2016-07-23

Nên coi trọng cái gốc của mọi thứ

Sống ở trên đời, chúng ta nên coi trọng cái gốc của mọi thứ. Mọi mối quan hệ xã hội, mọi sự vật hiện tượng đều có cái gốc của nó. Khi chúng ta nắm giữ được cái gốc của vấn đề, thì mọi việc đều ở trong vòng kiểm soát của chúng ta. Nhìn một mối quan hệ, chúng ta nhìn thấy họ cư xử lịch thiệp với nhau, điều đó không có nghĩa là họ thật sự tốt với nhau, và mối quan hệ ấy sẽ bền vững. Những biểu hiện bên ngoài của một mối quan hệ chỉ là phần ngọn. Chúng ta phải nhìn cho sâu cái cốt lõi bên trong của mối quan hệ, cái gốc của sự vật hiện tượng. Người ta tốt với chúng ta có thể vì do mưu cầu lợi ích, vì xã giao, vì tình yêu thương nhân ái, vì tình thân ruột thịt, vì lòng biết ơn, vì công việc, hoặc vì một mục đích nào đó trong cuộc sống. Chúng ta phải nhìn rõ cái gốc của vấn đề để phán xét sự vật hiện tượng một cách chính xác, không bị người khác lừa dối. Cái nấm có độc thường có màu sặc sỡ, con vẹt sặc sỡ sắc màu thì lại không biết hót, những lời của người giả dối thì lại thường ngon ngọt, đẹp đẽ! Vì thế, chúng ta phải nghe mà cảm nhận bằng trái tim, phải tư duy logic bằng trí tuệ, và phải nhìn ra cái gốc của mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống, để không bị thua thiệt.


       Để tránh bớt gặp phải những người sống vỏ, không chân thành với chúng ta. Chúng ta hãy sống chân thành và chân thực với bản thân. Luôn chú ý bồi dưỡng cái gốc của mình thật tốt. Cái gốc, cái tâm, cái nhân cách của con người, mới là thứ thật sự tạo ra cuộc đời của chúng ta. Còn mọi kiến thức, kỹ năng, sự hiểu biết sẽ trở lên lạc hậu theo thời gian, và tiêu biến theo hoàn cảnh sống. Dù chúng ta bỏ bớt những mối quan hệ xã giao bên ngoài, bớt mua sắm quần áo, sống thu mình lại để bồi dưỡng nhân cách, trí tuệ bản thân, còn tốt hơn rất nhiều việc chúng ta làm ra những việc xấu, việc ác, việc sai để có một hình thức đẹp, một mối quan hệ xã hội đẹp. Sống khôn ngoan là phải biết coi trọng, bồi dưỡng cái gốc của bản thân. Gốc có vững, thì ngọn mới có thể xanh tốt bền vững được. Những mối quan hệ không có cái chân gốc tốt, chúng ta cũng đi xem là những mối quan hệ xã giao bình thường, không nên đầu tư tình cảm, thời gian, vật chất vào đó. Bởi vì dù chúng ta cố gắng xây dựng nó thật tốt, thì công sức của chúng ta cũng như đổ xuống sông, xuống biển mà thôi. Con dã tràng se cát cực khổ cả ngày ở bờ biển, nhưng chỉ cần một đợt sóng ào đến, mọi thứ lại trở về con số không. Cố gắng tập trung vào việc xây dựng cho một mối quan hệ không có chân gốc, khi có sự cố xẩy ra, mọi thứ sẽ biến thành con số không. Những mối quan hệ huyết thống là những mối quan hệ cố định, chúng ta nên tập trung xây dựng nếu có cơ hội. Những mối quan hệ có gốc là những mối quan hệ khi thật sự rơi vào khó khăn, ở vào đường cùng, người đó sẽ vẫn giúp chúng ta! Cái gốc của con người và cái gốc trong một mối quan hệ là rất quan trọng. Người không có gốc sẽ không bao giờ có gì trong tay, sống bất hạnh và thất bại trong cuộc sống. Một mối quan hệ không có gốc thì mọi sự tử tế, tốt đẹp và cố gắng xây dựng mối quan hệ đó đều chỉ là con số không. Sống tỉnh táo và lấy chân gốc của vấn đề để làm nền tảng, định hướng cho mối quan hệ, giao tiếp, ứng xử đó!

                                                                Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

 


No comments:

Post a Comment