2016-07-22

Không nên thái quá

   Trong cuộc sống này, nhiều khi chúng ta có những sự thái quá. Bởi vì cuộc sống đã kéo chúng ta sai lệch đi khỏi những tiêu chuẩn chung của xã hội. Sự thái quá của chúng ta có thể được những người yêu quý chúng ta thông cảm, yêu thương. Nhưng sẽ có rất nhiều người không chấp nhận được chúng ta. Vì thế mà chúng ta gặp thêm nhiều sự khó khăn và thua thiệt trong cuộc sống!


       Thật ra mỗi người đều có một tiêu chuẩn về cái đẹp, cái tốt riêng. Nhưng khi nhận định, phán xét một ai đó. Chúng ta buộc phải nhìn nhận khách quan, dùng những tiêu chuẩn được xã hội đã công nhận mà đánh giá. Vì thế, một người thái quá trong trường hợp này sẽ bị mất lợi thế, dù họ được yêu thương. Vẫn biết sự điềm tĩnh luôn được người đời trân trọng, tin tưởng. Nhưng có rất nhiều những biến cố của cuộc sống làm chúng ta có những cảm xúc và hành động thái quá. Khi việc này thành nếp, và trở thành tính khí của chúng ta rồi, thì việc sửa chữa sẽ trở lên rất khó khăn. Những khó khăn và rắc rối trong cuộc sống của chúng ta gặp phải là rất lớn. Ngoài mặt xã hội, sự thái quá còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Mọi cảm xúc vui quá, buồn quá, giận quá, đều là trạng thái bệnh lý. Nó có thể là nguyên nhân gây ra các loại bệnh về thần kinh, tim mạch, gan, thận ... Vì thế, mỗi người hãy luôn cố gắng tự cân bằng cảm xúc và hành động của bản thân. Chúng ta cần biết tự kìm nén những cảm xúc và hành động của bản thân về dạng tiêu chuẩn. Sống chân thật và toàn diện là cách san bằng mọi cảm xúc và hạnh động của bản thân tốt nhất. Mọi sự thái quá đều do những lệch lạc về tâm hồn, nhận thức, thể xác của cơ thể gây ra! Chúng ta cần đặc biệt lưu ý là cái gì thái quá cũng không được con người trân trọng. Ngay cả lòng tốt, tài năng, hay tiền bạc nếu có quá nhiều cũng có thể đem lại tai họa diệt thân, và không được người đời tôn trọng. Sự thái quá là nguyên nhân gây ra sự đau khổ và bất hạnh của con người. Sự cân bằng là cội nguồn của sức khỏe, hạnh phúc và trí tuệ. Sống ở trạng thái cân bằng sẽ đem lại cho bạn lòng tôn trọng của người khác và sự trường thọ của bản thân! Một người khôn ngoan sẽ biết đẽo gọt, tiết chế bớt cảm xúc và hành động của bản thân, để chúng không trở lên sai lệch với tiêu chuẩn nhiều quá. Thuận theo cái lý đúng mà sửa chữa bản thân thì là một điều rất tốt! Trong những biến động thường ngày, mỗi người cần cố gắng vận động theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội, để bản thân luôn là một người tốt trong mắt mọi người, và không đến mức bị sai lệch quá xa, đến mức xã hội không thể chấp nhận được!

                                                                 Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

 


No comments:

Post a Comment