Người
xưa có câu: Không tin thì không dùng người, đã dùng người thì phải tin. Bởi vì
nếu chúng ta không tin người mình giao phó trách nhiệm. Những nghi ngờ của
chúng ta có thể làm tổn thương lòng tự trọng của họ. Việc kiểm tra, giám sát gay
gắt của chúng ta có thể làm cho người đó bị tự ái. Mà lòng tự ái của con người
vốn được ví như một kho thuốc súng, khi nó bị động vào thì có thể sẽ bị nổ tung!
Thật ra con người vốn là một cá thể hoàn chỉnh. Vì thế khi phải nghe ai đó ra lệnh, làm
theo ai đó, thì chúng ta đã rất mệt mỏi và khó chịu. Nhưng vì cuộc sống mưu
sinh, người ta buộc phải đi làm thuê để nuôi sống bản thân và gia đình. Cho nên
một người lãnh đạo bậc thầy sẽ không bao giờ vỗ ngực ta đây với nhân viên.
Nhiều người còn cố ý gần gũi và thân mật với nhân
viên. Họ cũng không cần giữ lấy cái oai của người lãnh đạo để đè nén nhân viên, bắt nhân viên
phải làm như thế này, như thế khác, thái độ như thế nào với họ để làm gì. Thứ
họ cần ở người nhân viên là hiệu quả công việc. Nói đến đây tôi lại nghĩ đến vị
giám đốc người Nhật Bản của một công ty mà tôi biết Ông ấy có quan niệm: Thành
đạt cho người chứ không phải cho bản thân! Vì thế, ông ấy xây
dựng một nhà máy thật sang
trọng, hiện đại cho cán bộ công nhân viên làm việc. Ông cũng chú ý cung cấp bữa
ăn trưa thật ngon cho nhân viên. Cán bộ, công nhân của nhà máy đều được ông cho
người thường xuyên kiểm tra sức khỏe, và chăm sóc y tế. Hàng năm ông đều tổ
chức cho toàn bộ cán bộ, công nhân của nhà máy đi du lịch. Điều đặc biệt ở ông
giám đốc này mà ít người có thể bắt chiếc được, đó là vào mỗi cuối buổi làm
việc, ông đứng ở cổng nhà máy, bắt tay cảm ơn từng cán bộ, công nhân và cúi
thấp xuống chào họ, vì họ đã làm việc vất vả vì công ty. Việc làm tưởng là nhỏ
này, đã xây dựng một mối quan hệ rất tốt giữa người chủ và người làm thuê. Tất nhiên
không có một người cán bộ, công nhân nào dại dột từ bỏ một nhà máy như thế cả.
Họ đều cố gắng hết sức vì sự thành công của nhà máy. Họ luôn tự hào và hạnh
phúc với công việc của mình. Và họ cảm thấy được tôn trọng! Cuối cùng thì vị
giám đốc đó thu được số lượng sản phẩm tăng gấp đôi so với một nhà máy cùng
lĩnh vực, có quy mô tương tự. Phần thưởng cho việc từ bỏ đi cái tôi sĩ cá nhân
của người giám đốc người Nhật Bản, và trao cái
tôi sĩ cá nhân đó cho toàn bộ cán bộ, công nhân của nhà máy kia thật to lớn. Và
tôi nghĩ ông ấy là một nhà lãnh đạo rất thành công. Phương pháp lãnh đạo: xây dựng
sự thành đạt cho người chứ không phải thành đạt cho mình của ông ấy rất hiệu
quả. Không cứ gì chỉ ở cương vị giám đốc một nhà máy, chúng ta mới hành động
như vậy. Vì trong cuộc sống này, có rất nhiều tình huống, rất nhiều hoàn cảnh
chúng ta có thể bỏ đi cái tôi sĩ cá nhân, trao cho người khác lòng tự tôn, để
bản thân có được tiền bạc! Xét cho đến cùng thì chúng ta chỉ cần tiền bạc từ
những người khác. Tiền bạc là một thước đo mẫu mực cho sự thành
công của mỗi người. Nhờ có tiền bạc, chúng ta có thể mua được gần như tất cả
mọi thứ trên thế giới. Hạnh phúc là thứ mà cả loài người luôn khao
khát, tìm kiếm lại luôn ở trong chính tâm hồn con người. Cho nên chúng ta cần
thực tế hơn, cần khôn ngoan hơn trong các mối quan hệ ứng xử để có nhiều tiền hơn!
Tác giả: Phạm Thị
Hợi
No comments:
Post a Comment