Ở trên đời, dù biết
rằng mối quan hệ giữa người với người là cần có đi có lại thì mới tốt. Một
người giàu lòng hào hiệp đến đâu cũng không cảm thấy thoải mái, hạnh phúc nếu
cứ cho đi mãi. Tâm lý chung thì ai cũng thích được nhận quà. Người nào nói
không muốn nhận quà, không muốn có lợi ích cho riêng mình là đang nói dối. Dù
là bậc đế vương ngồi trên ngai vàng, hay người dân thường nghèo khổ, ai cũng
thích nhận quà. Thế nên mới có việc dân thường tìm được cái gì quý hiếm thì đem
dâng vua. Nếu vua nhận thì sẽ ban cho người dân đó rất nhiều tiền
bạc.
Việc vua ban thưởng lợi lộc cho quan lại và nhân dân là một việc bình thường.
Đấy được xem là biểu hiện của một xã hội thịnh vượng, tốt đẹp. Còn việc vua
chúa, quan lại lấy tiền bạc, lợi ích của dân thì gọi là “ cướp”! Đây là biểu
hiện của một xã hội đói nghèo, loạn lạc. Người đời có câu:
Chó cắn áo rách là để miêu tả sự đau đớn, khốn khổ đến tận cùng của người dân
nghèo, khi bị người trên tước đoạt của cải, quyền lợi. Thật ra, theo quy luật
tự nhiên, kẻ mạnh sẽ chèn ép, tước đoạt lợi ích của kẻ yếu, đây là bá đạo. Mà ở
đời, bá đạo rất gần với đạo tặc! Nhưng theo quy luật của xã hội, con
người sống với nhau bằng đạo
lý, tình người. Người mạnh sẽ giúp người yếu, người giàu sẽ giúp người nghèo,
đó cũng là vương đạo! Sống ở trên đời đừng khoe tiền của nhiều quá. Việc thể
hiện có quá nhiều của cải không chỉ là mục tiêu của những kẻ bất nhân, mà còn
làm cho chúng ta gặp nhiều điều không vui trong các mối quan hệ xã hội. Những người thân của chúng ta
sẽ có xu hướng trông chờ sự giúp đỡ của chúng ta. Nếu chúng ta không giúp họ,
thì bị cho là ác, là xấu. Mối quan hệ xã hội đó vì thế mà đổ vỡ, có khi còn
sinh ra thù nghịch. Nếu chúng ta cứ giúp đỡ họ, thì họ vẫn cứ nhờ vả mãi, rồi
đến lúc chúng ta mất quá nhiều tiền. Việc cho đi thành một thói quen. Mà tiền không nhận
về, lại chỉ biết cho đi, thì sẽ đến lúc chúng ta không có tiền. Chúng ta sẽ
nghèo hơn những người nhận về rất nhiều. Theo quy luật nước chảy chỗ trũng.
Người giàu có, đức độ thường có xu hướng cho đi. Những người khốn khổ, bần hàn
thường có xu hướng nhận về. Sống ở trên đời, nếu thấp quá so với tiêu chuẩn
chung của xã hội, chúng ta nên che dấu bớt, cả sẽ bị người đời khinh bỉ, vùi
dập. Nếu cao quá so với tiêu chuẩn của xã hội, chúng ta cũng lên dấu bớt đi, để
không bị sống trong sự đố kỵ và giả dối của những người khác. Thế lên trong xã
hội những người thích khoe của lại không thật sự là những người giàu có. Những người
giàu có thật sự lại thường là
những người sống rất giản dị. Họ thường hưởng những dịch vụ xã hội bình thường
như một người sống trong tầng lớp trung lưu của xã hội. Họ ngồi ghế máy bay
hạng bình dân, có người còn đi xe buýt, sống trong những căn nhà bình thường!
Thật ra đấy mới thật sự là những người giàu khôn ngoan nhất. Những con người như thế thì sự
giàu có của họ có cơ sở vững chắc. Bởi vì họ không chạy theo những thù phù
phiếm, xa hoa. Họ luôn rất gần gũi với cuộc sống thật của con người. Cho nên họ
có những cảm nhận và nhận thức đúng đắn về con người và xã hội. Những quyết
định của họ sẽ chính xác hơn. Họ sẽthành công và hạnh phúc hơn trong xã hội!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm
các bài viết
<< Sự giúp đỡ
<< Tình bạn đẹp
No comments:
Post a Comment