Có
thực mới vực được đạo . Câu nói này của người xưa thật là đúng. Khi con người
đói khát, run rẩy thì đa phần chẳng ai còn giữ được sự tôn nghiêm của mình nữa.
Bao nhiêu lời hay, ý đẹp và đạo lý ở đời đều tan biến hết. Niềm khao khát duy
nhất trong lòng người đó là ăn mà thôi!
Thế mới biết, người giàu mới là người sáng tạo ra nền văn hóa của nhân loại như
thi ca, nhạc, họa, kiến trúc, … Bởi vì người nghèo vốn chỉ nghĩ đến việc ăn no,
mặc ấm thì làm sao nghĩ ra được những thứ đó?
Ăn là bản năng sinh vật của con
người. Khi con người ta bị đói khát thì không còn nghĩ ra được cái gì khác
nữa. Từ xưa đến nay, người có
ăn, có học vẫn được thừa nhận là hơn người. Vì thế, dù cuộc sống khó
khăn như thế nào. Nhà của ta chưa to, xe của ta chưa đẹp. Quần áo của ta không
phải là đồ hiệu đắt tiền. … Thì ta cũng đừng bao giờ là một kẻ thiếu ăn, thiếu học. Ăn và học sẽ ngấm vào con người
ta. Tạo lên hồn cốt của ta.
Từ xưa đến nay, những
người bị đói, bị rét vẫn là những người nghèo khổ nhất
trong xã hội. Vì thế hãy đừng bao giờ
để mình bị đói và rét nhé.
Dù thời đại nào đi chăng nữa, người giàu có vẫn là người được sung sướng và
được xã hội tôn trọng. Vì thế chúng ta hãy là những người giàu trong xã hội.
Tuy vậy, ta cũng cần phải trở thành một người giàu có và đầy bản lĩnh, tri
thức. Đừng trở thành một kẻ trọc phú ngốc nghếch chuyên bị người khác lừa hết
tiền!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
No comments:
Post a Comment