2015-05-07

Tiềm Thức Quyết Định Hành Vi


       Thời xưa người ta coi phụ nữ và trẻ con mặc nhiên là tiểu nhân. Phụ nữ thì phải nghe theo chồng, con. Trẻ con thì phải nghe theo cha mẹ mình. Cũng vậy, những người sống mà phải làm theo sự sai bảo của người khác cũng được coi là hạng tiểu nhân. Người quân tử là người có địa vị, học thức và tiền bạc hơn người. Họ thuộc tầng lớp thượng lưu trong xã hội.

      Với những hạng tiểu nhân đi làm thuê, làm mướn cho người khác thì làm gì cũng phải trông vào ý kiến, nhận định đánh giá của người chủ. Vì cuộc sống mưu sinh, họ ngày càng lệ thuộc vào người chủ. Việc ấy đã trở thành một thói quan, một bản năng và nó ăn sâu vào trong tiềm thức của người đó. Nếu có một ngày, người đó nhờ tích lũy tiền công mà tự tạo lập sự nghiệp riêng cho mình. Hoặc bỗng dưng phát tài vì một điều gì đó. Thì thông thường người đó vẫn rất yêu quý người chủ của mình trước đây. Họ vẫn rất xem trọng, nể nang và có phần phụ thuộc vào người chủ cũ của mình. Vì điều đó đã trở thành một thói quen, một nếp nghĩ đã ăn sâu vào trong tiềm thức của họ.
       Giống như một đứa trẻ. Lớn lên trong sự chi phối, bắt bẻ, uốn nắn chặt chẽ của ba mẹ. Đến khi trưởng thành có sức vóc hơn bố mẹ. Trí tuệ, địa vị, tiền tài, sức mạnh ... đều vượt trội cha mẹ già yếu của mình. Nhưng có rất nhiều việc trái lòng mình, trái với lý lẽ ở đời nhưng cha mẹ muốn, cha mẹ bắt họ vẫn làm. Họ vẫn run sợ trước cha mẹ của mình. Vì điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của họ từ thủa ấu thơ. Một người cha, người mẹ khôn ngoan cần uốn nắn con mình kịp thời từ khi nó còn rất nhỏ. Định hình những nghĩa vụ thiêng liêng với cha mẹ khi già yếu từ thủa ấu thơ sẽ có ngày thu được quả ngọt. Ngược lại, với những người chỉ biết cưng chiều đứa trẻ. Nhất nhất tuân theo ý thích của chúng. Sẽ rất dễ bị con cái bỏ rơi khi về già. Vì đơn giản lúc ấy họ không thích cha mẹ nữa! Thế lên, các cụ ta xưa mới có câu: "Dạy con từ thủa còn thơ - Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về " là như thế!
                                                                      Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết                                                                                

No comments:

Post a Comment