Mùa gặt lúa đã đến! Ánh nắng trở lên gay gắt hơn!
Mới khoảng 10 giờ sáng mà tôi thấy hoa cả mất khi nhìn ra bầu trời đầy nắng.
Những chiếc xe trở lúa chín thỉnh thoảng lại đi qua cửa hàng của tôi. Chắc
những người nông dân đã lao động từ rất sớm. Nhìn những bó lúa mới, tôi lại nhớ
đến tuổi thơ của tôi. Ngày đó các giống lúa được trồng là loại dài ngày. Mà
hình như một năm chỉ có khoảng 1 vụ lúa. Gia đình nào chăm chỉ, lại có đất chỗ
gần nguồn nước thì trồng thêm một vụ màu. Vì thế, vào những ngày cắt lúa chín, quê tôi rộn ràng, vui tươi như
một ngày hội!
Cả xóm râm ran tiếng cười đùa, nói chuyện, hỏi thăm của các cô bác nông dân. Dù những giọt mồ hôi
to còn đọng đầy trên má, trên trán, và ướt đẫm ở lưng, nhưng nụ cười của họ rất
sảng khoái. Bởi vì ngày mùa là ngày họ thu hoạch thành quả lao động sau những
tháng dài vất vả và mong nhớ! Không khí ở nông thôn lúc ấy rất vui vẻ, mọi
người đều bận rộn. Cùng lao động giúp những người nông dân trở lên thân thiết
hơn. Họ giúp đỡ nhau, và trao đổi lao động giữa các gia đình với nhau. Họ là
những đồng nghiệp! Những người nông dân khi ấy trân trọng từng hạt thóc rơi,
hay cọng rơm sau khi thu hoạch. Hạt thóc rơi rụng thường lẫn cát và sỏi nhỏ, họ
dùng để cho gà ăn. Con rơm khô thì dùng làm thức ăn cho bò và chất đốt trong gần cả một năm của
gia đình. Nếu một lý do nào đó làm hao hụt lượng thóc thu hoạch được, gia đình
người nông dân đó có thể bị rơi vào tình trạng thiếu đói khi sắp đến vụ lúa kế
tiếp. Được ăn cơm lúa mới là một niềm hạnh phúc của mọi người. Có lẽ vì những
hạt gạo mới này còn tươi nên thơm ngon, và giàu dinh dưỡng hơn. Vì ra đình nào
cũng cần chỗ để phơi lúa, phơi rơm. Nên đôi khi đã xảy ra các vụ tranh chấp chỗ
phơi khá căng thẳng. Nhưng người nông dân vốn bản tính hồn nhiên và nồng hậu. Vì
thế, khi sự việc qua đi, họ lại là những người bạn, những người hàng xóm tốt!
Còn bây giờ, nhiều gia đình đã sử dụng máy tuốt lúa ngay ở ngoài đồng. Người ta
chỉ trở thóc về nhà trong những bao tải. Rạ được người ta cắt cao, để tăng độ
mùn cho đất! Rơm thì người ta vứt luôn ở ngoài đồng. Khi khô thì đốt bỏ lấy tro
bón cho ruộng. Vì thế khói do đốt rơm ở ngoài đồng, hay trên những con đường
làm ô nhiễm môi trường. Nó cũng là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn giao
thông do giảm tầm nhìn trên đường. Người dân quê tôi bây giờ chỉ trồng lúa để
lấy thóc ăn. Họ không tha thiết với ruộng đồng như ngày xưa. Bởi vì dù bây giờ
một năm người ta thu hoạch được 3 vụ lúa, nhưng thu nhập từ bán lúa không đáng
là bao. Người ta đi làm thợ xây, hay kinh doanh, buôn bán, và làm các nghành
nghề khác để có thu nhập cao hơn. Đối với việc trồng lúa, việc thuê máy bừa,
máy gặt, máy bơm nước, và phân bón, thuốc trừ sâu, đã chiếm phần lớn giá thành
sản phẩm của họ rồi. Nhưng gia đình nào có ruộng vẫn kiên quyết giữ ruộng. Có
lẽ vì việc làm nông nghiệp đã thấm vào tận máu của họ rồi!
Tác giả: Phạm Thị
Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment