2016-04-21

Cách nuôi dạy con khôn ngoan

      Sự khác biệt giữa văn hóa trong gia đình ở các nước phương Đông và các nước phương Tây rất rõ nét. Ở các nước phương Đông, con cái sinh ra là báu vật của cha mẹ, đặc biệt là với các trẻ trai. Vì họ có quan niệm nuôi con để dựa nhờ vào chúng khi già yếu. thế, chúng là tương lai trong tuổi già của họ. Họ dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con. Hy sinh rất nhiều thứ của mình cho chúng. Cả cuộc đời làm nụng vất vả chỉ để nuôi chúng ăn học đàng hoàng bằng người. Và họ cố gắng để lại càng nhiều tài sản cho con cái càng tốt. Tâm lý hy sinh đời bố để tốt hơn cho đời con rất phổ biến ở cách nước Á Đông.


      Còn ở các nước phương Tây lại khác. Bọn trẻ phải lao động để kiếm tiền từ khi còn rất nhỏ. Chúng rất độc lập với bố mẹ mình. Cha mẹ chỉ dành tình yêu thương vô tận cho chúng. Còn mọi thứ thì gần như đều có điều kiện. Tiền ăn, tiền học phí … bọn trẻ có thể tự lo hoặc sẽ trả lại bố mẹ chúng sau này. Vì thế việc một tỷ phú ở các nước phương tây đem toàn bộ tài sản của mình làm từ thiện, thay vì chia cho con cái là một việc hết sức bình thường. Vì ở đây, người dân suy nghĩ: Cha mẹ giàu, chưa chắc các con giàu. Sự thành công của cha mẹ thuộc về cha mẹ. Còn các con sẽ làm chủ cuộc đời của chính các con. Bọn trẻ ở Mỹ được quyết định mọi thứ liên quan đến cuộc sống của mình.
       Hai luồn văn hóa tương đối trái ngược nhau này đều có vẻ hơi thái quá. Việc quá cưng nựng, hi sinh mọi quyền lợi của bản thân cho con cái ở các nước phương Đông, cũng tạo ra nhiều điều tiêu cực cho bọn trẻ. Bọn trẻ lớn mà vẫn dựa dẫm, ỉ lại vào bố mẹ chúng.Con cái nhà giàu thì ăn chơi, hưởng lạc vì chúng biết sẽ được hưởng cả một gia tài kếch xù từ bố mẹ chúng. Nhưng bù lại, tự sâu thẳm trong lòng chúng luôn nể sợ, cha mẹ, ông bà mình. Bởi vì họ đã dành cho chúng quá nhiều thứ trong cuộc sống. Đa phần khi cha mẹ, ông bà già đều sống chung cùng con cháu. Họ đều nhận được sự chăm sóc, phụng dưỡng và kính trọng của con cháu mình. Nếu gia đình nào không đối xử tốt với cha mẹ, ông bà mình. Cả xã hội sẽ coi khinh. Thậm chí họ còn vi phạm vào các quy định của pháp luật.
       Còn ở các nước phương Tây thì khác. Cha mẹ, ông bà khi già đa phần sống cô độc.  con cháu còn bận đi làm ăn, du lịch … Chúng đã quá quen với sự tự do và tận hưởng hạnh phúc cá nhân. Nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ, ông bà khi già yếu bị xem nhẹ. Kết thúc của một người già ở các nước phương Tây đa phần là ở trong viện dưỡng não. Người già thường chết trong sự cô đơn.
       Có lẽ khi con cái còn nhỏ. Cha mẹ ở các nước phương Tây hơi quá sằng phẳng với các con. Họ làm như thế cũng vì muốn con mình tự lập. Nhưng vô tình làm cho mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên yếu ớt. Cha mẹ đã không có nghĩa vụ phải nuôi con cái? Thì làm sao khi về già lại đòi hỏi con cái phải có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng mình?
       Còn đối với các nước phương Đông. Sự quá chăm chút cho những đứa con khiến tính tự lập của chúng rất yếu. Chúng luôn phải làm điều này, nghe theo ý người kia. Suy nghĩ của chúng không hề độc lập khỏi bố mẹ và ông bà mình. Dù đã khá nhiều tuổi, nhưng trong cuộc sống của mình, họ vẫn không quyết định được tất cả mọi việc. Thực chất họ vẫn chỉ như một đứa trẻ lớn.
       Một người cha, người mẹ khôn ngoan sẽ kết hợp cả hai nền văn hóa phương Đông và Phương Tây để giáo dục con cái mình. Họ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái, và dạy chúng khi mình về già, chúng phải có nghĩa vụ chăm sóc và phụng dưỡng mình. Những công việc nhà vất vả, thậm chí trong xã hội có những người lớn đi làm việc đó để kiếm tiền như: Giúp việc, làm vườn, chăn nuôi, trồng trọt … hãy giao cho chúng làm và trả tiền công cho chúng. Bọn trẻ sẽ rất thích với công việc làm thêm này. Vì chúng gần như là một nghĩa vụ nhưng sẽ có tiền tiêu vặt. Trẻ con chính là một người lớn thu nhỏ. Hãy giúp bọn trẻ có ý thức tự lập, sự tự chủ về tài chính và chúng sẽ sớm trưởng thành.
                                                         Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết

<< Ngày giỗ của cha

<< Xin đừng ngủ quên trên chiến thắng!

<< Việc vui chơi khi thành công

<< Khi nhân viên giỏi hơn nhà lãnh đạo

<< Vị trí quan trọng hơn tài năng!



No comments:

Post a Comment