Khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống là chính đáng với tất cả mọi người. Lòng ham muốn của con người là vô tận,
không có giới hạn và không có điểm dừng. Nhất là những con người bần hèn, thấp
kém trong xã hội. Không lẽ cứ nối đời nhau trong cảnh nghèo đói, cùng cực như
thế hay sao? Những người muốn thoát ra một hiện thực không mấy tốt đẹp ấy phải
hy sinh nhiều thứ. Đầu tiên là hy sinh sự bình yên và thanh thản của tâm hồn,
hy sinh thời gian, công sức, tiền bạc… Nhiều người phải làm những việc mình vốn
không thích, giao du với những người mình không muốn, sống không thật với chính
mình để dành được những thành tựu.
Vậy
những thành tựu đã đạt được đó liệu có phải thật sự là của mình? Người đó sẽ
thật sự hạnh phúc vì những điều đó? Xin thưa là không? Cái gì được xây dựng
trên sự gian dối, không đúng với bản chất thực sự của bản thân đều tiềm ẩn rất
nhiều nguy cơ rủi ro, tan vỡ và sự bất hạnh. Làm bạn với những con người có
khát vọng quá lớn ấy, ta cũng cần hết sức thận trọng. Một người có thể kìm hãm,
hy sinh rất nhiều thứ thuộc về bản chất của chính mình, thì cũng rất dễ hy sinh
lợi ích chính đáng của người khác vì mục đích của người đó. Người đó đã bị biến
thái về nhân cách, rất khó đoán biết. Và thực tế là người đó không thể sống
chân thành với ai cả.
Gieo hành vi gặp thói quen, gieo thói
quen gặp tính cách, gieo tính cách gặp số phận. Nếu phận mình vẫn cứ quẩn quanh
trong phận nghèo hèn. Thì cần nghiêm túc xem xét lại hành vi và tính cách của
bản thân. Khi mình có nhân cách tốt, trí tuệ cao, thì sự tiến lên là sự tất lẽ
dĩ ngẫu mà thôi. Nếu ta cố gắng đạt được thành công bằng thủ đoạn hay những
biện pháp không phải là chính mình. Thì thành công đó có khi còn đi cùng tai
họa. Hoặc nó cũng chỉ như một chiếc vỏ ốc trang trí, chỉ khiến người ta thêm
mệt mỏi, nặng nề. Người đó thật khó có một cuộc sống ung dung tự tại.
Đức Phật đã dạy rằng, những lỗi khổ lớn nhất
của mỗi người là tham, sâm, si. Muốn có hạnh phúc thì cần phải biết từ bỏ bớt những ham muốn của mình. Dù địa
vị thực tại của một người có hơi thấp
kém, mà người đó vẫn không chịu vượt khó vươn lên, thì vẫn là không có lỗi. Một
cuộc sống an phận thủ thường, vẫn là một nếp sống quen thuộc từ ngàn
đời nay của nhân dân
ta!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment