2014-09-29

Tại sao người đi học lại rất yếu ớt trong các bản năng và tình yêu?

                    Trong cuộc sống ta không thiếu những anh chàng thư sinh yếu ớt. Những cô nàng học vấn đầy mình nhưng ế xưng. Và một điều lạ nữa là những con người được coi là trí thức này lại rất yếu đuối trong các cuộc tranh dành trong cuộc sống. Họ dễ dàng bị người khác khống chế, sai khiến. Họ làm việc vì lợi ích của người khác mà chả có lợi lộc gì cho bản thân cả. Mà trong khi bản năng của con người là hoạt động vì lợi ích. Họ dễ dàng bị người khác chèn ép trong cuộc sống. Trong cuộc sống hàng ngày họ ít lăn xả, bạo dạn và mạnh mẽ. Thậm chí họ không thể bảo vệ chính bản thân mình chứ đừng có nói sẽ là bậc đại trượng phu để bảo vệ người khác. Tư duy của họ không nhất quán và có nhiều lệch lạc. Phần thì quá già dặn và chín chắn. Phần thì không khác nào một ... đứa trẻ con!?


                     Trong tình yêu họ lại càng trở nên yếu đuối hơn. Có câu danh ngôn" chỉ có quỷ mới ngăn cản được một người đàn ông đang yêu". Thế mà với những anh chàng này, có khi chỉ vì vài lời xúc xiểng của bạn bè, vài cái lắc đầu không đồng ý của cha mẹ và vài lần giận hờn với người anh ta yêu. Anh ta có thể từ bỏ tình yêu của mình. Tệ hơn có thể vì vài sự lợi lộc nhỏ, anh ta cũng từ bỏ tình yêu, thứ thiêng liêng và quý giá nhất mà tạo hóa đã ban cho con người.
                    Vì sao ư? Vì bản năng của họ quá yếu. Thay vì hoạt động theo ý mình, vì lợi ích của mình thì họ phải đến trường, học và làm những gì họ không thích. Họ đã quá quen với những hoạt động thuộc về trí tuệ thay vì hoạt động theo bản năng. Các hoạt động thuộc phần người - phần xã hội của họ chiếm gần hết cuộc sống của họ. Phần con vốn vẫn được gọi là thú tính, thế là chúng bị kìm hãm một cách tự nhiện.
Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Phần con và phần người cần phải tồn tại, phát triển song song và bằng nhau thì con người mới phát triển khỏe mạnh và trường thọ được. Đó là hai mặt tất yếu của con người. 
                     Những người trí thức đã học hỏi quá nhiều tri thức cổ kim, đông tây của nhân loại. Trong khi phần bản năng sinh học thì ngày càng yếu ớt và thui chột đi. Họ lại thiếu vận động thế là thể trạng của họ lại càng yếu ớt.
                     Những người ngày, ở công sở có thể họ là những người vui vẻ, hài hước, hiểu biế,t ôn hoà và khá tươm tất...? Thực chất khi về nhà họ lại là những người khá bê tha, ươn lười, cáu gắt, khó tính và có khi còn rất ích kỷ hẹp hòi nữa. 
                     Tại sao vậy? Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình học tập quá căng thẳng và chuyên nhất để đạt được thành tựu mình mong muốn. Cơ thể họ bị lệch lạc. Hoạt động cầm bút và viết chữ của họ khiến chủ yếu ngón cái, trỏ, giữa của họ hoạt động. Còn ngón áp út và ngón út của họ gần như không hoạt động gì. Lạ còn bị biến làm điểm tựa để tì xuống khiến chúng chở nên rất kém hoạt động. Còn tay trái, nơi rất gần với trái tim của họ thì gần như họ không hoạt động gì lắm trong suốt quá trình học tập và làm việc ở công sở.
                    Nói đến đây chắc bạn đã hiểu sự yếu ớt và lệch lạc đến mức nào của những người trí thức quen hoạt động và viết lách rồi.
                    Ngón áp út vốn là biểu tượng của tình yêu, theo người La Mã cổ xưa thì ở ngón áp út này có mạch máu dẫn thẳng đến tim. Gọi là mao mạch tình yêu. Thế là các đôi lứa khi kết hôn đeo nhẫn vào đó để tình yêu luôn ở trong trái tim họ. Ngày nay khoa học đã chứng minh rằng không có sự tồn tại của mao mạch tình yêu. Nhưng ngón áp út vẫn được coi là biểu tượng của tình yêu. Là nơi chứa rất  nhiều dây thần kinh và mạc máu. Các bác sĩ khi muốn lấy máu của bệnh nhân để làm xét nghiệm. Họ thường chọc kim vào đầu ngón áp út trái. Còn ngón út thì được coi là biểu tượng của trí tuệ, bản năng giới tính và trí nhớ. Vì thế người ta hay dùng ngón út để móc ngoặc khi muốn hứa hẹn với nhau một điều gì đấy. 
                    Hãy quan sát các cử động của đôi bàn tay bạn, khi chúng ta cầm bút viết chữ. Khi chúng ta làm việc nhà hay tham gia các hoạt động khác. Các hoạt động của chúng ta đa phần chỉ là ở phần ngón cái, trỏ và giữa. Hai ngón út và áp út rất ít được hoạt động. Theo quy luật tự nhiêu, chúng trở nên yếu ớt là một điều tất yếu. Thế là bản năng, trí tuệ và nhất là tình yêu của những người trí thức trở nên rất yếu đuối.
                   Ta thường quá quen thuộc với các cách hành xử mềm mỏng, ôn hòa của người trí thức trong các tình huống của cuộc sống. Đã có lúc ta đã ngộ nhận đó là cách cư xử văn minh của người có học. Không đao to búa lớn, không dùng bạo lực, cứ chịu đựng và bỏ qua là chủ yếu. Thật ra đó là cách sử sự yếu ớt và bất lực. Không thể giải quyêt rốt ráo mọi vấn đề. Nếu nói họ đã cư xử đúng. Thì lẽ ra họ phải trở nên rất thoải mái và có rất nhiều lợi lộc. Thế mà thực tế thì sao? Họ đã bị thiệt hại và tổn thương.
Điều này thể hiện rõ nhất trong tình yêu và hôn nhân. Đã có rất nhiều gia đình trí thức bên ngoài thì xuýn soắn bên nhau như là hạnh phúc lắm. Thực chất về nhà thì ông chẳng bà chuộc. Tệ hơn là ông ăn chả, bà ăn nem. Nhiều cặp vợ chồng trí thức vốn khá yên bình, thế mà bỗng một ngày ai đi đường lấy, họ đã ly dị vì có người thứ ba xen vào. Nếu cách cư xử lặng lẽ yên bình như họ làm là đúng. Thế tại sao họ không thể giữ nổi mái ấm của mình? Tại sao họ để mất tình yêu của mình, đẩy những đứa con rơi vào cảnh bơ vơ thiếu bố hoặc thiếu mẹ?
                    Thế nhưng những cặp vợ chồng người lao động chân tay thì khác. Tuy họ chẳng có những cử chỉ hào hoa và lịch thiệp với nhau nhưng họ đối xử với nhau rất chân thành. Khi người thứ ba xen vào cuộc hôn nhân của họ thì sẽ bị ... tơi bời hoa lá, có khi còn bị mất mạng nữa. Họ có thể đánh cãi chửi nhau nhiều nhưng còn lâu họ mới ly hôn.
                     Đã có bao nhiêu cô gái trí thức đất Hà Thành bị mất người yêu thậm trí là chồng bởi những thiếu nữ dân tộc thiểu số? Cô ta thậm chí còn chẳng biết chữ? Dân ta còn gắn cho tình yêu đó cái từ nghe rất ma quái đó là " bị chài". Thực chất chàng trai đó đã bị quá hấp dẫn bởi sự hồn nhiên, xinh đẹp, và hoang dại của một cô gái miền sơn cước. Các cô gái này thường vận động nhiều lên họ có sức lực dẻo dai, khỏe khoắn.  Học hành ít nên cơ thể họ không bị lệch lạc mà lại rất cân đối. Họ  đọc sách và nghe lời giáo huấn ít lên tâm hồn của họ rất nguyên sơ, hoang dã và trong sáng. Họ lại là những người rất tự chủ và tự lập trong cuộc sống. Vì cha mẹ họ dậy bảo họ rất ít, họ còn bận mưu sinh. Một điều nữa là cuộc sống của họ rất nghèo và khó khăn. Họ luôn mơ ước có một cuộc sống tốt hơn, giàu có hơn. Và việc gặp được một chàng trai Hà Nội đang ngất ngây với vẻ đẹp tinh khôi của núi rừng ở họ khiến họ thỏa niềm ao ước trong lòng bấy lâu. Tình yêu có thể đến với họ, có thể không. Nhưng một điều chắc chắn là họ sẽ nhớ về nhau rất nhiều.
                  Đã là người trí thức, mình mang tiếng là học rộng biết nhiều thì cần phải biết rất rõ những điều nghịch lý mà người trí thức hay mắc phải như: sự lệch lạc, nhiều lúc cư xử như đứa trẻ con và đãng trí, yếu ớt trong các bản năng, sức khỏe yếu .... Ta cần lập một kế hoạch cho việc hoàn thiện bản thân. Để người trí thức phải là những người mạnh mẽ, hạnh phúc và thành đạt nhất trong xã hội.

                                                                     Tác giả: Phạm Thị Hợi  

     Xem thêm các bài viết

                  

                                   



No comments:

Post a Comment