2014-10-21

Chân Lý Là Sự Tiến Bộ

                   Sự học như con thuyền đi ngược dòng nước, không tiến tức là lùi. Trong cuộc sống, để luôn thành công và không bị tụt hậu so với xã hội. Con người dù ở độ tuổi nào cũng cần học hỏi, vươn lên. Nhân cách, khả năng của con người cũng thế. Nếu không được trau dồi bồi dưỡng mỗi ngày, thì nó sẽ dần bị suy kiệt, thoái hóa. Đôi khi những đạo lý được người đời ca ngợi lại không phải là điều tốt nhất với ta. Ví dụ như đức bao dung, dạy bảo, che trở kẻ yếu. Đức này vẫn được cho là đức của người cao quý, thành đạt trong xã hội. Người luôn bao dung, che trở, giúp đỡ, dạy bảo kẻ yếu thường được rất nhiều người trong xã hội nể trọng, yêu mến. Ho đúng là làm phúc và được đức. Thế nhưng chính những người này lại rất khó tiến bộ. Có khi họ còn càng ngày càng suy kém đi. Nghiệp trướng hơn là những người được họ bao dung, che trở, giúp đỡ, dạy bảo càng ngày càng trở nên cứng mạnh. Nhiều trường hợp họ còn hại lại ân nhân để đạt được một mục đích nào đó.
                 Ở đời những  người đi làm ơn rồi bị mắc oán cũng nhiều. Những kẻ ăn cháo đái bát, vô ân bạc nghĩa trong xã hội cũng nhiều. Vì thế ngày xưa nhiều vị trưởng các môn phái võ lâm sau khi truyền thụ hết võ công cho một đệ tử chân truyền thì mất hết công lực và qua đời ngay sau đó.
                    Truyện xưa cũng còn kể rằng, xưa có ông vua tên Hậu Nghệ có tài bắn cung cự phách trong thiên hạ. Vũ trụ khi ấy có chín mặt trời cùng tỏa sáng. Mặt đất nóng bức vô cùng, con người và nhiều loài sinh vật phải sống rất cực nhọc. Và vị Vua Hậu Nghệ vì thương muôn loài cây cỏ đã trổ tài bắn cung. Ông đã bắn hạ tám mặt trời. Thế nên trái đất không còn nóng như thiêu như đốt như trước nữa. Một năm đều đặn chuyển qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, đem lại cho con người rất nhiều những trải nghiệm thú vị. Tiếc là ông vua này có lòng nhân, có tài nhưng lại không biết nhìn người. Ông ta đã truyền dạy kỹ nghệ bắn cung cho một tên học trò bất nhân đến mức không ai thèm nhớ tên hắn nữa. Sau khi được Hậu Nghệ dạy hết kỹ thuật bắn cung thiên tài của mình. Hắn đã nghĩ: Giờ ta đã là người bắn cung giỏi thứ hai trong thiên hạ, nếu Hậu Nghệ chết, ta sẽ trở thành người bắn cung  giỏi nhất trong thiên hạ. Và hắn đã giương cung bắn chết Hậu Nghệ để trở thành người giỏi bắn cung giỏi nhất trong thiên hạ. Nhưng chẳng ai nhớ đến cái tài bắn cung giỏi nhất trong thiên hạ của hắn cả. Họ nhớ đến hắn là kẻ bất nghĩa, bất nhân nhất trong thiên hạ. Và tất nhiên người trong thiên hạ đã không thể để hắn sống xót. Họ băm vằm, mổ sẻ, ăn tươi nuốt sống gã học trò bất nhân đó!
                   Kể truyện xưa mà ngẫm chuyện nay, thấy rằng những người chuyên bao dung, che trở, giúp đỡ, dạy bảo người khác thường rất ít tiến lên phía trước. Vì trái tim, tâm hồn, ý chí của họ đang hướng về những đối tượng yếu ớt, thua kém mình rất nhiều. Họ còn bận giúp đỡ những người này mà quên tự giúp mình tiến lên mỗi ngày. Họ gần như không thể lớn lên hơn được. Vì những kẻ yếu bao giờ mới hết cần sự giúp đỡ, che trở, dạy dỗ của họ? Đôi khi họ tự biến mình thành kẻ yếu và cần sự giúp đỡ của người khác. Có phải vì thế mà những người làm nghề chài lưới rất ít khi cứu người bị chết đuối trên sông? Họ có quan niệm rằng cứu người như thế họ sẽ bị mất lộc! Chẳng ai nói bao dung, che trở, dạy bảo, giúp đỡ người khác là điều xấu. Nhưng ta chỉ lên chú ý nhiều đến điều ấy khi ta muốn buông tay với những đua tranh trong cuộc đời.
                         

                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi 

No comments:

Post a Comment