2014-08-03

Tìm hiểu về thuật thôi miên

       Có người không tin về sự tồn tại của thuật thôi miên. Có người chỉ coi đó là mê tín dị đoan, tà ma quỷ quái. Ngược lại có người tin có thuật thôi miên như tin vào sự tồn tại của mặt trời, mặt trăng trong vũ trụ vậy. Thuật thôi miên nhìn dưới góc độ của khoa học đấy chính là sự tự kỷ ám thị của chính người bị thôi miên. Chính ý nghĩ của người bị thôi miên tác động lên vùng bán cầu đại não của cơ thể người đó rồi điều khiển hành vi của người đó. Ví dụ như người đó phải thức dậy từ 5 giờ sáng ngày mai để kịp một chuyến tàu. Trước khi đi ngủ người đó nhắc đi nhắc lại với mình điều đó. Thế là đúng 5 giờ sáng hôm sau người đó giật mình tỉnh giấc. Mặc dù thông thường người đó thức giấc vào 6 giờ sáng hôm sau. Đó chính là người đó tự thôi miên mình. Khi người thôi miên dùng thuật thôi miên với người bị thôi miên.
Người này thường dựa vào sự tin tưởng của người bị thôi miên, làm cho trí óc người bị thôi miên mệt mỏi và khéo léo tác động ý muốn vào người bị thôi miên. Thế là người bị thôi miên hành động theo lời người thôi miên từ sâu thẳm trong vô thức. Điều này thật sự rất nguy hiểm nếu người thôi miên lợi dụng người bị thôi miên vào những việc làm xấu gây nguy hiểm cho xã hội. Thậm chí người bị thôi miên có thể bị xóa nhòa mọi ký ức bị sai khiến trong não bộ. Hành động của người đó bị tác động từ người thôi miên vào phần não tự chủ của người đó. Thế là người đó cứ làm theo một cách vô thức và hết sức nguy hiểm. Ví dụ người đó nghĩ mình bị đau bụng khi ăn ốc, chai, hến. Thì từ sau, cứ ăn dù chỉ là một con ốc cũng bị đau bụng quoằn quoại và mướt mải mồ hôi. Người ấy nghĩ có ma trong đêm tối, thì tự dưng trong đêm tối người đó hay thấy những bóng sáng lập lòe.  Người ấy nghĩ mình không thể làm được một việc gì đó. Thì tự nhiên người đó không thể làm được điều đó.    Người càng có nhiều học vấn, trí thức và nối tư duy tự chủ, đơn giản càng khó bị thôi miên. Người càng có những u uẩn trong lòng càng dễ bị thôi miên và sai khiến. Vì vậy, dù đi làm thuê hay làm chủ. Chúng ta vẫn cần có những chủ kiến của riêng mình. Suy nghĩ đơn giản và sống chuẩn mực. Luôn học hỏi để mở mang kiến thức, trau dồi trí tuệ.
         Thôi miên ở mức độ nhẹ chính là sự làm theo ý kiến của người khác. Thôi miên ở mức độ nặng là một loại bệnh khá nghiêm trọng về tâm lý. Nó có thể là sự tổn thương trong não bộ của người b thôi miên. Để chữa trị sự tổn thương này. Ta cũng phải dùng các biện pháp tâm lý phù hợp. Đưa người bệnh trở về trạng thái tâm lý cân bằng, lành mạnh và vững vàng.

        Thuật thôi miên đã bị biến tướng và lợi dụng vào các hoạt động mê tín dị đoan như lên đồng, gọi hồn, bói toán … ở nhiều vùng quê. Họ đã lợi dụng sự cả tin và sự yếu ớt trong tâm lý của những người dân ít hiểu biết. Dần dần đưa người bị thôi miên vào sự mệt mỏi và ức chế của tinh thần, thể chất rồi dễ dàng tác động vào tâm lý của họ. Điều khiển hành vi của họ, biến họ thành những con rối rất nguy hiểm. Đôi khi thuật thôi miên cũng được dùng với mục đích chữa bệnh cứu người. Từ thời cổ đại đến thời nhà Thanh của Trung Quốc, thuật thôi miên được gọi là Trúc Do Thuật và là một nghành y học chữa bệnh. Ngày nay Trúc Do Thuật gần như đã bị phủ nhận hoàn toàn. Mà nó chỉ còn được ứng dụng vào các hoạt động mê tín dị đoan như lên đồng, gọi hồn và xem bói.  

                                                                       Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết



No comments:

Post a Comment