2016-04-15

Giá trị đích thực của vẻ bề ngoài

    Theo kinh nghiệm của người đời, những người khéo léo quá thường ít nhân đức. Vì người đó chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài. Cố gắng tạo cho mình có những biểu hiện tốt với thế giới xung quanh. Mà không quan tâm bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình. Tiếp xúc với những người như thế vui thì có vui đấy. Vì họ chẳng bao giờ làm mất lòng ta cả. Nhưng mà cũng thật đáng sợ, vì họ quá khôn khéo, khiến ta không thể biết được lòng dạ thật của họ. Ta không thể biết khi nào họ đối xử thật lòng với ta, khi nào họ đang giả dối với ta, khi nào họ đang muốn làm hại ta.


        Vì thế, từ xưa đến nay người ta vẫn yêu quý, trân trọng những người thật thà, chất phác, đôn hậu. Tiếp xúc với những con người như thế, ta sẽ không bao giờ phải đề phòng chuyện gì cả. Ta có thể tự do, tự tin thể hiện mình. Có gì họ thấy không đúng với quan điểm, suy nghĩ của họ. Họ sẽ nói cho ta nghe. Vì thế mà ta có cơ hội nhìn lại bản thân. Sửa chữa lỗi sai, và làm cho bản thân ngày càng phát triển. Họ không hề tỏ vẻ đồng ý với mọi suy nghĩ việc làm của ta một cách giả dối để làm hài lòng ta. Nói gần, nói xa, chẳng qua là nói thật. Những lời nói thật tuy có thể làm mất lòng người, nhưng lại có tác dụng làm cho người tiến bộ, phát triển. Những con người mộc mạc, đôn hậu mới thật sự là đáng trân trọng nhất. Họ đẹp từ bản chất, tâm hồn họ. Chẳng cần tô vẽ, giả dối gì cả. Giá trị tâm hồn, nhân cách của họ luôn làm cho người ta yêu mến, kính trọng. Mà ở đời, vật nào càng khéo tô vẽ, đa phần cốt của nó không tốt. Người nào càng quá khéo léo, đa phần nhân cách đều không ra gì.
       Nói như vậy không có nghĩa là ta từ chối sự khéo léo, mềm dẻo trong các hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Mà chỉ là ta khéo léo làm sao để ít làm tổn thương người khác, nhưng vẫn giữ được sự chân thật của mình. Vì nếu cái gì ta cũng cứ nói thẳng tuột hết ra, việc gì ta cũng cứ để nó nguyên sơ như thế. Thì sự chân thành, mộc mạc đã biến thành sự thô lỗ, thôi bỉ. Ứng xử như thế sẽ làm mất hết giá trị của sự chân thành, mộc mạc, đôn hậu. Còn việc khéo léo tu sửa sự việc, hiện tượng đến mức không còn nhận ra được bản chất của sự việc hiện tượng lúc ban đầu nữa. Thì việc này đã trở thành sự gian dối, giả tạo. Tệ hơn, ta còn có thể đó là sự biến thái, bất nhân. Nếu sống bên cạnh những người chân thành, thật thà, đôn hậu, bạn sẽ luôn cảm thấy bình an và hạnh phúc. Ngược lại, nếu sống bên cạnh những người gian dối, giả tạo. Bạn sẽ cảm giác luôn lo lắng, bất an. Cuộc sống như thế không khác nào một cuộc sống trong địa ngục vậy.
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết

<< Lời gửi cho người tình cũ

<< Con đường lập nghiệp của tôi


<< Bà nội ơi

<< Giá trị của sự chân thành, mộc mạc



No comments:

Post a Comment