2014-09-17

Điểm dừng tạo lên thành công

                    Mình không phải là tín đồ của phật giáo. Nhưng mình rất thích câu: Biển khổ vô biên, biết quay đầu là bến bờ trong kinh Phật. Cái câu này nó vừa thể hiện lòng bao dung, và vị tha của nhà Phật. Con người dù đã phạm phải những lỗi lớn đến đâu, chỉ cần biết quay đầu làm lại thì tất sẽ có cơ hội là người tốt. Chỉ cần biết quay đầu khi đang đứng trước bên bờ vực thẳm thì vẫn không bị nguy hiểm đến tính mạng. Tuy cũng bị một phen choáng váng thất thần.
                   Quá trình phục thiện của mỗi người cũng trải qua muôn vàn gian khó, trước không ít những con mắt kỳ thị của những người xung quanh. Nhưng nếu không biết quay đầu làm lại, người đó không thể thành công.
                   Trên con đường công danh sự nghiệp. Luôn có rất nhiều cơ hội cũng như hoạn nạn ở phía trước. Nếu ta biết chọn đểm dừng đúng lúc mà chưa đến chỗ hiểm để chờ thời cơ. Tu dưỡng và bồi đắp thêm cho bản thân. Dù ở bên cạnh sự  nguy hiểm, nhưng không lao vào nguy hiểm. Giữ  vững sự cương trung của mình. Thì tất có cơ hội tiến bước để thành công.
                   Gia đình là vốn quý, nơi ta nhận được tình thương yêu và sự giúp đỡ gần như vô điều kiện của những người thân yêu. Tuy vậy không phải gia đình của ai cũng là bệ phóng cho sự thành công của mỗi người. Họ có thể là những con người xấu xa, mất hết nhân tính. Những tên kẻ trộm, gái điếm hay tù tội, cướp giật ... Vì có ai được quyền chọn lựa gia đình mình được sinh ra đâu?
                  Gia đình khi ấy đã trở thành sự hổ thẹn và có sức mạnh kéo lùi sự thành công của cá nhân ghê gướm trong xã hội. Có người lựa chọn sẽ bỏ đi xa, có người buông tay để rồi có ngày cũng trở lên xấu xa như những người trong gia đình họ. Có người kiên cường chống trọi với muôn vàn khó khăn và sự vùi dập, ác ý của người đời. Họ đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng họ đáng được hưởng. Họ luôn sống bên lề của sự nguy hiểm xấu xa. Vì dù sao những con người xấu xa ấy vẫn là " gia đình" của họ. Dù họ có tuyệt giao với những con người ấy thì vẫn có những mối liên hệ không thể tách rời. Nỗi đau , mất mát và sự tổn thương về gia đình là rất lớn. Thế nhưng: Sự giáo dục tốt nhất là trong nghịch cảnh. Giữa một mớ hỗn độn của gia đình, người khôn ngoan và tỉnh táo sẽ ngày đêm bồi dưỡng tri thức, nhân cách để có thể vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt đó. Và vì thế, lượng kiến thức và tầm cao nhân cách của họ sẽ cao hơn mặt bằng chung trong xã hội. Cái khó thường ló cái khôn là vậy.
                    Con gà rừng vất vả đi đào bới để kiếm ăn trong rừng sâu. Luôn chịu đựng sự truy sát của muôn vàn loài thú ăn thịt như: cáo, sói, hổ, báo ... Thì lại rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh. Tiếng gáy của nó lanh lảnh vang xa. Thịt của nó thì rất thơm ngon, rắn chắc và bổ dưỡng. Bán nó thì rất có giá. 
                   Con gà công nghiệp thì được nuôi dưỡng trong một môi trường,
 với đầy đủ tất cả các điều kiện tối ưu. Chẳng phải lo lắng bất cứ điều gì từ thức ăn và nước uống. Nhưng nó rất yếu ớt và ngờ ngệch. Dù có thả nó ra giữa đường thì cũng rất dễ dàng bắt lại. Thịt của nó ăn rất bở và có nhiều mỡ. Giá trị kinh tế của nó thì không cao. 
                  Nếu thả tất cả những con gà công nghiệp ấy vào thiên nhiên cho chúng tự sống. Đa phần chúng sẽ bị chết hết do quá quen với điều kiện sống tối ưu. Nhưng nếu có con nào sống xót. Nó sẽ mạnh mẽ chẳng kém một con gà rừng!
                  Con người cũng thế, sinh sống trong một điều kiện quá khắc nghiệt. Khiến ý chí và khát vọng vươn lên của con người mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Họ sẽ trải mình trong học tập. Trong tu dưỡng và tìm tòi khám phá. Đến khi họ đạt được thành tựu trong công việc. Trở thành một vị anh hùng trong cộng đồng mình sinh sống. Quá khứ và xuất thân của họ chẳng ai thèm quan tâm. Người đời còn đang mải miết tung hô và bợ đỡ họ. Nếu có ai biết đến " ngày xưa" của họ cũng chỉ thêm khâm phục một con người có nghị lực kiên cường. Biết vượt khó, vươn lên thành công và giàu có mà thôi.                    Họ đã sống bên cạnh nguy hiểm, xấu xa. Những biết kiên cường vươn lên bằng tri thức và nhân cách. Tuy quá trình đi tới thành công của họ có thêm muôn vàn vất vả gian lao. Nhưng cuối cùng thì họ cũng được hưởng hoa trái ngọt lành của sự thành công. Đó phải chăng là quy luật công bằng của xã hội?

                                                             Tác giả: Phạm Thị Hợi

No comments:

Post a Comment