Ai
cũng biết lòng nhân hậu là cao quý, sự vị tha luôn được người đời tôn vinh.
Nhưng việc gì thì cũng cần có giới hạn của nó. Khi tội lỗi quá lớn, không bỏ
qua, che chắn cho người. Cái lỗi, cái tội vận vào nhân tâm, biến người phạm tội trở thành kẻ ác. Thì ta phải
nghiêm khác sử dụng các biện pháp mạnh hoặc luật pháp để trừng trị. Đấy mới là
đạo lý. Vì với những người như thế, càng bao dung, tha thứ cho họ, họ càng gây
họa. Có khi còn làm nguy hại nghiêm trọng đến người tha thứ. Đến khi ấy, hối
hận thì cũng đã muộn.
Người khôn ngoan ở đời không phải làm theo những điều
hay, điều tốt ở đời mà được người đời ca ngợi, tôn vinh. Người thật sự khôn
ngoan là người luôn có thái độ bình tĩnh, thung dung trước mọi hoàn cảnh, tình
huống của cuộc sống. Người đó biết xử lý tình huống ra sao để thu được nhiều
lợi ích nhất cho bản thân, mà không để lại hậu quả gì trong tương lai. Người đó
nhìn rõ được tội lỗi như thế nào, ở mức độ ra sao, trong tình huống như thế nào
thì có thể tha thứ, bỏ qua. Hoặc không thể bỏ qua, ta sẽ quyết định cắt
đứt hoàn toàn tất cả các mối quan hệ với người đó, hay xử lý người đó theo các
quy định của pháp luật.
Dù dựa trên nền tảng luân lý, đạo đức, pháp luật gì. Thì cách xử lý tình huống
đúng đắn nhất là làm cho ta có nhiều lợi ích, sống thoải mái, thanh thản, ung
dung giữa cuộc đời. Dù sao đi chăng nữa,
ta mới là nhất. Lợi ích của ta mới là điều quan trọng nhất. Khi ta mà không
hành động vì lợi ích của chính bản thân ta, thì làm sao có thể khiến người khác
hành động phục vụ lợi ích của ta? Tình thân, tình đồng nghiệp, tình bạn bè,
tình hàng xóm … tất cả đều vô cùng quý giá. Nhưng nếu những mối quan hệ họ hàng ruột thịt, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm
… vi phạm lợi ích nghiêm trọng của ta. Thì ta buộc phải cắt bỏ tất cả những mối
quan hệ đó để sống bình yên, và thanh thản thôi. Nếu cần thiết, ta còn phải đưa
họ ra tòa án phân xử để đảm bảo lợi ích hợp pháp của bản thân. Đấy mới là cách
xử lý đúng đắn. Nó giúp ta không biến thành một kẻ ngu ngốc, và đảm bảo được
những lợi ích hợp pháp của bản thân.
Nếu ta cứ nhân nhượng, cứ tha thứ cho họ vì bất cứ lý do gì. Thì liệu cuộc sống
trong tương lai của ta có bình yên và hạnh phúc? Khi một người đã có
những lỗi lớn với ta. Lỗi đó không tự dưng mà sinh ra, nó được tổng hợp từ
nhiều nguồn, kết tinh từ nhiều thứ. Lỗi đó đã ăn sâu vào tâm hồn, tính cách của
họ. Trở thành bản chất của mối quan hệ giữa ta và người. Thì việc tha thứ bỏ qua
cho họ ngày hôm nay, chỉ là tạo cho họ có cơ hội làm cho ta bị tổn thương sâu
sắc hơn ở ngày mai mà thôi. Có nhiều thứ, nhiều mối quan hệ phải biết cắt đứt
hoàn toàn, thì cuộc sống của ta mới tốt hơn được. Dù ta hành động như thế nào,
chỉ cần việc đó có lợi cho ta, giúp ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Thì đó là một
hành động đúng đắn nhất. Là triết lý sống chân chính nhất cho bản thân ta. Chỉ
cần ta tốt, ta sống tốt. Vậy là ta đã tạo ra trong xã hội có một nhân tố sống tốt rồi. Làm vậy,
dù có vẻ vi phạm nhưng quy luật đạo đức trong tình cảm, thì vẫn không có lỗi.
Vì dù nền tảng văn hóa, đạo đức như thế nào. Chúng ta cũng chỉ là những con
người bằng xương, bằng thịt. Những cái gì vi phạm những lợi ích nghiêm trọng
của ta, thì chúng ta phải loại bỏ chúng hoàn toàn mà thôi.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment