2016-08-12

Tâm và trí

   Ở trên đời, muốn tiến lên, người ta phải vừa có tâm và trí. Tâm là phần sâu kín nhất trong tâm hồn, là nhân cách của một con người. Phần này là phần quan trọng nhất trong cuộc sống của một con người. Vì nó có một sức mạnh vô hình tưởng là nhỏ, nhưng lại có sức chi phối con người vô cùng mạnh mẽ. Khi tâm không vững, thì người ta rất khó có thể tự làm ra được một việc tốt đẹp. Khi tâm mà xấu, thì cuộc đời người ta rất khó thành công và hạnh phúc thật sự. Tâm bộc lộ sự ảnh hưởng rõ nét nhất vào chuyện tình cảm, ước mơ, mong muốn và trong vô thức của con người. Đó cũng là một trong những thứ mà con người mất kiểm soát nhất. Cho nên hậu quả của nó cũng nặng nề nhất. Một người có tâm xấu, nếu không cố gắng thay đổi, sớm hay muộn cũng sẽ ứng nghiệm vào cuộc đời của người đó. Giữ cho tâm của mình được trong sáng và tốt đẹp là một điều không dễ. Vì cuộc sống này vốn có rất nhiều sự cám dỗ và đam mê. Môi trường sống thường vô tình phản ánh vào tâm của con người. Dù người đó có trí tuệ sáng suốt đến đâu, có nhiều kiến thức đến đâu, nhưng nếu tâm của người đó không sáng, thì sự học của người đó cũng coi như con số không. Sau khi đi hết một vòng của cuộc đời, họ vẫn không thu được một thứ gì cả!


       Muốn cho tâm sáng, chúng ta phải làm điều ngay, phải nghe lời nói phải, phải suy nghĩ đúng đắn. Không được xem, nghe, nhìn những thứ không tốt. Biết chủ động tránh xa những điều xấu, điều ác trong xã hội. Chúng ta phải học tập để mở mang trí tuệ thật nhiều. Tâm và trí có mối quan hệ qua lại, tương hỗ lẫn nhau. Tâm là gốc của trí. Nhưng khi trí tuệ được khai sáng, thì tâm cũng sáng theo. Khi tâm u tối, thì sớm muộn gì trí cũng u tối. Khi tâm xấu, sẽ thôi thúc người ta làm ra những việc xấu. Phải phát triển cân đối bản thân. Học làm sao để có tâm sáng, là cách học đúng đắn nhất. Tâm sáng, thì trí tuệ phải cao, nhân cách sẽ cao thượng. Đây cũng là mục đích của việc học tập. Tâm không bị ảnh hưởng bới ý chí, mong muốn của con người. Mà nó chỉ bị chi phối bằng những suy nghĩ chín chắn sâu sắc trong đầu óc của con người. Chúng ta không thật sự điều khiển được tâm của mình. Nhiều người có tâm sáng, nên học hành sáng dạ, học một thì biết mười. Nhiều người có tâm nhỏ, học đâu thì biết đấy. Tồi tệ hơn thì học trước quên sau theo kiểu nước đổ đầu vịt. Những người như thế không thể sử dụng trí tuệ trong cuộc sống. Họ chỉ hành động theo thói quen, nếp sống mà thôi. Một người có trí tuệ có thể điều khiển người đó như một con dối. Việc học đúng đắn sẽ khai sáng tâm hồn con người. Khi tâm sáng, năng lực trí tuệ sẽ vô biên, giúp người ta làm được những việc lớn lao trong xã hội. Sống ở trên đời phải có một cái tâm tốt, tâm thiện thì đi đến đâu, làm việc gì kết quả cuối cùng cũng đều tốt!

                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

 



No comments:

Post a Comment