I.
GIÁ
TRỊ DINH DƯỠNG VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ
1. Gía trị dinh dưỡng
Dưa chuột là loại rau truyền thống,
được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thong dụng của nhiều
nước. Dưa chuột có thể dung như quả tươi, dùng để giải khát trong những lúc
nóng bức rất tốt. Dưa chuột còn dùng để xào, trộn xa lát, muối chua, muối mặn
và đóng hộp. Trong dưa chuột có tiền Vitamin A, C và các chất khoáng quan trọng
như kali ( ka), canxi (ca) và phốt pho
(P)…
2. Ý nghĩa kinh tế
Dưa chuột là cây rau thương mại rất
quan trọng trên thế giới, là mặt hang xuất khẩu của nhiều nước. Những nước sản
xuất nhiều dưa chuột, gồm có: Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan. Ở
nước ta những năm gần đây dưa chuột đã trở thành loại rau xuất khẩu quan trọng.
Sản phẩm dưa chuột xuất khẩu chủ yế là dưa chuột đóng hộp và muối mặn. Dưa
chuột có thể gieo trồng ở cả 3 miền Bắc, Trung ,
Nam .
Hàng
năm có thể gieo trồng 2-3 vụ, nhờ có áp dụng tiến bộ kỹ thuật và nhập giống
mới, nên năng suất dưa chuột không ngừng tăng cao, năng suất dưa chuột không
ngừng tăng cao, năng suất nhiề nơi đạt trung bình 50- 60 tấn/ha. Trồng dưa
chuột mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trồng dưa chuột Nhật 1ha lãi 5 -6 triệu
đồng. Chúng tôi mong muốn nhà vườn ở khắp mọi nơi trên đất nước ta, trồng thật
nhiều dưa chuột, vừa ích nước, vừa lợi nhà.
II.
ĐẶC
ĐIỂM THỰC VẬT HỌC
1. Hệ rễ
Dưa chuột có nguồn gốc ở vùng nhiệt
đới, ẩm ướt, vì vậy hệ rễ phát triển yếu hơn các cây khác trong họ như bí ngô,
dưa hấu, dưa thơm.
Hệ
rễ dưa chuột ưa ẩm không chịu khô hạn cũng không chịu ngập úng. Rễ phân bố ở
tầng ddaats0- 30 cm, nhưng hầu hết hệ rễ tập trung ở tầng đất 15 -20 cm. Thời
kỳ cây còn nhỏ, rễ phát triển yếu. Khả năng sinh trưởng cũng phụ thuộc rất
nhiều vào nhiệt độ, độ ẩm đất và thời gian bảo quản hạt giống.
Khi
hệ rễ gặp khô hạn hoặc bị ngập úng và nồng độ dung dịch dinh dưỡng cao, rễ cây
sẽ bị đen và thối rữa.
2. Thân
Thân cây dưa chuột thuộc loại leo bò,
than mảnh nhỏ. Ở thời kỳ 2 -5 lá than, cây phát triển kém nên cần phải chăm sóc
tỉ mỉ, chu đáo. Cũng có một số giống thuộc dạng bụi. Chiều cao của dưa chuột
phụ thuộc dạng bụi. Chiều cao của dưa chuột phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của
giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật trồng trọt. Căn cứ vào chiều cao cây có
thể phân chia thành 3 nhóm sau:
-
Loại
lùn: chiều cao cây từ 0.6- 1m
-
Loại
trung bình: xhieeuf cao cây trên 1m đến 1,5m
-
Loại
cao: Chiều cao cây trên 1,5m đến 2-3m, có loại cao tới 4-5m
Những giống có chiều cao trên 1m trở
lên phải làm giàn mới cho năng suất cao.
Trong quá trình sinh trưởng, than lớn
dần, đường kính của than là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
tình hình sinh trưởng của cây. Đường kính quá nhỏ hoặc quá lớn đều không tốt.
Đối với giống trung và giống muộn, đường kính thân đạt khoảng 1cm là biểu hiện
cây sinh trưởng tốt.
Quả được sinh ra chủ yếu trên thân chính,
trên cành cấp 1 ( nhánh ra từ nách lá của thân chính) cũng có khả năng cho quả.
Vì vậy đối với những giống sinh nhánh mạnh, khi tỉa cành chỉ nên lưu giữ thân
chính và 1 đến 2 cành cấp 1, tùy theo tình hình sinh trưởng của cây.
3. Lá
-
Lá
dưa chuột gồm có 2 loại: lá mầm và lá thật.
-
Lá
mầm mọc đầu tiên trên thân. Lá mầm có hình trứng, là chỉ tiêu quan trọng đánh
giá và dự đoán tình hình sinh trưởng của cây. Người sản xuất thường quan tâm
đến độ lớn, sự cân đối và tuổi thọ của lá mầm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
lá mầm là chất lượng hạt giống, khối lượng hạt to hay nhỏ, chất dinh dưỡng
trong đất, độ ẩm đất và nhiệt độ. Nhiệt độ quá thấp làm cho lá bị co rút lại.
-
Lá
thật có 5 cánh, chia thùy nhọn, có dạng chân vịt hoặc dạng lá tròn, trên lá có
long cứng, ngắn. Màu sắc lá thay đổi theo giống, xanh vàng hoặc xanh sẫm.
4. Hoa
Trên cây dưa chuột thong thường có
hai loại: Hoa dực và hoa cái. Nói theo âm Hán là “ Đơn tính đồng chu, dị hoa
thụ phấn”.
Hoa Đực mọc thành chùm ở nách lá, hoa
đực ra trước hoa cái ra sau. Hoa cái thường mọc đơn, cuống ngắn và mập hơn hoa
đực.
Hoa
dưa chuột thụ phấn nhờ côn trùng ( ong mật), trong điều kiện nhiệt độ thấp,
trời âm u, gió lớn…), côn trùng hoạt động yếu, ta cần thụ phấn bổ sung cho hoa
cái.
Cách
làm: Ngắt những hoa đực đang nở to, hạt phấn đã chín chấm nhẹ một số lần lên
hoa cái đang nở. Một hoa đực có thể thụ phấn cho 2 – 3 hoa cái.
Làm
được như vậy quả sẽ phát triển nhanh và cân đối, việc này rất quan trọng đối
với ruộng sản xuất hạt giống.
Đối
với những giống có quá nhiều hoa đực, cần tỉa bỏ một số hoa đực nhỏ, dị hình.
Nhiệt độ cao, ngày dài sẽ làm cho hoa
cái ra muộn và ở vị trí cao.
5. Quả
Khối lượng quả dưa chuột có sự khác
nhau đáng kể, phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính của giống. Loại quả nhỏ 3 – 5 gam
như dưa chuột bao tử ( 150- 220 quả/ kg), loại có khối lượng vài trăm gam như
giống dưa chuột Yên Mỹ, đến 1 -2 kg như một số giống nhập nội (TO, TK).
Màu
sắc quả của hầu hết các giống dưa chuột là màu xanh, xanh vàng, khi được thu
hoạch quả thường nhăn hoặc có gai.
Màu
xanh khi chín thương phẩm, thường phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong
sản xuất dưa chuột thường xuất hiện quả dị hình ( đầu to, đầu nhỏ, quả bị thắt
ở giữa), những loại quả này thường bị giảm giá trị trên thị trường. Nguyên nhân
chủ yếu là do hoa cái thụ phấn quá muộn, độ ẩm thay đổi thất thường, nhiệt độ
quá thấp… cũng làm cho quả phát triển không cân đối.
Khi
không có côn trùng thụ phấn đầy đủ sẽ sinh ra quả không hạt như giống dưa chuột
Anh.
III.
YÊU
CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH
1. Nhiệt độ
Dưa chuột giống như các cây trong họ
bầu bí là rất mẫn cảm với sương giá, đặc biệt khi nhiệt độ thấp dưới 0 độ C,
trời có tuyết, nhiệt độ ban đêm khoảng 3
-4 độ C.
Vì
vậy dưa chuột và các loài bí ngô yêu cầu khí hậu ấm áp, ôn hòa và khô ráo để
sản xuất lớn. Dưa chuột, dưa thơm và bí ngô yêu cầu nhiệt độ đất ấm áp để nảy
mầm, nhiệt độ tối thiểu từ 10 độ - 18 độ C. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá
trình nảy mầm là rất lớn. Vì thế người sản xuất phải nghiên cứu kỹ lưỡng mới đi
đến quyết định khi nào và ở đâu có thể gieo thẳng những loại rau đó.
Để
hạn chế tác hại của nhiệt độ thấp trong mùa đông ở xứ lạnh người ta có thể gieo
trồng những loại rau kể trên trong nhà kính, nhà màn, nhà lưới… Sản xuất theo
kiểu này chi phí sản xuất sẽ gia tăng.
Nhiệt độ thích hợp cho hạt dưa chuột nảy mần là trên 15, 5- 35độ C,
nhiệt độ tối thiểu là 15, 5 độ C và
nhiệt độ tối đa là 40,5 độ C.
2. Ánh sáng
Dưa chuột là cây ưa ánh sáng ngày ngắn, thời
gian chiếu sáng 10 -12 giờ/ ngày, cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, hoa
cái ra sớm và nhiều. Nếu nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài thì hoa đực
nhiều, hoa cái ít và muộn.
Phản
ứng của dưa chuột đối với ánh sáng thay đổi theo giống và thời vụ gieo trồng.
Ánh
sáng yếu và thiếu, trời âm u, cây sinh trưởng kém, hoa cái ra muộn, màu sắc hoa
nhạt, vàng úa, hoa dễ bị rụng. Nếu thiếu ánh sáng nghiêm trọng thì năng suất
thấp, chất lượng giảm, hương vị kém.
3. Nước
Dưa chuột là loại cây ưa ẩm, kém cả
chịu hạn úng.
Mặt khác nước trong thân lá rất cao,
vì vậy cần đầy đủ nước để quả căng mọng.
Đất
thiếu nước, khô hạn, hạt mọc chậm, thân lá sinh trưởng kém, cây còi cọc. Thiếu
nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện quả dị hình, quả đắng, cây bị nhiễm bệnh vius.
Các
yếu tố: lượng mưa, độ ẩm và nhiệt độ cao là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
họ bầu bí bị nhiễm bệnh ở lá và thân cành.
Một
số nhà khoa học khuyên chúng ta khi tưới
cho dưa chuột tránh để nước vương
lên lá. Nếu tưới phun cần tưới vào sáng sớm, để sau đó bộ lá được khô trong
ngày, tưới nước vào chiều tối làm bộ lá bị ướt, dễ bị nhiễm bệnh.
Yêu
cầu của dưa chuột đối với nước thay đổi theo các thời kỳ sinh trưởng. Khi hạt
nảy mầm cần khối lượng nước bằng phân nửa (50 %) khối lượng mỗi hạt. Thời kỳ
thân lá sinh trưởng mạnh đến ra hoa cái đầu tiên cần độ ẩm đất 70-80% ( đất có
màu nâu, tơi xốp), thời kỳ ra quả rộ và quả lớn yêu cầu độ ẩm trên 80 -90%.
4. Đất và chất dinh dưỡng
A. Đất
Dưa chuột ưa thích đất đai màu màu
mỡ, giàu chất hữu cơ, tơi xốp, độ chua trong đất ( độ PH) từ 5,5 – 6,8, thích
hợp nhất là 6,5. Dưa chuột cũng có thể sinh trưởng trong đất hơi kiềm ( độ pH =
7,5). Đất chua phải bón vôi. Đất trồng dưa chuột cần phải luân canh triệt để,
luân canh triệt để, luân canh với cây trồng khác họ.
Gieo
trồng dưa chuột trên đất thịt nhẹ, cát pha thường cho năng suất cao, chất lượng
tốt. Đất reo trồng phải xa nơi bị ô nhiễm.
b. Chất dinh dưỡng
Trong 3 nguyên tố N, P, K dưa chuột
sử dụng nhiều nhất là kali, thứ đến là đạm và ít nhất là lân.
Thiếu
dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng phát triển của cây. Bón phân hữa
cơ và phân đạm, lân, kali một cách hợp lý sẽ làm tăng hàm lượng đường trong
quả.
Ở
thời kỳ đầu sinh trưởng cây cần đạm và lân,
cuối thời kỳ sinh trưởng cây không cần nhiều đạm, nếu giảm bón đạm sẽ
làm tăng thu hoạch một cách rõ rệt. Nếu thiếu đạm, lá và quả có màu xanh nhạt,
giảm số quả và khối lượng quả trên cây. Thừa đạm dẫn đến rụng nụ, rụng hoa, cây
dễ bị nhiễm sâu bệnh hại.
Cây
thiếu lân, quả có màu xanh đồng. Lân và kali có vai trò quan trọng đối với hình
dạng quả.
IV.
KỸ
THUẬT TRỒNG TRỌT
1. Luân canh tăng vụ
Ở những nơi có điều kiện khí hậu thời
tiết ấm áp, ôn hòa thì có thể bố trí, sắp xếp thời vụ để tăng vụ và tăng thu
nhập. Nhìn chung cây dưa chuột có thể gieo trồng vụ xuân hè và thu đông.
Dưa
chuột cần phải thực hiện luân canh triệt để với cây trồng khác họ, đặc biệt với
cây lúa nước.
2. Thời vụ
-
Các
tỉnh miền núi có thể gieo trồng dưa
chuột vào vụ xuân hè và thu đông.
+ Vụ xuân hè
Thời vụ sớm gieo vào cuối tháng 1 –
đầu tháng 2. Ở thời vụ này cần có biện pháp chống rét như: xử lý hạt bằng nước
nóng, gieo hạt vào bầu, tăng cường phân hữu cơ và kali, che phủ mặt đất…
+ Chính vụ gieo vào trung tuần tháng
2 đến đầu tháng 3.
+ Vụ thu đông: gieo vào tháng 9 –
tháng 10.
-
Vùng
đồng bằng và trung du Bắc bộ có thể gieo vào các vụ sau:
+ Vụ xuân hè: Gieo vào cuối tháng 1
đầu tháng 2. Chú ý chống rét cho cây, có thể gieo hạt vào bầu đất hoặc khay
chuyên dùng.
+ Chính vụ reo vào 10- 15/2
+ Vụ muộn gieo vào cuối tháng 2 đến
đầu tháng 3.
+ Vụ thu đông: Gieo vào cuối tháng 9
đến tháng 10, thời vụ thích hợp từ 10 -15/10. Những giống chịu rét có thể gieo
cuối tháng 10 đầu tháng 11.
-
Các
tỉnh miền Trung:
-
Những
nơi có khí hậu ôn hòa có thể gieo dưa chuột trong vụ xuân hè và vụ thu đông.
o
Ví
dụ: Ở vùng Thanh Hóa dưa chuột xuân gieo thường 15/2 đến 5/3, thời vụ thích hợp
nhất từ 20 – 25/2.
+
Vụ Đông: thời vụ gieo từ 15/9 đến 10/10, thời vụ thích hợp nhất 20/9
-25/9.
-
Vùng
đồng bằng song Cửu Long:
Thời vụ gieo trồng thích hợp nhất tập
trung vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 2.
+ Vụ đông có thể gieo từ cuối tháng
11 ( gieo ươm cây giống) đến tháng 12.
+ vụ xuân hè gieo vào tháng 1 đến
trung tuần tháng 2.
3. Phương pháp gieo
Dưa chuột có thể gieo thẳng ra ruộng
sản xuất khi thời tiết thuận hòa hoặc gieo ươm cây giống. Kỹ thuật gieo ươm cây
giống tương tự như cây cà chua. Khi cây có 1 -2 lá thật thì đem trồng ra
ruộng sản xuất.
4. Xử lý hạt trước khi gieo
Khi gieo gặp nhiệt độ thấp, nhà vườn
cần xử lý hạt bằng nước nóng ( 2 sôi, 3 lạnh) để thúc mầm. Ngâm hạt vào nước
nóng từ 2 -3 giờ, khuấy đều để im, sau khi hạt hút nước căng, vớt hạt, rửa
sạch, để róc nư ớc, rồi đem gieo. Cũng có thể dùng vải mỏng, sạch lọc hạt lại,
để ở nơi ẩm ( gần bếp, đống rơm rạ…), khi hạt nút nanh, kịp thời đem gieo vào
đất có đủ độ ẩm.
5. Đất và phân bón
a. Đất
– Chọn đất tơi xốp, màu mỡ, tưới tiêu
nước tốt, cày bừa kĩ, sạch cỏ dại.
– Kỹ thuật làm đất tương tự như đối với
cà chua, cụ thể là:
Chiều rộng luống cả rãnh 1,4 – 1,5m,
sau khi lên luống, chiều rộng luống từ 1 – 1,2m tùy mùa vụ.
Chiều
cao luống từ 25 -30 cm, rãnh luống 25 – 30 cm.
b. Phân bón
-
Khối
lượng phân bón cho 1000 m2 như sau:
Phân hữu cơ hoai mục: 2- 2,5 tấn
Phân đạm ure: 42 – 45kg
Phân supe phốt phát ( lân): 30 – 60kg
Phân kali: 24 -30 kg
Nếu đất chua
thì bón 100 – 150kg vôi bột.
-
Phương
pháp bón:
Bón toàn bộ phân hữu cơ hoai mục +
toàn bộ phân lân + 1/3 phân kali + ¼ phân đạm bón vào hốc hoặc vào rãnh trước
khi trồng, phải trộn đều các loại phân với đất.
Các
nhà vườn có thể thay thế các loại phân trên bởi các chế phẩm của các cơ sở sản
xuất phân bón có thương hiệu và được tín nhiệm của người sản xuất.
6. Khoảng cách, mật độ
Tùy theo đặc điểm của giống và kỹ
thuật trồng trọt mật độ khoảng cách của dưa chuột như sau:
-
Nhóm
cao cây, quả to trồng 2 hàng trên luống, khoảng cách giữa 2 hàng 70 -80 cm.
Khoảng cách cây 45 – 50 cm, mật độ 2900 – 3000 cây/ 1000 m2.
-
Nhóm cây cao trung bình, quả trung bình,
khoảng cách hang 65 – 70cm, khoảng cách cây 30 -35cm, mật độ khoảng cách 3500 –
3700 cây/1000m2.
-
Nhóm
cây dạng bụi, quả nhỏ khoảng cách hang 65 -70cm, khoảng cách cây 25 -30cm, mật
độ khoảng cách 4400 -4500 cây/1000 m2.
7. Chăm sóc
a. Xới vun
Xới vun cho dưa chuột từ 2 – 3 lần
vào các thời kỳ 2 -3 lá thật, 4 -5 lá
thật, khi cây có tua cuốn thì vun cao.
Khi xới câng phải đạt yêu cầu: làm
cho đất tơi xốp, thong thoáng và trừ cỏ dại.
b. Tưới nước
Sauk hi gieo trồng phải thường xuyên
tưới nước giữ ẩm để cây mau bén rễ. Đặc biệt đối với đất có tỉ lệ cát cao cần
phải giữ ẩm, không để đất bị khô. Khi tưới, đưa nước vào rãnh ngập ½ độ cao
luống, khi nước thấm đều thì tháo cạn. Thời kỳ cây ra quả rộ cần độ ẩm đất cao.
Viện Cây lương thực- thực phẩm ( huyện Gia Lộc – Hải Dương) có kinh nghiệm giữ
nước xâm xấp ở rãnh sẽ có tác dụng tốt đối với năng suất. Phải dùng nước sạch
để tưới cho dưa chuột, nên tưới vào buoir sáng. Cũng có thể tưới phun, những
khi mưa to phải tiêu nước kịp thời.
c. Làm giàn
Khi cây có tua cuống cần làm giàn kịp
thời, nếu thực hiện chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
Giàn
làm theo kiểu chữ A bằng các nguyên liệu địa phương, cọc giàn dài từ 1,5 – 2m
tùy theo chiều cao cây. Kỹ thuật làm giàn tương tự như đối với cây cà chua. Cứ
mỗi khi cây leo cao được 35 – 40cm thì buộc một thanh ngang theo dọc luống để
giàn vững chắc. Cây dưa chuột có thể tự leo bò lên giàn, khi chăm sóc nhà vườn
chú ý nương cây lên giàn.
d. Tưới thúc
Thời kỳ cây có 1 -2 lá đến 4 -5 lá
thật, cây lớn rất chậm, cần phải tưới thúc thường xuyên. Trong thời kỳ này tưới
thúc 3 - 4 lần, khoảng cách giữa các lần
tưới 4 – 5 ngày. Hòa tan phân đạm vô coe trong nước sạch, nồng độ dung dịch 5%
( 5 phần nghìn – 5 gam phân đạm trong 1 lít nước) khi cây nhỏ, nồng độ 1 – 2%
khi cây lớn ( 1 kg phân u rê trong 100 lit nước).
Không được dùng nước rửa chuồng chưa
qua xử lý để tưới thúc cho dưa chuột.
8. Phòng trừ sâu bệnh hại
Để có nhiều dưa chuột sạch cũng như
nhiều loại rau sạch cung cấp cho người tiêu dùng và xã hội, phải tuân thủ
nghiêm ngặt chương trình phòng trừ tổng hợp. Cũng có nghĩa là thực hiện tốt các
biện pháp kỹ thuật lien hoàn tiên tiến. Trong đó chú ý tới các biện pháp kỹ
thuật nông nghiệp như : dùng giống khỏe sạch bệnh, bón phân hợp lý, cân đối,
không dùng phân chưa hoai, tưới tiêu hợp lý, dùng nước sạch để tưới cho cây,
thực hiện chế độ luân canh cây trồng…
Khi
phải dùng thuốc bảo vệ thực vật cần theo sự chỉ dẫn của ngành bảo vệ thực vật.
a. Bệnh hại dưa chuột
Bệnh sương mai
Bệnh gây hại thân lá, nhưng chủ yếu
là lá. Thời kỳ đầu vết bệnh nhỏ, hình thành một lớp mốc màu trắng như những sợi
tơ. Khi bị nhiễm bệnh nặng, nhiều vết bệnh lien kết với nhau thành đám lớn.
Bệnh
phát triển thuận lợi khi gặp ẩm độ không khí cao, kèm theo mưa phùn, trời âm u,
thiếu ánh nắng, nhiệt độ thấp ( 18 độ C)
Biện
pháp phòng trừ có hiệu quả là: vệ sinh đồng ruộng, thu gom tàn dư thực vật, đưa
ra khỏi khu vực sản xuất và xử lý kịp thời.
Chọn
tạo giống chống chịu bệnh. Xử lý hạt giống trước khi gieo trồng…
Bệnh phấn trắng
Bệnh gây hại hầu hết các cây trong họ
bầu bí như : bầu, bí xanh, dưa chuột, dưa bở…
Cây bị hại, lá trên cây sẽ bị rụng,
do đó ảnh hưởng không tốt đến năng suất và chất lượng giảm.
Bệnh hại từ khi cây còn nhỏ, bộ phận
bị hại chủ yếu là: thân, cành, lá.
Bệnh
xuất hiện đầu tiên là những điểm không có màu xanh, sau đó chuyển dần sang màu
vàng, lá bị bao phủ một lớp bột giống như bột phấn. Bệnh lan truyền sang lá
xanh rồi đến lá vàng, lá bị khô cháy và rất dễ rụng.
Biện pháp phòng trừ: Thực hiện biện
pháp kỹ thuật tổng hợp, coi trọng công việc thu gom tàn dư thực vật, vệ sinh
đồng ruộng, chọn tạo giống chống bệnh. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát
hiện bệnh kịp thời, phun thuốc khi cần thiết. Dùng thuốc Anvil 5SC, nồng độ một
phần nghìn hoặc Benlats nồng độ một phần vạn…
Bệnh khảm lá
Bệnh này phổ biến ở các vùng trồng
dưa chuột trên thế giới. Bệnh gây hại nhiều loại rau như: dưa chuột, dưa hấu,
ớt, cà, cà chua… người ta gọi nó là vius.
Bệnh ảnh hưởng đáng kể đến năng suất
và chất lượng sản phẩm.
Virus gây hại khi cây còn nhỏ, trên
lá xuất hiện những vết khảm xen kẽ với vết xanh đậm gây ra nhiều đám loang lổ
trên mặt lá. Lá phát triển không bình thường, dị hình, xoăn và cong. Cây phát
triển kém, thấp nhỏ, lá màu vàng, cây thường không ra quả.
Biện
pháp phòng trừ: Dùng giống chống bệnh, nhổ bỏ cây bệnh, tiêu độc, phun thuốc
trừ rệp. Hạn chế vết thương trong quá trình chăm sóc.
c. Sâu hại dưa chuột
Sâu hại trên cây dưa chuột có rất
nhiều loại: sâu xám, sâu đục quả, rệp đỏ, ruồi đục quả, ruồi đục lá, bọ trĩ, bọ
xít nâu…
Biện
pháp phòng trừ hiệu quả là thực hiện đầy đủ chương trình phòng trừ dịch hại
tổng hợp (IPM), chú ý vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ lá già, lá bệnh đưa ra khỏi
khu vực sản xuất, tạo môi trường thong thoáng. Khi cần phun thuốc hóa bảo vệ
thực vật cần phải tuân thủ sự chỉ dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.
V.
THU
HOẠCH CHẾ BIẾN VÀ SẢN XUẤT HẠT GIỐNG
1. Thu hoạch
Thời kỳ thu hái dưa chuột chủ yếu phụ
thuộc vào đặc tính của giống và cách sử dụng.
Sau
khi gieo trồng từ 35 – 60 ngày thì có thể thu hái đợt quả đầu tiên. Thời gian
sinh trưởng của các giống từ 65 -70 ngày đến 100 – 110 ngày khi quả phát triển
tối đa, mang màu sắc của giống là màu xanh, xanh sẫm, có gai hoặc không có gai.
Đối với giống quả to và trung bình
sau khi cánh hoa héo 7- 10 ngày thì thu hái quả, khoảng cách giữa các lần thu
hái 2 – 3 ngày.
Đối với giống dưa chuột bao tử ( quả
nhỏ như ngón tay trỏ), sau khi cánh hoa héo khoảng 3 ngày thì được thu hái quả.
Hàng ngày thu hoạch 1 – 2 lần.
Khi thu hoạch nên thực hiện vào buổi
sáng sớm, động tác thu hái phải nhẹ nhàng, tránh dập nát.
Loại
bỏ những quả không đạt tiêu chuẩn, dùng vải mềm lau sạch bụi bẩn… đặt, để ở nơi
thoáng mát, không chất thành đống. Tốt nhất nên xếp sản phẩm vào khay hoặc rổ
nhựa có kẽ hở. Kịp thời vận chuyển đến nơi cần thiết hoặc bán ở các chợ, Cũng
có thể đóng gói bằng túi nilông, người ta thường gọi bằng polyethylene. Khối
lượng mỗi túy từ 200 -300 gam đến 500 gam … tùy theo thị hiếu khách hang. Túi
đựng dưa chuột cần làm một số lỗ để thong hơi.
2. Chế biến dưa chuột
Dưa chuột có thể muối xổi hoặc nén
như đối với cà.
Muối xổi để ăn ngay: Chọn quả không
bị sâu bệnh hại, rửa sạch, để róc nước. Chẻ quả dưa chuột làm đôi hoặc làm bốn
tùy theo độ to nhỏ của quả. Dưa chuột bao tử nguyên quả.
Xếp
dưa chuột vào dụng cụ bằng sành, sứ dày 3 – 5cm, sau đó rắc một lớp muối, một
lớp thìa là cắt ngắn 4- 5cm, một vài tép tỏi, một vài lát ớt đã bở hạt. Làm như
vậy cho đến khi hoàn tất công việc. Không xếp dưa quá đầy. Lượng muối dùng
chiếm khoảng 3 -5% khối lượng dưa ( thí dụ dùng 30 – 50 g muối cho 1 kg dưa
chuột). Đặt, để vại dưa muối nơi thoáng, mát, giữ vệ sịnh. Sauk hi muối 3 – 5
ngày, dưa có mùi thơm dịu thì đem sử dụng.
Nén
dưa chuột
Nguyên
tắc giống như nén cà bát hoặc cà pháo.
Dùng
nhiều muối hơn so với muối xổi. Khối lượng muối chiếm khoảng 6 -12% so với khối
lượng dưa ( ví dụ 60 -120 gam muối cho 1 kg dưa). Chọn những quả cân đối, không
bị xây xát, không nhiễm sâu bệnh hại, rửa sạch, để róc nước.
Nén dưa chuột
Nguyên tắc giống như nén cà bát hoặc
cà pháo.
Dùng nhiều muối hơn so với muối xổi.
Khối lượng muối chiếm khoảng 6 -12% so với khối lượng dưa ( ví dụ 60 -120 gam
muối cho 1kg dưa). Chọn những quả cân đối, không bị xây xát, không nhiễm sâu
bệnh hại, rửa sạch, để róc nước.
Xếp
một lớp dưa, một lớp muối, một lớp thìa là cắt ngắn 4 -5cm vào vại bằng sành sứ
đã rửa sạch. Tiếp tục làm như trên cho
đến khi hoàn tất công việc. Dùng vỉ tre đậy lớp dưa trên cùng, dùng sức nặng
của nước nén dưa. Dùng vại nhỏ hoặc chậu đổ đầy nước rồi đặt lên vỉ để nén.
Không được dùng vật nặng như đá hoặc vật dụng bằng kim loại để nén dưa.
Sauk
hi nén dưa vài ba tuần, có thể lấy ra sử dụng. Khi dùng có thể nêm gia vị như
tỏi, ớt, đường, mì chính để tăng thêm độ ngon miệng.
3. Sản xuất hạt giống
Những cây hoặc ruộng giống dưa chuột
cần có chế độ chăm sóc đặc biệt như: Gieo đúng thời vụ, tăng cường bón phân hữu
cơ và phân lân, thụ phấn bổ sung cho những hoa cái dùng làm giống, mật độ
khoảng cách nên trồng thưa hơn so với dưa thương phẩm.
Dùng
những cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh hại, trên cây có nhiều hoa cái,
đậu nhiều quả … để dùng làm cây giống.
Thường
xuyên kiểm tra đồng ruộng, loại bỏ những cây không đạt tiêu chuẩn, quả dị hình…
Ruộng
sản xuất hạt giống phải cách xa với các giống dưa chuột không cùng tên và các
cây trong họ bầu bí khoảng 1 km ( một cây số ).
Chọn
những quả ở trí giữa cây là tốt nhất. Những quả khác dùng làm thực phẩm.
Khi
quả có màu nâu sẫm, trên quả có nhiều vết rạn, cuống quả và quả héo là lúc hạt
đã chín. Có thể lấy mẫu để kiểm tra độ chín của hạt. Số hạt trong mỗi quả khoảng
500 hạt đối với loại quả to và trung bình. Dùng dao sắc bổ quả theo chiều dọc,
lấy hạt để vào chậu vại bằng sành sứ, để lên men khoảng 1 -2 ngày tùy theo
nhiệt độ. Rửa, đãi sạch hạt, phơi hạt trên mẹt, nong, nia, vải bạt tùy theo
khối lượng hạt giống. Khi phơi khuấy đảo thường xuyên, sau 2 – 3 ngày hạt khô,
đóng gói hạt vào túi chuyên dùng. Khối lượng hạt trong mỗi túi tùy theo yêu cầu
của khách hang, có thể 10, 50 và 100 gam/túi. Những túi hạt để trong thùng tôn
không gỉ, dưới đáy thùng để một lớp vôi sống, trên lớp vôi rải giấy báo hoặc lá
chuối khô để chống ẩm.
Những
thùng hạt giống để nơi thoáng mát, nếu có điều kiện nên bảo quản trong kho
lạnh.
Nếu
khối lượng hạt giống không nhiều có thể đựng trong những vò, chai thủy tinh… để
bảo quản hạt giống.
Nhìn
chung các túi hạt giống chỉ nên đóng gói 2/3 ( hai phần ba) túi và các thùng
bảo quản hạt không nên xếp quá chặt.
Theo PGS-TS .TẠ THU CÚC
Xem thêm
No comments:
Post a Comment