Mình
phát hiện ra một trong những lý do quan trọng, khiến người hoạt động trí óc lại yếu ớt hơn những người lao động
chân tay về thể trạng. Nguyên nhân là do hoạt đông lao động của người trí óc thường không khơi gợi
được sự tự nhiên. Chúng ta lao động trong một môi trường phi tự nhiên. Ở trong
những khối bê tông trong một tòa nhà cao chọc trời. Phòng thì lắp điều hòa, máy
lạnh. Sự vận động gần như chỉ là cầm bút viết chữ. Mà bản thân hoạt động cầm
bút viết chữ cũng là phi tự nhiên rồi. Vì khi cầm bút để viết chữ, đa phần
chúng ta chỉ sử dụng lực của 3 đầu ngón tay. Hoạt động lao động của họ đa phần
chỉ diễn ra ở bên trái hoặc bên phải của cơ thể.
Trong khi đó, người lao động chân tay lại khác. Hoạt động lao động của họ gần
như diễn ra ở giữa thiên nhiên. Gần như toàn bộ hệ cơ của họ đều được vận động.
Vì thế cơ thể họ phát triển khá toàn diện, ở cả bên trái và bên phải của cơ
thể. Bàn tay của họ cũng vận động theo đúng bản năng tự nhiên là cầm nắm dụng
cụ lao động. Vì hoạt động lao động của họ là thuận theo tự nhiên, nên họ thường
rất khỏe mạnh. Sức mạnh cơ bắp của họ rất lớn.
Xã hội ngày càng hiện đại. Máy móc đã làm
việc thay con người những công việc vất vả, nguy hiểm. Con người ngày càng xa rời thiên nhiên. Vì thế
sức mạnh chinh phục tự nhiên của con người cũng ngày càng giảm sút. Nhiều người
khi thả vào sống giữa thiên nhiên hoang dại, đã không thể tồn tại được lâu.
Người lao động trí óc trong xã hội nào vẫn được coi là tầng lớp trên của xã
hội. Nhưng thực chất, xét về cơ thể sinh học, họ rất kém người lao động chân
tay. Vì thế, xã hội luôn có mầm mống gây loạn.
Một người lao động trí óc muốn lãnh đạo một tập hợp người lao động chân tay
thực chất là rất khó khăn. Vì họ là hai lớp người rất khác nhau trong xã
hội. Để người lao động trí óc lãnh đạo tốt được người lao động chân
tay. Người lao động trí thức hãy giỏi hơn người lao động chân tay trong lao động. Hãy luyện tập thể thao
thật nhiều. Đọc sách nhiều hơn, sống giữa thiên nhiên nhiều hơn. Hãy vừa là
người nói được, làm được. Làm được như thế, ai mà không khâm phục, yêu mến?
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment