Cây cao thường đón gió lớn. Những kẻ thích phô trương sự giàu có, quyền lực, tài năng. Thường là đối tượng của bọn đạo trích, bất nhân. Từ tâm lý “ trâu buộc ghét trâu ăn”, những người kém cỏi khi thấy sự giàu có, quyền lực, tài năng vượt trội của người khác mà thèm khát, đôi khi họ nảy sinh tâm lý ghen ăn, tức ở. Từ chỗ kém cỏi hơn người, họ làm hại người cho người bằng với mình, có khi còn kéo người xuống, vùi dập người xuống dưới chân mình cho thỏa lòng tiểu nhân. Vì thế dân ta có câu ‘’ Nói trước bước không qua’’. Nguyên nhân là do khi một người nói ra mọi dự định của mình. Người đó ngay lập tức gặp rất nhiều lời rèm pha, sự cản ngăn của những người xung quanh. Có người nói vì ghen tỵ, có người nói vì không tin tưởng vào người nói. Rốt cuộc người nói sẽ bị thối trí, phiền nhiễu. Họ sẽ bị suy nghĩ rất nhiều. Nguồn năng lượng, ý chí để thực hiện dự định bị giảm sút nặng nề.
Việc không thực hiện được dự định là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nên dân ta mới có câu: “ tâm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi” là có ý ngợi ca những người kín mồm, kín miệng nên có sức mạnh nội tâm lớn.
Việc không thực hiện được dự định là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Thế nên dân ta mới có câu: “ tâm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi” là có ý ngợi ca những người kín mồm, kín miệng nên có sức mạnh nội tâm lớn.
Thủa xưa các thương nhân giàu có của Nhật Bản họ luôn sống rất giản dị. Nhà cửa thì bé nhỏ, đơn sơ. Nhưng thường hay có căn hầm bí mật để đựng tiền của. Không may bị bọn đạo trích viếng thăm cũng không thể phát hiện ra họ giàu có cỡ nào. Họ đi buôn bán vòng quanh thế giới có khi vài tháng mới về qua nhà một lần nhưng họ đều rất yên tâm. Nếu họ luôn khoa trương sự giàu có của mình thì khi đi vắng xa lâu ngày như vậy, liệu nhà của họ có được bình yên? Họ đi khắp nơi, ăn hàng, ở trọ. Nếu trông họ giàu có, vàng bạc đầy thân. Thì liệu họ có toàn mạng trở về quê hương đất nước?
Những người sống khiêm tốn, giản dị thường thì bên trong có rất nhiều phẩm giá cao quý. Nếu họ không thật sự tốt, không thật sự giàu thì họ không thể sống khiêm tốn và giản dị được.
Với những người bên trong thì mạnh, bề ngoài thì nhũn nhặn khiêm tốn thường thì làm việc gì cũng rất dễ thành công. Buôn bán cái gì cũng rất đắt khách. Có ai không sung sướng, hạnh phúc khi được một người cao quý hơn mình nhũn nhặn, khiêm tốn, phục vụ mình chu đáo, tận tình? Bên trong mạnh, bên ngoài cứng còn làm cho họ có thêm sức mạnh bội phần nhờ việc không bị mất năng lượng nội tâm, và có thêm được sự trợ giúp của mọi người. Vì người đời thường hay thương hại và giúp đỡ kẻ yếu hơn mình. Một người trong mạnh tất có nhiều bạn mạnh, ngoài nhún sẽ làm cách người bạn tài giỏi của mình cảm thấy họ được tôn trọng. Hoặc có khi họ nghĩ người đó yếu thế, đang cần sự giúp đỡ. Thế là họ giúp.
Mặt khác, những người trong mạnh ngoài nhún sẽ khiến mọi người tưởng người đó tiếp thu những ý kiến đóng góp của mình. Thêm yêu quý họ. Trong khi người đó thì vẫn thỏa sức làm theo ý mình. Cuối cùng ý chí mình được thực hiện mà lại không làm mất lòng những người khác.
Vì thế, trong cuộc sống ta không nên ngông nghênh, tự cao, tự đại, khoa trương làm gì cả. Vì làm điều đó có khi còn rước họa vào thân từ những kẻ tiểu nhân, bỉ ổi, vô sỉ. Có câu: “ Nhún nhường tất theo kịp người, hiếu thắng tất gặp địch thủ”.
No comments:
Post a Comment