2014-09-28

Tại sao người có học lại không giàu có?

                    Nếu ta quan sát trong xã hội, thì những người nhiều bằng cấp như giáo sư, tiến sĩ, thạc sỹ, lại không phải là những người giàu có nhất. Có đến 35% tỷ phú trong tốp những tỷ phú giàu nhất thế giới không có bằng đại học. Ngay ở xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội mà tôi đang sống, người giàu nhất làng, một tỷ phú có thứ hạng của đất Hà Nội lại chỉ có trình độ học vấn hết ... lớp ba. Dọc xung quanh nhà tôi sống, những đại gia trẻ mới nổi lên, họ xây nhà bốn năm tầng, có mấy mảnh đất ở những vị trí đắc địa tại Thạch Đà, Phúc Yên, Hà Nội ... lại chỉ có trình độ học vấn hết lớp bẩy và lớp sáu. Trong khi đội ngũ cử nhân, thạc sỹ trong xã còn đang vất vả kiếm sống từng ngày. Hay đang vất vưởng ở nhờ nhà  hay ở nhà thuê nơi phồn hoa đô thị Hà Nội. Đang làm cực nhọc để kiếm về mỗi tháng mấy triệu bạc tiền lương?


                   Tại sao những giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân lại không phải là những người giàu và mạnh nhất trong xã hội? Họ vẫn được coi là những người có học thức, giàu kiến thức và có bộ óc thông minh dĩnh ngộ hơn người cơ mà! Vì trong xã hội loài người. Nói gì thì nói, cuộc đua tranh vì mục đích tiền bạc là cuộc chiến vĩ đại nhất của. Tiền đồng nghĩa với thức ăn, nước uống, nhà ở, phương tiện đi lại ... Cuộc chiến về tiền bạc chính là cuộc đấu tranh về sinh tồn của loài người. Theo lý này thì người càng tài giỏi, càng nhiều học thức, bằng cấp nhiều phải là những người giàu nhất mới đúng chứ?
                    Câu trả lời có lẽ rất nhiều. Nhưng tôi chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ, nhận đinh và cảm nhận riêng của cá nhân mình.
                    Các cụ ta xưa kia cũng từng có câu: Ham làm thì có, ham học thì hay. Ý nghĩa của câu này đại ý là người chăm chỉ và ham mê làm ăn thì sẽ giàu có, người ham mê học hành chữ nghĩa sớm muộn cũng lĩnh hội được nhiều điều hay ho tốt đẹp, được mọi người nể trọng. Vì mỗi người mỗi ngày đều có 24 tiếng.  Thế lên người đi học đã dành gần như hết quỹ thời gian mình có vào việc học tập, lĩnh hội các tri thức cổ kim, đông tây. Tư duy của họ chỉ dành cho việc học hỏi, nhớ và suy luận những kiến thức trong sách vở. Họ không có thời gian để tư duy và nghĩ kế làm giàu.Vậy làm sao có thể kiếm ra nhiều tiền? Thế lên họ nghèo là phải rồi!
                  Thứ hai là gần như tất cả các nền học vấn trên thế giới hiện nay đều đào tạo theo kiểu: Công nghiệp. Tất cả các sinh viên đều học cùng một chương trình học và buộc phải đạt được chất lượng đầu ra theo một tiêu chuẩn đã định sẵn. Vì thế nên có rất nhiều thứ, sinh viên không cần học vì chúng chẳng có ich lợi gì cho cô ta cả. Nhưng cô ta vẫn phải học chúng để hoàn thành chương trình học đó. Lâu dần việc tiếp thu kiến thức theo kiểu công nghiệp để vượt qua các kỳ thi như thế trở thành một thói quen và nếp nghĩ. Cô ta chấp nhận mọi thứ đến với cuộc sống của cô ta một cách tất yếu và không có khả nặng lưạ chọn đúng đắn, loại bỏ hợp lý. Việc đó đôi khi làm cô ta trở lên nặng nề và quá tải. Thế là cô không thể tiến xa hơn người khác trong xã hội. Cô ta không chiến thắng trong cuộc đua về tiền bạc. Để khắc phục tình trạng này, nhiều chương trình giáo dục của thời hiện đại đã thay đổi. Họ đưa nhiều hơn các bài thi trắc nghiệm vào quá trình học.
                 Một điều rất quan trọng nữa là người đi học hay bị lệch lạc cả về thể chất và trí tuệ. Họ có vẻ uyên bác nhiều lĩnh vực chứ thật ra họ lại rất thiếu kiến thức và kỹ năng trong cuộc sống. Đôi khi họ trở nên lạnh lùng và khó hòa nhập với cộng đồng. Vì quá trình ngồi học, viết và đọc sách nhiều nên họ thiếu vận động. Lại quá lệch lạc vào các hoạt động cầm bút viết chữ và tư duy logic, tay phải họ hoạt động rất linh hoat, trong khi tay trái lại gần như không có một hoạt động gì cả. Dẫn đến sự mất cân bằng phát triển giữa não trái và não phải, giữa phần nửa cơ thể trái và nửa cơ thể phải. Khiến họ trở lên có vóc dáng thư sinh yếu ớt khác hẳn với cơ thể vạm vỡ của người lao động. Với sức lực " trói gà không chặt " của họ, họ càng ít vận động mà chuyên tâm vào học hành thi thố. Thế là cơ thể càng trở lên phát triển lệch lạc. Vì khá  xa rời cuộc sống lao động nên những kiến thức mà họ tiếp thu đa phần không thực tế. Không phục vụ thiết thực vào cuộc sống mưu sinh cơm, áo, gạo, tiền hàng ngày. Một mặt, do sự phát triển lệch lạc của cơ thể khiến họ rất dễ mắc các loại bệnh tật hiểm nghèo. Mà dân ta từ xưa vẫn có câu " không ốm đau làm giàu thì mấy". Vì thế làm sao họ có thể giàu hơn người khác?
                 Ai cũng biết thời kỳ đáng tự hào nhất trong lịch sử dân tộc là thời kỳ nhà Trần. Khi quân Hung Nô từ thảo nguyên Mông Cổ đã chiếm hết châu Á và một phần châu Âu. Vậy mà ba lần đem đội quân anh dũng, thiên chiến, bách chiến bách thắng ấy sang xâm lược nước ta. Đều bị quân và dân thời kỳ nhà Trần của Việt Nam đánh bại trong nhục nhã. Tạo lên một hào khí Đông A oai hùng trong lịch sử khoa học quân sự của nhân loại. Chúng ta không bao giờ quên vị tướng chỉ huy huyền thoại Trần Hưng Đạo - Một trong mười vị tướng quân sự tài giỏi nhất trong lịch sử khoa học quân sự nhân loại. Nhưng chúng ta còn phải nhắc đến những người lính vô cùng mạnh mẽ của triều Trần. Chế độ tuyển quân của nhà Trần rất đặc biệt. Nếu cha làm lính, thì con cũng được làm lính, cháu cũng được làm lính. Làm lính thì không được đọc sách và viết chữ mà chỉ luyện binh đao. Vì theo vua quan nhà trần, nếu chuyên vào những việc đọc sách và viết chữa thì sẽ hao tổn sức mạnh cơ bắp. Và quân đội của nhà Trần đã anh dũng và thiện chiến hơn cả đội quân Mông Cổ hùng mạnh. Ngược lại những người học hành nhiều quá sẽ sinh ra ẻo lả, yếu ớt và run sợ trước sức mạnh của người khác. Lực bất tòng tâm. Và họ trở thành kẻ hèn hạ chỉ biết sun xoe, nịnh nọt người khác lúc nào không hay. Và như thế làm sao họ có thể giàu
                  Thứ năm là: Trường học ngày nay bắt sinh viên học nhiều quá, học đủ thứ trên đời. Học hết đông, tây, kim, cổ rồi để làm gì? Giảng viên thì đọc, sinh viên thì chép? Rồi để làm gì? Thông thường sinh viên phải mất một thời gian thích nghi với điều kiện sống ngoài xã hội sau khi tốt nghiệp khoảng một năm rồi mới xin được việc làm. Vì họ bị u mê quá.

                   Thứ sáu là: Một nghịch lý nữa của người đi học là tất cả họ đều học và làm theo một cái khuân định sẵn. Ở nhà họ phải nghe lời cha mẹ, ông bà. Đến trường họ phải nghe lời thầy cô. tuân theo những nội quy của lớp và của nhà trường nhiều khi rất vô lý. Họ phải học mọi thứ theo chương trình giáo dục đã đề ra không cần biết họ có muốn hay không. Học những thứ đó làm họ yếu đi hay mạnh lên? ... Họ gần như không có gì là tự chủ cả. Tất cả đều làm theo và nghe lời. Mà suốt quá trình đi học là thời kỳ mà họ phát triển nhân cách mạnh mẽ nhất. Thế là họ gần như sẽ trở thành một con người chỉ biết làm theo và nghe lời người khác. Họ đều học những thứ giống nhau thế là họ sẽ đi theo những lối mòn chung cũng tương đối giống nhau. Mà tư duy làm giàu là tư duy đột phá. Làm những cái mà người khác không làm. Đi những lối đi mà người khác chưa đi. Hỏi rằng những con người đến sự tự chủ bản thân còn không có? Tự lo cho bản thân còn không được, vì phải phụ thuộc vào người khác... Làm sao họ có thể làm giàu? Làm sao có thể ngồi ở trên người khác? Thế là họ vẫn nghèo.
                     Một điều nữa là: Những người có nhiều học vấn và tri thức đa phần đều trở thành công chức. Những người làm công ăn lương. Mà hệ thống công chức của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có lương không cao so với một doanh nhân thành đạt. Nói theo một vị bộ trưởng của Việt Nam thì: Thu nhập từ tiền lương của một bộ trưởng cả đời cũng không mua nổi một căn nhà dành cho người có thu nhập thấp. Vậy là công chức thì không giàu. Chỉ có những vị quan tham ô, tham nhũng, móc ngoặc và cố ý làm sai các quy định của nhà nước thì mới giàu thôi. Còn đúng theo giấy trắng, mực đen thì thu nhập tiền lương của những vị công chức này không thể gọi là giàu được!

                                                                      Tác giả: Phạm Thị Hợi


Xem thêm các bài viết

                  


No comments:

Post a Comment