Lịch sử hình thành và phát
triển của loài người đã trải qua hàng triệu năm. Con người bắt đầu từ người tối
cổ trong buổi sơ khai, cho đến thế kỷ 21 văn minh hiện đại. Đã có không biết
bao nền văn minh được sinh ra rồi mất đi như nền văn minh Ai Cập, Maya,
La Mã, Hi Lạp, Hung Nô ...
Cùng với nó là rất nhiều tinh hoa văn hóa
của nhân loại cũng bị thất truyền. Đã có rất nhiều kỹ thuật luyện kim, xây
dựng, thiên văn, học thuật... đã bị thất truyền. Những gì tồn tại cho đến ngày nay
là những thứ rất quý giá và đáng trân trọng. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Những kiến thức, văn hóa cổ xưa truyền lại được đến ngày nay thật sự là nhưng
tinh hoa quý báu của nhân loại được đúc rút từ ngàn xưa. Vì vậy ta chớ có coi
thường và khinh mạn chúng. Chạy theo những cái mới chưa được kiểm nghiệm và tôi
rèn theo thời gian. Sớm muộn cũng có ngày sẽ phải chịu sự ân hận xót xa.
Nói gì thì nói, những nề nếp
đạo đức truyền thống từ ngàn đời nay vẫn nên được tôn trọng, lựa chọn những cái
hay, cái đẹp mà tiếp thu. Vì đó là hồn cốt của dân tộc, nó vẫn là một phần
trong tư tưởng, nhận thức và cảm nhận của mỗi người dân Việt Nam. Xin dừng vội
vã quay lưng với những truyền thống, đạo dức, văn hóa của dân tộc. Chưa bao giờ
tôi thấy những nàn điệu Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh lại mềm mượt, tha thiết và say
đắm lòng người đến thế. Chưa bao giờ tôi thấy Hát Xoan của Phú Thọ, Hát Xẩm ở Hà Nội, Đờn Ca Tài Tử ở đồng bằng Sông Cửu Long, … Lại làm tôi tự hào đến thế.
Chưa bao giờ những lễ hội Gióng ở Sóc Sơn, Đền Hùng ở Phú Thọ lại làm cho cả
thế giới phải ngưỡng mộ và biết đến nhiều đến thế.
Những lời ca, điệu nhạc,
những truyền thống văn hóa thờ cúng các vị anh hùng có công của ông cha ta từ
ngàn đời nay đã được thế giới vinh danh và coi đó là “ di sản phi vật thể của
nhân loại”. Ôi, tự hào biết mấy những truyền thống tốt đẹp của cha ông.
Thế hệ trẻ hôm nay cần
nhận rõ trách nhiệm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu đó. Tại
sao chúng ta lại chạy theo những bản nhạc ngoại lai, lại cuồng nhiệt với những điệu
nhảy lai căng để rồi thành một kẻ tây không ra tây, ta không ra ta? Sao không
có một phút lắng đọng tâm hồn mà thưởng thức những món đặc sản âm nhạc trong
kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Những thứ mà đã được thế giới tôn vinh và
coi là di sản văn hóa của nhân loại?
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment