Mọi
thứ trong xã hội luôn vận động, biến đổi không ngừng.
Hôm nay làm như thế này là tốt, là đúng. Ngày mai vẫn làm như thế đã là sai
rồi. Có nhiều người có những cách nói năng, ăn mặc, ứng xử trở thành mẫu mực
với những người khác. Mọi người học hỏi, noi gương theo người đó. Dù không có
chức vụ gì trong cộng đồng, nhưng làm được như thế cũng rất vui.
Việc ấy cũng giống như tôi khi còn học lớp 7. Những bài văn tôi viết, cô giáo
luôn cho là hay. Cô ấy thường lấy bài văn của tôi để đọc mẫu cho cả lớp nghe.
Cô còn xin tất cả những bài văn ấy, để làm bài văn mẫu cho những thế hệ học
sinh tiếp theo. Tôi đã rất tự hào vì điều ấy. Và tôi cũng có ý định sẽ trở
thành nhà văn từ ngày ấy. Hồi đó, cô giáo cho rằng tôi là một thiên tài. Dù tôi
chỉ học lớp 7, nhưng trình độ tư duy, lý luận và nhận thức của tôi tương đương
một học sinh lớp 12. Bạn bè ngưỡng mộ tôi. Tôi đã rất hạnh phúc vì điều đó. Mỗi
ngày tôi càng cố gắng viết văn hay hơn. Tôi bắt đầu rơi vào những câu văn bóng
bảy, sáo rỗng. Tôi dần đánh mất đi những bài viết đầy sự chân thành, tình cảm và mộc mạc, đôn hậu của mình.
Khi học lớp 8, cô giáo dạy văn của tôi rất ghét tôi. Vì thế sự tiến bộ về môn
văn của tôi càng trở lên tệ hại. Bài văn của tôi luôn đẹp lấp lánh bởi câu từ,
ngôn ngữ, hình ảnh. Nhưng sự thật chúng đã không nói lên được những suy nghĩ,
cảm nhận chân thực của tôi. Giá mà tôi vẫn cứ là tôi.
Con người nhiều khi luôn giữ được lòng mình trong sáng, trung thực, ngay thẳng
trong gian khổ. Nhưng trong sự thành công, trong sự tung hô và tán dương của
nhiều người khác. Con người lại rất hay đánh mất đi cái tôi của mình. Chạy theo
những gì hào nhoáng, phù du được cho là mốt thời thượng. Vì vậy, mỗi người hãy
tự suy nghĩ, kiểm điểm bản thân. Càng ở vị trí cao càng cần phải sống chân
thành, trung thực, mộc mạc, đôn hậu. Thật ra những phẩm giá cao quý ấy đã rất
đẹp rồi. Đâu cần ta phải tô vẽ thái quá để làm mất hết đi sự chân thật của
mình? Sự chân thật là cái gốc cho mọi sự tiến bộ của bạn.
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment