Trong dân gian có câu:
Có chí thì lên. Một người dù tư chất không thật sự thông minh. Chỉ cần có
một ý chí kiên cường vươn lên. Không sớm thì muộn, chắc chắn người đó sẽ thành
công. Thiên tài chỉ có 1% là bẩm sinh,
còn có đến 99% là do mồ hôi công sức. Một người có chí tiến thủ, sẽ luôn cố
gắng học hỏi vươn lên mọi lúc, mọi nơi. Góp
gió thành bão, tích tiểu thành đại. Người đó chắc chắn sẽ trở thành một đại
trí thức, được mọi người yêu mến, ngưỡng mộ. Thành công sẽ luôn ở trong tầm
tay.
Dù
biết một người có tư chất thông minh làm việc gì cũng dễ đạt. Nhưng một người
có ý chí học hỏi vươn lên mạnh mẽ, thì làm việc gì cũng rất vững. Chí ở đây là
ý chí, nguyện vọng, mong muốn. Có câu: Xin
hãy ước mơ và biết cách hành động để đạt được ước mơ. Nếu ta ước mơ có được
mặt trăng, thì dù dẫu không đạt được mặt trăng, ta cũng sẽ rễ dàng có được các
vì sao! Đôi khi người ta đánh giá tài năng, tầm nhìn của mỗi người dựa vào ước
mơ của người đó.
Việc
hành động theo ý chí luôn đòi hỏi một trí tuệ cao minh. Người không có trí tuệ
cao không thể làm được điều đó. Họ chỉ có thể hành động theo bản năng, thói quen. Hành động theo ý chí, nguyện vọng
và sự sai khiến của người khác. Đôi khi ý chí trái với lòng, trái với tình cảm
của trái tim mình. Nhưng việc đó nếu là cần thiết và đúng đắn thì vẫn phải
theo.
Nhiều người trí thức lại mắc vào cái bệnh gọi
là “ chủ quan duy ý chí”! Vì người đó luôn hành động theo ý chí, nguyện vọng
của mình và của những người khác. Đôi khi họ để lạc mất linh hồn của chính
mình. Lòng dạ của họ không được tôi rèn, bồi dưỡng, phát huy giờ đã trở lên đen
ngòm. Để tồn tại tốt đẹp nơi cơ quan, trường, sở. Người đó lại càng cẩn trọng
duy ý chí. Cuối cùng thì đánh mất chính mình, và tan vỡ tất cả những thành tựu
đã đạt được. Hay ít ra là không cảm thấy tự do và hạnh phúc với những gì đang
có.
Chính
vì thế, ý chí cần luôn cố gắng gắn chặt với lòng dạ, và bản chất của chính
mình. Đi song song với việc thực hiện ý chí là việc cầu kéo lòng dạ và bản chất
của mình cũng tiến lên. Thành công và hạnh phúc viên mãn nhất, là cuộc sống có
sự kết hợp hài hòa giữa tấm lòng, trái tim và ý chí. Dù sao thì tấm lòng và
trái tim vẫn là phần gốc trong cuộc sống của mỗi người. Ý chí và nguyện vọng
chỉ là phần ngọn của một cái cây. Khi ý chí, nguyện vọng xa rời cái gốc. Thì sự
héo úa, tàn lụi chỉ là ngày một, ngày hai.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment