2016-07-29

Chuyện bác Hà

Bác Hà vốn là một người nông dân hiền lành, chăm chỉ, chất phát, đôn hậu. Đúng 18 tuổi, bác kết hôn cùng bác Hòa cùng xóm trong sự chúc phúc của cả làng. Khi đứa con trai đầu lòng khỏe mạnh vừa tròn một tuổi, cũng là ngày bác Hòa đi lính để bảo vệ biên giới phía bắc vào năm 1980. Không ai ngờ, bác đã mãi mãi nằm lại ở miền biên cương của tổ quốc, trong cuộc chiến tranh khốc liệt. Để lại quê hương một người vợ trẻ còn chưa tròn 20 tuổi, với đứa con thơ dại. Bác Hà vẫn một mình nuôi con thơ, chăm sóc mẹ chồng và gia đình chồng. Nhưng sự đời lắm lỗi éo le, bác chẳng may ăn ở với ai rồi mang thai. Người đàn ông đó là ai thì cho đến nay cả làng không ai biết. Chỉ biết là khi bác đem đứa con đỏ hỏn về nhà, thì bị mẹ chồng và các em chồng kiên quyết đuổi đi! Ở nhà mẹ đẻ cũng không được, vì ở nông thôn thời đó, con gái lấy chồng là con người ta. Tất cả tài sản của gia đình đều thuộc về con trai, cháu trai. Dù đã chót nhỡ dại một lần rồi sinh ra một đứa con gái, nhưng bác Hà kiên quyết bám lấy gia đình chồng để bảo bể quyền lợi cho đứa con trai đầu lòng bé nhỏ của mình!


       Nhưng cái sự bám lại của bác ấy với bao nhiêu là sự cơ cực. Bởi vì các em chồng đông. Cái cảnh mẹ chồngnàng dâu, chị dâu em chồng vốn hiếm khi tốt đẹp. Nay người con trai cả đã qua đời, những mâu thuẫn ấy càng trở nên sâu sắc, và không có hồi kết. Nhất là khi bác Hà đem đứa con bên ngoài về nhà thì cả xóm không ngày nào được yên bởi tiếng chửi mắng, tiếng kêu khóc, có khi cả tiếng đánh đập! Cơ cực thế nào Bác Hà vẫn cố chịu đựng. Căng thẳng quá, bác bỏ về nhà mẹ đẻ mấy hôm, rồi lại về nhà chồng ở. Bởi vì với trái tim người mẹ, bác Hà cảm thấy rằng khi bác đi, con trai bác không có ai yêu thương, chăm sóc nhiều như khi bác ở đó. Tài sản của cả gia đình có nguy cơ rơi vào tay người chú em của chồng. Bác phải ở đó để đảm bảo quyền lợi cho con trai. Và khi chồng bác ra đi, bác đã hứa chăm sóc mẹ chồng. Bây giờ tuy chồng đã mất, bác cũng lỡ không thủ tiết thờ chồng theo phong tục xưa, thì bác quyết định chăm sóc mẹ chồng khi già yếu, rồi thì lo cho các em chồng! Vốn là một người khỏe mạnh và giàu đức hạnh, nên sau nhiều lần đánh đuổi không được, trong lòng bà mẹ chồng của ấy ấy thấy rất thương bác ấy. Cùng là phận đàn bà, thôi thì cá chuối đắm đuối vì con! Nhưng vì sĩ diện với làng xóm, bà vẫn kiên quyết đuổi bác Hà đi!
        Có lần mẹ chồng và emchồng đuổi giữ quá, bác Hà bế đứa bé bỏ đi đâu mấy hôm không về. Bên nhà mẹ đẻ cũng không thấy đâu. Mọi người bắt đầu lo lắng, suy diễn lung tung. Người thì bảo bác quyết định bỏ rơi đứa con đầu lòng để đi theo bố đứa bé mới sinh. Người thì nói bác quẫn chí bế con nhảy xuống sông. Một đồn mười, mười đồn một trăm. Rồi người ta bảo gia đình bà mẹ chồng bác Hà là ác nhân thất đức đã hại chết hai mẹ con bác Hà. Cả gia đình mẹ chồng bác Hà và gia đình mẹ đẻ bác Hà đều bỏ công việc đi tìm hai mẹ con Bác Hà. Bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ngày xưa ùa về, lòng mẹ chồng cũng nguôi ngoai sau sự tức giận và hổ thẹn về con dâu. Các em chồng cũng phần nào thông cảm chị dâu, vì dù sao cũng là phận đàn bà! Rồi cả gia đình chồng thấy rất lạ là con bò của gia đình không có ai chăn thả, và cho ăn suốt mấy hôm mà bụng lúc nào cũng căng tròn! Ban đầu cứ người này lại tưởng người kia. Đang thấy lạ thì bất ngờ họ nghe thấy tiếng trẻ con khóc ở trong chuồng bò. Vào xem chỉ thấy đứa bé con mới sinh của Bác Hà đang khóc đòi sữa. Chuồng bò được ai dọn dẹp sạch sẽ thơm tho. Vốn cũng là những con người nông dân chất phát, đôn hậu, họ dỗ nín đứa bé. Rồi bác Hà ở đâu đi về với một sọt lớn lá tươi non cho bò. Thấy sự việc bác mừng đến rơi nước mắt cầu xin gia đình chồng tha thứ. Nhưng họ vẫn quát mắng, rồi đuổi bác ấy đi một trận ra trò cho có lệ! Từ đó, họ mặc kệ hai mẹ con bác Hà sống ở trong chuồng bò! Thỉnh thoảng chị dâu em chồng có cãi cọ, khi ấy mẹ chồng kiên quyết bảo vệ con gái, mắng mỏ con dâu, dù con gái sai!
       Mùa mưa kéo đến, những cơn mưa nối tiếp những cơn mưa. Rồi một buổi sáng cả gia đình nhà mẹ chồng bác Hà quát tháo, mắng mỏ nhau ầm ĩ cả xóm. Nguyên nhân là vì trời mưa, cả gia đình đều quên không cho bò ăn! Người này lại cứ tưởng người kia! Đã ba hôm như thế rồi, có lẽ con bò của gia đình họ đã bị đói chết! Nhưng khi cả gia đình bà ý chạy ra sân cùng mấy người hàng xóm hiếu kỳ, thì thấy con bò vàng bụng căng tròn đang ve vẩy đuôi đứng ở góc sân. Bên cạnh là một sọt lá tươi vẫn còn non một lửa. Chợt có tiếng trẻ con khóc, bà mẹ chồng động lòng thương chạy vội vào chăm đứa bé, không thấy con dâu, bà đoán chắc bác Hà đi cắt lá cho bò. Mãi một lúc lâu sau, bác Hà mới bề bê thêm một sọt đầy chặt lá cây tươi. Chỗ lá ấy đủ để bò ăn no đến hai ngày. Bà mẹ chồng nhìn con dâu mà thương xót quá. Đang ở thì ở cữ mà bác ấy thật sự cơ cực. Rồi bà cao giọng trách bác ấy bỏ con khóc lại đi lo cho con bò! Từ đấy mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu trở lên bình thường. Với một người nông dân bình thường, con trâu, con bò là đầu cơ nghiệp. Người ta yêu quý con trâu, con bò như những đứa con. Bởi vì trâu, bò giúp người ta những công việc nặng nhọc của nhà nông. Cùng người ta tham gia lao động sản xuất. Vì thế bác Hà chăm sóc tận tình con bò của gia đình đã lấy lại được lòng của mẹ chồng!
      Ngày tháng trôi đi, bác Hà và đứa bé vẫn sống trong chuồng bò của gia đình. Rồi bác cũng dựng tạm một cái chuồng nhỏ bên ngoài chuồng bò cho con bò. Đứa bé lớn lên, bác Hà dạy nó gọi bác Hòa là bố, mẹ chồng là bà nội! Mẹ chồng bác lại giận lắm, nhưng nhìn đứa trẻ ngây thơ, đáng yêu, bà ấy lại ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhiều lúc muốn đuổi thẳng hai mẹ con bác Hà đi, nhưng lại thương thằng cháu nội Nó đã bị mồ côi cha, không lẽ bà lại đuổi nốt mẹ của nó đi? Rồi các con gái của bà cũng đi lấy chồng hết. Hai vợ chồng người chon trai thứ hai đi làm xa. Một mình bà sống trong căn nhà lạnh lẽo Lúc khỏe thì không sao. Khi bà đổ ốm không có ai chăm sóc. Một mình bác Hà lại chăm sóc thuốc thang. Tính bác hồn nhiên, chân thành, rộng lượng, sống chịu thương, chịu khó, lại trọng nghĩ, trọng tình. Thế rồi bà mẹ chồng thật lòng thương. Thôi thì không là con dâu nữa, thì là con gái của bà! Hai người phụ nữ đơn thân lại cùng nhau nuôi dưỡng, giáo dục và lừa dối đứa bé là con ruột của bác Hòa để nó đỡ bị tổn thương!
      Rồi đứa bé đó lớn lên, nó xinh đẹp, học giỏi. Tính tình nó cũng cởi mở, đáng yêu. Nhiều người biết nó đều rất quý mến nó! Rồi nó đem lòng yêu một chàng trai cùng lớp. Gia đình chàng trai kiên quyết phản đối tình yêu của nó. Lý do là vì xuất thân của đứa bé. Vậy là bí mật suốt 22 năm của gia đình bác Hà bị bại lộ. Đứa bé dù đã tốt nghiệp trường cao đẳng kinh tế, nhưng nó thật sự bị choáng và sốc Nó suy sụp suốt mộ thời gian dài về sự thật này. Nó giận bác Hà Khi nó đang thu dọn quần áo, đồ đạc bỏ nhà đi trong dòng nước mắt của bác Hà, thì công ty nó nộp đơn xin việc ở Hà Nội gọi điện mời đi làm. Nó mừng quá, xách ba lô lên và đi luôn. Suốt cả một năm sau đó nó không về nhà. Nó vừa buồn về chuyện tình cảm, vừa buồn về bí mật của hoàn cảnh xuất thân. Nó lao đầu vào công việc, hết mình cống hiến cho công ty. Sau gần hai năm dồn hết tâm sức cho công việc, nó được thăng chức trưởng phòng kinh doanh cho công ty truyền thông lớn! Lúc này nó cũng bình tâm lại, nó thấy thương mẹ. Bước chân sống ở thủ đô xa xôi, giữa những con người xa lạ. Nó cũng gặp nhiều người, biết nhiều cảnh đời éo le. Thế là nó hiểu mẹ hơn. Nó thông cảm cho mẹ. Nó cũng thấy nhớ bà nội! Nó mua sắm bao nhiêu quà cáp về cho cả đại gia đình nội ngoại. Họ đã chăm sóc, yêu thương, và bao bọc nó. Tiếng lành đồn xa, gia đình chàng trai kia thấy đứa bé thế mà cũng khá! Họ cũng thương thương. Rồi họ đồng ý cho đôi trẻ cưới nhau. Hạnh phúc của bác Hà như vỡ òa khi tiễn con gái đi lấy chồng. Bao nhiêu năm nay, kể từ khi bà sinh ra nó theo một cách không đàng hoàng, bà đã cố gắng ăn ở phúc đức với gia đình nội, ngoại, bạn bè, hàng xóm. Bà cũng chỉ mong là để tích phúc, tích đức cho cuộc đời con gái bà hạnh phúc. Giờ nó đã công thành, danh toại, lại được gia đình người ta thương yêu, đón là dâu con! Giọt nước mắt hạnh phúc của bác Hà chảy dài. Bác ấy đã thành công!

                                                            Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

 


No comments:

Post a Comment