Ở trên đời, những người
nhu thuận và mềm mỏng luôn có đất sống. Giống như câu chuyện giữa răng và lưỡi
vậy. Răng thì luôn cứng, thẳng, mạnh mẽ và chỉ đứng yên một chỗ cỗ định. Lưỡi
thì luôn mềm mỏng, cơ động có thể thè dài ra, có thể ngắn lại, có thể luồn lách
trong các kẽ răng để lấy đi các thức ăn thừa. Vì thế, đến khi con người già
cỗi, răng thường là bộ phận bị rụng trước tiên. Lưỡi thì tồn tại cùng với sự
sống của con người.
Nếu có hai hạt cây cùng
nảy mầm bên dưới một tảng đá. Hạt cây cứ mạnh mẽ, thẳng thắn vươn lên mà không
biết tự lượng sức mình. Chắc chắn sẽ không bao giờ đạt được mục đích là: được
nhìn thấy ánh nắng mặt trời.
Nó là hạt cây thất bại. Hạt cây mềm mỏng, khôn khéo đợi cho cơ thể chúng cao lớn hơn, chúng bò ngang hết chiều dài của tảng đá. Rồi nó đội đất vươn lên, đón nhận ánh sáng mặt trời. Thực hiện nghĩa vụ sinh học từ khi sự sống trên trái đất được bắt đầu. Nó là hạt cây thành công.
Nó là hạt cây thất bại. Hạt cây mềm mỏng, khôn khéo đợi cho cơ thể chúng cao lớn hơn, chúng bò ngang hết chiều dài của tảng đá. Rồi nó đội đất vươn lên, đón nhận ánh sáng mặt trời. Thực hiện nghĩa vụ sinh học từ khi sự sống trên trái đất được bắt đầu. Nó là hạt cây thành công.
Đối với con người cũng
thế. Đã biết không thể vượt qua khó khăn thì đừng có cố. Nếu cố gắng quá thì
cũng chỉ đặt mình vào nguy hiểm mà thôi. Có câu: " Nhún nhường tất theo kịp
mọi người, hiếu thắng tất gặp nhiều địch thủ". Một người quá hiếu thắng sẽ
rất dễ động chạm đến lòng tự ái hay tự trọng của người khác. Khi đã trở thành
địch thủ của họ, thì họ chỉ muốn đẩy người đó vào chỗ chết thì mới hả dạ.
Trong một công ty, nếu
môi trường làm việc cạnh tranh quá gay gắt. Và ta thấy cách cư xử giữa sếp và
nhân viên trở lên quá tồi tệ. Các nhân viên đối xử với nhau quá lạnh lùng hay
lá mặt. Sự cạnh tranh quá lớn đang đẩy mọi người vào việc " cạnh tranh
không lành mạnh" với nhau. Cảm thấy không thể phát huy hết năng lực
và khó tiến thân ở môi trường như thế. Tốt nhất lên nghỉ việc. Đi tìm một công
ty mới với rất nhiều cơ hội mới. Đừng lên " cố đấm ăn xôi " làm gì.
Ai mà không biết là " xôi lại bị hẩm"!
Một cô con dâu khi về
sống ở nhà chồng. Tất nhiên cô ta có rất nhiều sự bỡ ngỡ và khổ sở vì phải sống
giữa những con người xa lạ. Thậm chí còn chẳng ưa gì cô. Cô phải đối chọi với
chuyện: Mẹ chồng, nàng dâu. Mà tác giả dân gian từng dựng lên câu ca nói về sự ghét ghét nhau hiển nhiên của mối quan hệ này:
Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau như thể nàng
dâu, mẹ chồng.
Hoặc chuyện: chị dâu em
chồng mà ngày xưa các cụ ta từng đúc rút kinh nghiệm: Giặc bên ngô không bằng
bà cô em chồng!...
Nếu mâu thuẫn trong
gia đình chồng quá lớn, cảm thấy quá khổ sở, không thể sống được nữa, thì cũng
lên tìm đường mà thoát thân. Đừng có cố bám lấy một cái " hữu danh vô thực
" bên gia đình chồng. Một đứa trẻ lớn lên trong một gia đinh bố mẹ suốt
ngày đánh cãi chửi nhau, bà nội và cô hành hạ mẹ mình, thì cũng không thể hạnh
phúc hơn một đứa trẻ bố mẹ ly hôn. Nếu biết chọn cho mình một điểm dừng thích
hợp, thì dư luận không phải bàng hoàng về vụ việc hai mẹ con cô Mai ôm nhau
nhảy xuống sông Hồng tự tử, vì không thể chịu đựng được sự bạo hành của mẹ chồng
và chị chồng. Và còn nhiều vụ việc tương tự nữa từ khắp thành thị đến nông
thôn. Từ cao nguyên đá Đồng Văn đến tậm mũi cà mau mà chưa được dư luận cả
nước biết đến.
Sinh ra là phụ nữ đã khổ,
phận làm dâu từ ngàn xưa có ai bảo sung sướng, hạnh phúc bao giờ? Thế nhưng có
ai buộc các chị phải ôm con mà chết tức tưởi dưới lòng sông lạnh lẽo như thế hay không? Pháp luật luôn
tạo điều kiện để mọi công dân đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc cho riêng mình mà. Chị làm vậy, chỉ làm cho bố mẹ chị, em chị, và
những người yêu thương chị thêm đau lòng thôi. Nếu không thể bước tiếp, sao chị
không chọn cách từ bỏ?
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment