lý mà không tham khảo qua ý kiến của KTS để biết điều đó có gây ảnh hưởng đến công năng, cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà không, hay có tác động thế nào về mặt thẩm mỹ.Việc nghe theo lời khuyên của người ngoài để điều chỉnh làm ảnh hưởng tới hệ thống kỹ thuật, hạn chế phần  nào công năng sử dụng.
Những lỗi phổ biến khiến việc "thiết kế một đằng, xây một nẻo"

3. Bớt xén, thay đổi vật liệu để giảm bớt chi phí

Thường thì trước khi đi vào thiết kế các KTS luôn tìm hiểu mức kinh phí đầu tư của gia chủ cao hay thấp từ đó điều chỉnh, lựa chọn phương án thiết kế, vật liệu xây dựng tối ưu nhất. Thế nhưng ngay cả khi đã được tư vấn và lựa chọn vật liệu phù hợp thì trong giai đoạn thi công vẫn xảy ra nhiều trường hợp gia chủ ...hết tiền, nhưng để hoàn thiện ngôi nhà thì vẫn phải tiến hành bằng cách bớt xén, thay đổi vật liệu để giảm chi phí, không đúng với bản vẽ.

4. Chủ đầu tư thiếu hiểu biết

Đây là trường hợp khá phổ biến thường gặp ở các chủ nhà, do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết nên dù bản vẽ đã được KTS nghiên cứu kỹ, chi tiết nhưng đến khi thi công các gia chủ lại hay tự ý thêm bớt ý tưởng, tham khảo thêm các mẫu nhà đẹp khác sau đó chắp vá tất cả những điểm được cho là đẹp mắt và hợp lý vào nhà mình, làm phá vỡ hình khối, đường nét kiến trúc đã được phích sẵn cả về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc.... dẫn đến tương quan tỷ lệ không phù hợp.
Một nguyên nhân nữa tuy hiếm nhưng không phải không xảy ra là bản vẽ không kỹ, không sát với thực tế do KTS chưa khảo sát kỹ hiện trạng mảnh đất, gây khó khăn trong quá trình thi công.


Nguyên tắc chọn vị trí xây dựng nhàViệc ứng dụng các nguyên tắc xưa cần được xem xét phù hợp với bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn của các nguyên tắc vận dụng sau:

1. Theo phong thủy xưa:

Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người ở bất an, đau ốm. Rõ ràng những vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nuớc chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết ... Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thường xuyên chịu bức xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên ...) và các hoạt động tập trung đông người mang đến mật độ di chuyển và sinh hoạt cao, ồn ào. Tại các miệng cống, trạm bơm nước, ...cũng có các tác động tương tự.

2. Nhà tại cuối đường:

Các điểm cuối tuyến đường là nơi tích tụ tiếng ồn, các luồng khí độc hại, do giao thông gây ra chắc chắn ảnh hưởng trực tiếp lên tinh thần và sức khỏe người cư ngụ.

3. Nên giảm bớt cửa sổ phía Tây:

Hướng Tây trong điều kiện khí hậu Việt Nam là có bức xạ mặt trời tập trung và gay gắt nhất. Việc trồng cây, dùng lam che nắng, mái hiên rộng ở hướng Tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời phải bảo đảm thông thoáng tự nhiên thật tốt.

4. Nhà ở một mình cao hơn các nhà xung quanh là không tốt:

Một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió ba bề bốn bên, lại thêm sấm sét tập trung khi mưa dông, ... khiến cho ngưới cư ngụ không được thoải mái và an lành bởi các tác động thường xuyên từ môi trường.

5. Nhà bên các đường quanh co, lượn cong:

Thì bất lợi. Thực tế các chổ lựợn cong luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông, Do dòng khí lưu chuyển tại các chổ này không ổn định, nên từ trừơng cũng biến đổi không chuẩn dẫn đến các khả năng định vị, ổn định của phương tiện giao thông bị rối loạn.

Hồ sơn xin cấp phép xây dựng nhà


Hồ sơn xin cấp phép xây dựng nhàTrước tiên, chủ nhà cần chọn một đơn vị tư vấn thiết kế để đơn vị này thực hiện bước đầu là làm hồ sơ thiết kế sơ bộ để xin phép xây dựng.
Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ cho biết ngôi nhà được phép xây bao nhiêu tầng (tùy khu vực); ban công trong giới hạn nào... Chẳng hạn, lộ giới dưới 6m thì không cho chìa ban công ra; 6 - 12m, chìa ra được 0,9m; 12 - 16m được 1,2m... Hoặc, phải lùi vào đúng chỉ giới xây dựng so với lề đường; xác định vị trí cấp thoát nước...
Lưu ý, hồ sơ xin phép này khác với hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công. Sau đó, chủ nhà cùng đơn vị thiết kế bàn bạc, tìm những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, phù hợp khả năng tài chính... Từ những yếu tố đó, nhà thiết kế mới làm thành một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đầy đủ.
Bộ hồ sơ này gồm 3 bộ bản vẽ: bản vẽ khai triển chi tiết kiến trúc như các bản vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt cắt; chi tiết vệ sinh, cầu thang, ban công... Kỹ sư xây dựng của đơn vị thiết kế dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu gồm kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn, đà, dầm, móng... Kỹ sư xây dựng thường dùng tư liệu của đơn vị khảo sát địa chất hoặc phải yêu cầu khoan địa chất thực tế nơi xây nhà để đưa ra giải pháp móng chuẩn xác. Tiếp theo đó, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ thiết kế điện nước như hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng máy; hệ thống cấp thoát nước... Bình thường, với một căn nhà phố, tổng số bản vẽ của cả 3 bộ bản vẽ trên có thể lên đến vài chục bản. Cần lưu ý là trong thực tế hiện nay, nhiều nhà thiết kế thường chỉ thực hiện những bản vẽ "không thể bỏ qua" như triển khai chi tiết kiến trúc, kết cấu còn các bản vẽ điện nước thì không có. Ðiều này gây khó khăn sau này khi cần sửa chữa hoặc chuyển đổi chủ sở hữu.
Sau khi hoàn tất 3 bộ hồ sơ trên, bước tiếp theo là đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Ðến đây, hồ sơ tư vấn thiết kế xong, chủ nhà có thể mang đi nhờ thầu, công ty xây dựng hay một đơn vị nào đó ký hợp đồng thi công.


Cẩm nang xây dựng nhà ởXây nhà là một trong ba việc trọng đại trong cuộc đời mỗi người,  bởi ngôi nhà không chỉ đơn giản là nơi che mưa, che nắng mà nó còn phải đạt được những yêu cầu về công năng, tính thẩm mỹ, tính bền vững và tính kinh thế, để đạt được cả 4 yếu tố trên không phải là chuyện đơn giản, nhất là với những người không phải trong nghề.

Những lưu ý đầu tiên khi chuẩn bị xây dựng nhà:

Trước hết bạn cần hiểu được những yêu cầu cơ bản về nhu cầu cho ngôi nhà mơ ước của mình cụ thể: số lượng phòng, diện tích và vị trí các phòng, phong cách và vật dụng trang trí nội thất,  không gian dự trữ, phòng thờ, phòng kho, sân phơi, bồn chứa nước.
Lưu ý về những thay đổi trong tương lai, ví dụ như gia đình có thêm người , cần thêm phòng ở.
Nên tham khảo tất cả các thành viên trong gia đình trước khi thông qua kế hoạch lần cuối.
Sắp sếp  theo thứ tự ưu tiên tất cả các thông tin được đề cập ở trên.
Tập hợp và ghi lại các thông tin trên khi thiết kế cho ngôi nhà của bạn để sau ngày làm việc với kiến trúc sư.

Để giúp mọi người có cái nhìn tổng thể và giải quyết được những khó khăn ấy, chúng tôi xin liệt kê chi tiết các bước từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thiện một ngôi nhà  như sau:
Bước 1: Lập kế hoạch xây nhà
Bước 2: Chọn nhà tư vấn thiết kế xây dựng
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu xây dựng
Bước 4: Các thủ chuẩn bị khởi công
Bước 5: Chuẩn bị mặt bằng, thi công phần nền móng
Bước 6: Thi công phần khung nhà (phần thô)
Bước 7: Thi công hoàn thiện nhà
Bước 8: Mua sắm, lắp đặt nội thất

Ý tưởng thiết kế cho nhà vườn Một ngôi nhà vườn có thiết kế đẹp để cùng gia đình có thể nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần làm việc mệt mỏi thật sự là một điều tuyệt vời mà nhiều người mong muốn.
Không gian mang hơi thở của thời đại nhưng không xa rời tách biệt hẳn truyền thống mà áp dụng những kinh nghiệm quý báu của cha ông về thông gió, chiếu sáng, bố trí cảnh quan.. Hướng tới tăng tối đa chất lượng không gian sống của các thành viên trong gia đình.
Ý tưởng thiết kế cho nhà vườn
Yêu cầu về các không gian chính của gia đình là ngôi nhà cũng chính là nơi nghỉ dưỡng cuối tuần, đề cao không gian tâm linh. Kết hợp hài hoà giữa vật liệu truyền thống như gỗ, mái ngói, sàn gạch Giếng Đáy và vật liệu mới như kính, thép…Đồng thời không gian phải thoáng đãng, ngập tràn ánh sáng. Bám sát vào những yêu cầu đó, KTS đưa ra ý tưởng chia ngôi nhà ra làm 2 trục chính: Trục tâm linh và trục gia đình. Trục tâm linh gồm phòng thờ và phòng khách; trục gia đình gồm khu vực bếp ăn, phòng ngủ và vệ sinh. Sự phân chia này tạo sự trang trọng khi tiếp cận không gian tâm linh, sự ấm cúng, thân thiện khi tiếp dừng chân tại không gian gia đình.
Ý tưởng thiết kế cho nhà vườn
Ý tưởng thiết kế cho nhà vườn
Ý tưởng thiết kế cho nhà vườn
Các không gian được lấy ánh sáng và thông gió từ cửa chính và các mảng rỗng được thiết kế riêng cho từng phòng. Hệ mái không dùng phương pháp đổ bê tông dán ngói mà dùng phương án hệ vì kèo truyền thống, chính điều này tạo ra sự đối lưu không khí giữa không gian trong nhà lên trên mái.
Một không gian đẹp, khí hậu trong lành, thiên nhiên, đó là đặc điểm nổi bật của nhà vườn này. Ở đây, chủ ngôi nhà luôn muốn tìm đến một không gian yên bình, con người giao hoà trong không gian yên tĩnh, thơ mộng để tận hưởng những giây phút quây quần bên gia đình, người thân.

Trình tự xây dựng nhà ởHiện nay, khi xây nhà, nhiều gia đình không nắm được quy trình tiến hành nên rất lúng túng. Điều này có thể dẫn đến những bất trắc về giấy phép, xây không đúng quy định chung hoặc không phù hợp với yêu cầu.

Chọn đơn vị tư vấn thiết kế


Trước tiên, chủ nhà cần chọn một đơn vị thiết kế để thực hiện việc làm hồ sơ xin phép xây dựng. Khi đó, đơn vị chức năng cấp phép sẽ biết ngôi nhà được phép xây bao nhiêu tầng, ban công trong giới hạn nào… Hồ sơ xin phép khác với hồ sơ thi công. Bản thiết kế chi tiết để thi công được lập dựa trên sự bàn bạc kỹ và tìm những giải pháp cụ thể theo nhu cầu sinh hoạt của gia đình, khả năng tài chính…
 Hồ sơ thường gồm bản vẽ phối cảnh, mặt bằng, mặt cắt… Kỹ sư xây dựng của đơn vị thiết kế dựa trên bản vẽ này để tạo bộ bản vẽ kết cấu từ móng đến mái như cột, sàn, đà, dầm… Tiếp đó, kỹ sư hoặc nhà chuyên môn về điện, nước cũng dựa vào bản vẽ thiết kế chi tiết để thực hiện tiếp bộ hồ sơ của hệ thống điện thắp sáng, điện sử dụng máy, hệ thống cấp thoát nước… Thông thường, với một căn nhà phố, tổng số bản vẽ có thể lên đến vài chục bản.
Sau khi hoàn tất các bộ hồ sơ trên, bước tiếp theo là đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán công trình để định được giá trị đầu tư xây dựng. Sau khi hoàn tất hồ sơ tư vấn thiết kế, chủ nhà có thể mang đi ký hợp đồng thi công với một công ty xây dựng hay một đơn vị nào đó.

Thi công và hoàn công


Trong thi công, chủ nhà thường thuê một kiến trúc sư hay kỹ sư theo dõi tiến độ công trình, thay mặt gia chủ giám sát về kỹ thuật như bản vẽ chi tiết, dự toán… Sau khi hoàn tất căn nhà là phần làm thủ tục hoàn công. Thao tác này gần giống như khi xin phép xây dựng, có thể nhờ đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ hoàn công. Hồ sơ gồm giấy đề nghị hoàn công, bản sao hợp đồng thi công, bản sao giấy phép xây dựng, bản sao bộ bản vẽ thiết kế xây dựng và bản vẽ hoàn công (thể hiện đúng hiện trạng đã xây dựng), biên bản định vị móng, công trình vệ sinh… Đơn vị chức năng chấp nhận hoàn công, ngôi nhà mới hợp lệ mọi mặt.

Cơ sở để tính toán chi phí


Chi phí thiết kế công trình dân dụng được tính theo tỷ lệ phần trăm trên tổng trị giá xây dựng công trình. Ví dụ, nhà liền kề, nhà phố giá thành 500 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 2,99 %, nhà có giá thành xây 200 triệu đồng thì chi phí thiết kế là 3,08 %. Một số công ty thiết kế thường tính theo m2 xây dựng, khoảng 80.000-100.000 đồng/m2. Giá này cũng có thể thay đổi theo thoả thuận tùy theo hồ sơ thiết kế. Cách tính này cũng thường tương ứng với giá theo tỷ lệ phần trăm.
Giá thành xây dựng thường chia ra hai phần: phần thô và phần hoàn thiện. Ví dụ, dạng nhà đúc có lầu, phần thô là 2,3-2,5 triệu đồng/m2 và phần hoàn thiện là 2 triệu đồng/m2 trở lên. Khoản hoàn thiện biến động do tùy thuộc vào nguyên liệu, loại tốt, trung bình hay thường. Với nhà cấp 3 và 4 (dạng nhà trệt có gác), giá xây dựng khoảng 1,000.000 đến 1,2 triệu đồng/m2 trở lên.

Các nhà phong thủy xưa đã có nhiều đúc kết đối với việc chọn vị trí để xây cất nhà cửa. Trong điều kiện ngày nay, đất đai tại các đô thị khan hiếm, địa hình địa mạo chịu nhiều biến đổi nhân tạo.
Việc úng dụng các nguyên tắc xua cần đụoc xem xét phù hợp vối bối cảnh khoa học và xã hội hiện đại. Xin đơn củ các nguyên tắc vận dụng sau:

1. Theo phong thủy xưa:

Nhà ở dưới vách núi hay cửa khe nước chảy ra thì người ở bất an, đau ốm. Rõ ràng nhũng vị trí này luôn hứng chịu các tác động của môi trường như: sạt lở trên núi xuống, hơi lạnh trong vách đá, nuớc chảy mang theo các chất thải hoặc sinh vật chết ... Trong thực tế đô thị, nhà ở bên cạnh các cao ốc lớn cũng thùong xuyên chịu búc xạ nhiệt phản hồi lại từ các mặt tường, mặt kính lớn, nếu ở khuất nắng thì quanh năm không có mặt trời, nhà cửa ẩm thấp, đó là chưa kể hệ thống kỹ thuật (máy phát điện, điều hòa không khí, giàn giải nhiệt, xe hơi ra vào thường xuyên ...) và các hoạt động tập trung đông người mang đến mật độ di chuyển và sinh hoạt cao, ồn ào. Tại các miệng cống, trạm bơm nước, ...cũng có các tác động tương tự.
Chọn vị trí để xây dựng nhà

2. Nhà tại cuối đường:

Các điểm cuối tuyến đường là nơi tích tụ tiếng ồn, các luồng khí độc hại, do giao thông gây ra chắc chắn ảnh hủong trực tiếp lên tinh thần và súc khỏe người cư ngụ.

3. Nên giảm bớt cửa sổ phía Tây:

Hướng Tây trong điều kiện khí hậu Việt Nam là có bức xạ mặt trời tập trung và gay gắt nhất. Việc trồng cây, dùng lam che nắng, mái hiên rộng ở húong Tây sẽ giúp giảm bớt các tác động xấu của nắng nóng lên mặt nhà, đồng thời phải bảo đảm thông thoáng tự nhiên thật tốt.

4. Nhà ở một mình cao hơn các nhà xung quanh là không tốt:

Một mình nhô lên, hứng nắng, hứng gió ba bề bốn bên, lại thêm sấm sét tập trung khi mua dông, ... khiến cho ngùoi cu ngụ không đuợc thoải mái và an lành bởi các tác động thường xuyên từ môi trường.

5. Nhà bên các đường quanh co, lượn cong: thì bất lợi:

Thực tế các chổ lựợn cong luôn dễ phát sinh tai nạn giao thông, Do dòng khí lưu chuyển tại các chổ này không ổn định, nên từ trừơng cũng biến đổi không chuẩn dẫn đến các khả năng định vị, ổn định của phuong tiện giao thông bị rối loạn.
 PHẠM THỊ HỢI SƯU TẦM VÀ TỔNG HỢP










No comments:

Post a Comment