2014-09-29

Để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

                    Trong kinh doanh việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nó chính là thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Là uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đó còn là phần giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp. Lẽ dĩ nhiên, một doanh nghiệp có uy tín tốt, hình ảnh đẹp sẽ làm khác hàng quan tâm và tò mò về sản phẩm họ cung cấp. Việc dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp khi có yêu cầu là một điều tất yếu khác quan.
                    Để có một thương hiệu và uy tín tốt trên thị trường. Thứ nhất doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật. Điều này tạo niềm tin rất lớn với những đối tác mà doanh nghiệp mới hợp tác lần đầu. Thứ hai, doanh nghiệp cần tuyệt đối tuân thủ các giao kết, thỏa thuận trên hợp đồng với đối tác kinh doanh.
Thứ ba doanh nghiệp cần có những sản phẩm hàng hóa chất lượng đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng. Thứ tư, doanh nghiệp có các chiến lược quảng cáo, PR thương hiệu công ty hiệu quả. Đó có thể là các chiến dịch quảng cáo, truyền thông trên truyền hình, báo chí, internet, các sự kiện ... 
                  Cá nhân tôi cho rằng những chiến lược quảng cáo theo chiết lý nhân sinh - tức là có lợi cho người xem quảng cáo là đem lại hiệu quả nhất. Vì xét cho đến cùng thì con người hoạt động vì lợi ích. Thế mà một mẩu quảng cáo trên truyền hình doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều tiền mà hiệu quả không đáng là bao. Họ vừa mất tiền thuê người mẫu hay những nhân vật của công chúng khác để quay clip, mua bản quyền kịch bản, mua giờ phát sóng ... Rất tốn kém. Nhưng hãy nhìn cách sử sự của người xem truyền hình thì biết. Đa phần khi đang xem tivi mà có quảng cáo, họ thường chuyển kênh! ... Kể cả trên báo chí, giờ thì càng ngày càng ít người đọc báo giấy. Báo điện tử thì hấp dẫn hơn bởi tin tức luôn cập nhật. Nhưng bây giờ là thời đại công nghệ thông tin. Ai mà mất thời gian xem quảng cáo? Trừ khi đúng thứ họ thích và đang có nhu cầu. 
                     Còn cách quảng cáo theo chiết lý nhân sinh thì khác. Họ cho khách hàng dùng thử sản phẩm miễn phí. Hoặc cho những đối tượng khách hàng hạt nhân dùng miễn phí sản phẩm. Họ tham gia các chương trình từ thiện, nhân ái, xây dựng những chương trình có ý nghĩa về cộng đồng như trồng cây xanh, ... Những hoạt động này đã tác động rất mạnh đến nhận thức và tình cảm của mọi người, nhất là những người được sử dụng miễn phí sản phẩm. Tiêu biểu cho những hoạt động này là hãng Viettel, Omo, Cocacola... Và đó đều là những thương hiệu rất mạnh và phát triển nhanh chóng trên thị trường Việt Nam.
                    Ngoài những hoạt động này, doanh nghiệp cũng cần xây dựng một nền văn hóa trong doanh nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp cần có sự gắn kết, hiểu biết và thương yêu nhau. Thông qua những hoạt động văn hóa của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ có thêm ý thức xây dựng doanh nghiệp của mình. Và chính họ là một kênh quảng cáo hết sức thiết thực, sinh động và rẻ cho doanh nghiệp tại cộng đồng mà anh ta sống.
                      Tóm lại, mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Những gì tốt nhất cho các hoạt động kinh doanh thì ta cứ làm cho tốt. Còn thành công ở mức độ nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người kinh doanh nhiều lúc cũng giống người đi câu, có hôm anh ta câu được nhiều cá, có hôm không. Đã dấn thân vào kinh doanh thì cần phải học cách chiến thắng mọi ưu phiền do hoạt động kinh doanh mang lại nếu không muốn bị chết sớm.

                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

No comments:

Post a Comment