Tiểu thuyết: Con rơi
Tập một: Gặp gỡ
Nó đi vòng quanh trên
đường, dì nó nói đã nộp hồ sơ của nó vào trường Nghiệp Vụi I, và trường Nghiệp
Vụ I không phải là ngôi trường mà nó đã nghe rất nhiều điều không hay về nó.
Thậm trí các thầy cô ở trường phổ thông của nó còn khuyên học sinh không nên thi
vào trường đó, dù gần như ai thi cũng đỗ. Vì trường đó lấy điểm rất thấp và
chất lượng đầu ra của sinh viên không bằng của trường cấp ba mà nó đã học. Hơn
nữa, ngôi trường này có rất nhiều sự nhiễu nhương khác. Nó còn nhớ nó đã cười hô hố khi thấy bạn nó làm hồ sơ thi vào trung cấp và mấy trường cao đẳng ở trên vùng cao. Thế mà nó đến đúng địa
chỉ trên tờ giấy thì người dân ở đó nói đó là trường Thủy Lợi với giọng đầy
khinh miệt. Nó lại vòng ngược trở lại, mệt quá! Sắp hết giờ nhận hồ sơ thi
tuyển rồi. Nó thấy hơi hoang mang. Đây với nó thật sự là một cơ hội quý. Nó sẽ
không phải ở nhà để chịu đựng nỗi đau bị " trượt tốt nghiệp phổ
thông".
Hơn nữa học ở đây, năm đầu nó sẽ được học lại chương trình phổ thông theo hệ chuyên ban. Đúng nhu ước mơ ngày xưa của nó. Và điều đó cũng rất tốt cho việc nó thi lại tốt nghiệp phổ thông và đại học vào năm sau. Một mặt trung tâm luyện thi đại học của thầy Phan ở ngay gần đấy, cũng tiện cho nó. Nó còn được tận hưởng cảm giác là " sinh viên" mặc dù nó bị đánh dấu bài trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua. Nó quyết tâm sẽ phải được học đại học, đấy là ước mơ cháy bỏng từ thời niên thiếu của nó. Nếu nó thi mãi không đỗ, nó sẽ vẫn học ở ngôi trường này, lấy bằng trung cấp và học tiếp đại học tại chức. Đại học tại chức thì sao chứ? Có rất nhiều người kỳ thị hệ đại học này, nhưng trong mắt nó. Học đại học tốt hay xấu là do ý thức của người học thôi. Học bên những con người đã có công ăn việc làm, người già, người trẻ giống như một môi trường xã hội thu nhỏ, có khi còn thực tế hơn cái kiểu học như học sinh phổ thông của đại học chính quy ấy chứ!
Hơn nữa học ở đây, năm đầu nó sẽ được học lại chương trình phổ thông theo hệ chuyên ban. Đúng nhu ước mơ ngày xưa của nó. Và điều đó cũng rất tốt cho việc nó thi lại tốt nghiệp phổ thông và đại học vào năm sau. Một mặt trung tâm luyện thi đại học của thầy Phan ở ngay gần đấy, cũng tiện cho nó. Nó còn được tận hưởng cảm giác là " sinh viên" mặc dù nó bị đánh dấu bài trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa qua. Nó quyết tâm sẽ phải được học đại học, đấy là ước mơ cháy bỏng từ thời niên thiếu của nó. Nếu nó thi mãi không đỗ, nó sẽ vẫn học ở ngôi trường này, lấy bằng trung cấp và học tiếp đại học tại chức. Đại học tại chức thì sao chứ? Có rất nhiều người kỳ thị hệ đại học này, nhưng trong mắt nó. Học đại học tốt hay xấu là do ý thức của người học thôi. Học bên những con người đã có công ăn việc làm, người già, người trẻ giống như một môi trường xã hội thu nhỏ, có khi còn thực tế hơn cái kiểu học như học sinh phổ thông của đại học chính quy ấy chứ!
Nó loanh quanh, ngơ ngác.
Nó là dân nhà quê, cách trường 10km. Dù hồi phổ thông nó cũng ôn thi đại học
ngay ở lò luyện thi của Thầy Phan gần chợ Phúc Yên, nhưng nó gần như chỉ biết
đường từ nhà đến trung tâm luyện thi và vào chợ để ăn trưa. Khu vực này làm nó
lạ lẫm và mệt mỏi quá. Và nó gặp một chị sinh viên. Trông chị ấy đến xinh. Hai bím tóc tết gọn gàng hai bên trông rất duyên, đôi mắt to tròn và đen láy, cái balô nho nhỏ xinh xinh được chị đeo trên lưng. Chị
ấy thấy nó ngơ ngơ ngác ngác, tay cầm cái cặp sách bèn hỏi ngay: Sinh viên nhập
học ah? Em vào học trường nào thế? Nó đưa chị ấy mảnh giấy nhỏ, chị ấy đọc nó
và khẽ thở dài. Rồi chị nói được rồi, em đi theo chị. Thấy nó vẫn lơ ngơ, chị ấy lắm tay nó dắt đến trường. Nó
dãy nảy, chị sai giống em rồi. Dân ở đây nói đây là trường Thủy Lợi, mà em
không học trường này đâu! Thái độ chị ấy rất điềm tĩnh, chị ấy nói: Theo địa
chị em đưa cho chị thì chính là địa chỉ này. Trường mới đổi tên, và chỉ
cái biển to tướng ở hội trường lớn chữ trường Trung Học Nghiệp Vụ I. Nó cám ơn
và tạm biệt chị ấy. Nó ngửa cổ lên trời để ngăn những dòng nước mắt sắp chào
ra. Sao ông trời lại lỡ vùi dập con đến mức này! Con từng được coi là một thiên
tài, là ứng cử viên đỗ đại học số một của lớp. Thế mà bây giờ con đang rất cố
gắng để nộp hồ sơ vào cái ngôi trường tai tiếng đến học sinh hệ B của trường
con cũng không thèm vào học!
Nó quay ra, định đi về,
nhưng mà cũng sắp đến buổi trưa, nó lần khần một chút. Nó nghĩ đến căn nhà địa
ngục của mình. Rõ ràng nó cần một môi trường sống mới để bắt đầu lại từ đầu.
Cái trường này thì sao cơ chứ? Nó chỉ cần một nơi để học và ôn thi đại học thôi
mà. Nếu nó không đi học, xin mẹ dù chỉ một đồng cũng hết sức khó khăn. Nó quay
nhìn ngôi trường, ôi sao hoa gì mà đẹp thế, cả cái khuân viên cây xanh bên
trong nhìn như cổ tích ấy. Nó tặc lưỡi, thôi kệ, mất công đi một quãng đường
dài đến Phúc Yên, vào đây xem tí đã. Nó định vào trường ngắm thỏa thuê những
khóm hoa trúc đào rực rỡ sắc hồng mà khi đó nó nhầm tưởng là hoa anh đào!
Nó thấy một đôi mắt to,
nhung huyền và đen nhánh phía nhà điều hành. Đôi mắt ấy với nó trông rất thân
thương và gần gũi. Khi nó khao khát tình thương, nó đã từng đi tìm đôi mắt ấy.
Tim nó đập nhanh hơn một nhịp. Nó lại gặp một chị khá xinh đẹp, nó vờ hỏi nơi
nộp hồ sơ, chị ấy hướng dẫn nó rất tận tình chu đáo và giục nó đi nộp nhanh cả
sắp hết giờ xét tuyển hồ sơ rồi. Năm nay có rất ít hồ sơ dự thi nên nhà trường
chỉ xét tuyển mà không thi. Nó thầm nghĩ, sinh viên trường này cũng khá đấy chứ!
Đâu như nhiều người vẫn nói. Mãi sau này nó mới biết, chị sinh viên đó là giáo
viên môn tiếng anh của trường, chị ấy ngồi đấy có nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên
nộp hồ sơ. Haizz...
Nó ngắm chán mấy khóm hoa
thì thẳng thắn đi ra mặc chị ấy cứ ơ, a... Có một cô giáo lao đến, giữ lấy tay
nó. Gần như ép nó phải lên trường nộp hồ sơ dự tuyển. Nó không thích, nhưng cũng
không muốn đối đầu trực diện với mấy con người nhiệt tình này. Nó đi loanh
quanh để xem thêm mấy vườn cảnh phía sâu trong trường.
Và nó thấy ông ta!
Người mà nó thấy trong thấy trong tập ảnh cũ của mẹ. Người mà hôm nó và
mẹ gặp ông ta ở cổng viện Phúc Yên, và mẹ đã sợ rúm, rồi vội vã lấy túi che mặt và
chạy mất trước khi dặn kỹ nó: ai hỏi gì về nó thì không được nói thật!
Hôm ấy có một anh thanh
niên, tự xưng là học trò cũ của người muốn biết ra hỏi nó mấy thông tin về nó.
Nó nói đúng tất cả, vì anh ấy khá giỏi rào trước đón sau. Hơn nữa nó nghĩ những
thông tin ấy thuộc về cơ bản, chẳng có hại gì. Nhớ lời mẹ dăn, nó nói nó sinh
năm 1986. Thật ra trên giấy tờ của nó sinh năm 1983, nó đã nghĩ mình thông minh
lắm khi nói như thế.
Khi mẹ quay trở lại, mẹ
đã hỏi nó. Nó nói nó đã nói tất cả sự thật vì nói dối là điều xấu. Nhưng nó đã
nói là nó sinh năm 1986. Mẹ nó phản ứng rất khó chịu, rồi hai mẹ con đã về nhà
trong lặng lẽ.
Có lần nó quá buồn phiền
và cám cảnh ra đình, chỉ muốn chết quách cho xong. Nó gặp ông ta bên đường. Ông
ta khá trẻ, vẫn độc thân. Ông ta muốn nói chuyện với nó và đưa nó đến một căn nhà gần đấy và nói cái xe
khỏi lo, có người sẽ đem đến đấy cho nó. Tự nhiên nó thấy rất tin và đi theo
ông ta. Căn nhà ở ngay ven đường, nó từng ăn chè ở đấy mấy lần. Nó không sợ,
ông ta nói nó muốn ăn gì thì cứ lấy đem lên phòng, ông ta sẽ trả tiền. Ông ta
hứa sẽ không làm gì hại nó hết. Nó đã lấy hai chiếc ốc quế to bự và đem lên
phòng. Nó nói nó mệt và muốn được ở một mình và ngủ một lát, rồi ông ấy muốn
hỏi chuyện gì cũng được.
Nó nằm trên chiếc giường
đẹp đẽ như trong mơ ước, và thưởng thức hương vị ngọt ngào, thơm mát của chiếc
kem ốc quế. Ông ta rất tôn trọng ý kiến của nó, chẳng biết ông ta muốn hỏi gì
về nó nữa, nhưng mà nó mặc kệ. Nó đang chán muốn chết!
Bất ngờ nó thấy một chiếc
máy như là camera đang chĩa thẳng ống kính vào mặt nó. Nó sợ run, nó nghĩ ông
ta là người xấu, có khi định chụp ảnh đồi trụy nó cũng nên! Nó dí thẳng chiếc
kem vào cái ống kính của camera đó, nó rón rén đi ra cửa vì sợ phát hiện. Vì
khi nãy ông ta có dặn nó: Ta ở ngay phòng bên cạnh, con cần gì cứ gọi! Tò mò nó
ghé sang, nó thấy ông ta đang nằm rung chân sung sướng trên mấy cái bao tải đựng lúa, ông ta đang lẩm bẩm về một đứa con gái đã bị ông ta bỏ rơi nào đó, và ông ta đã thấy nó. Nó khá xinh đẹp, và có thể đem nhiều lợi ích cho ông ta nên chắc là mẹ ông ta sẽ không cản ông ta nhận lại nó. Ông ta sẽ sung sướng bắt nạt và đòi quà
cáp của các chàng trai muốn lấy con gái ông ta. Ai cho ông ta quà nhiều, ông ta
sẽ đồng ý cho họ có cơ hội tán tỉnh con ông ta. Nó lẩm bẩm: Đúng là đê tiện mà.
Con gái ông ta mà ông ta còn định làm thế, huống hồ là nó. Ông ta ngoảnh mặt
ra, nó sợ quá phi thân chạy thật nhanh xuống nhà dưới và la toáng lên. Nó thấy
cái xe của nó, cứ thế lao thục mạng về nhà. Mặc kệ ông ta đang thất thanh gọi
nó lại.
Lần nữa nó gặp ông ta là
vào ngày 26/3 ở trường. Ông ta đã giả dạng là thợ chụp ảnh và trà trộn vào
trường của nó. Ông ta đã chụp trộm khá nhiều ảnh của nó. Nó vô cùng sợ hãi. May
có thầy bí thư ở đấy giúp nó xóa hết ảnh trong máy của ông ta, nếu không nó đã
… tịch thu máy ảnh của ông ấy! Nó hoảng loạn kết luận ông ta là người xấu,
trong khi thầy bí thư đã rất cố gắng trấn an và giải thích cho nó hiểu là ông
ta chưa làm gì hại nó cả!
Mẹ nó và dượng dịp này
suốt ngày cãi nhau, mỗi lần như thế mẹ thường đuổi nó đi chơi để không nghe
chuyện của họ. Nó thì biết đi chơi ở đâu chứ? Gia cảnh nhà nó rơi vào cơn biến
loạn khiến những người bạn nó hay chơi, bố mẹ chúng đã cấm chúng chơi với nó.
Có đứa còn bị bố nó đánh bằng roi mây! Nó buồn và cảm thấy bị tổn thương ghê
gướm lắm. Thế là nó cứ đi lang thang trên khắp các con đường. Không vào nhà ai
để nhận lấy sự hắt hủi. Đi như thế nó lại được thể dục và ngắm cảnh. Ban ngày
nó hay ra bãi sông vắng người để khóc cho thỏa sự uất ức, nhưng buổi tối nó
không dám ra đó. Đôi lần nó có cảm giác có bóng người đi theo nó. Nó vô cùng
hoảng hốt. Tự dưng nó phát hiện ra, nó không hề muốn chết như nó nghĩ.
Có hôm nó ngồi bên một cái hồ gần đê, nơi khá
khuất nẻo để nó có thể khóc. Chỗ ấy cũng khá sáng nữa. Hồi cấp hai nó rất thích
mỗi khi đi qua chỗ này, vì chúng có hai tầng ruộng, một tầng bờ nên giống như
thửa ruộng bậc thang mà nó rất thích khi thấy ở trong vô tuyến hay xem ở trên
các tranh ảnh. Và nó thấy ông ta. Ông ta tiến đến chỗ nó, túm lấy tay nó và nói nó đừng sợ ông ta, vì ông ta chính
là bố của nó. Ông ta có thể làm tất cả mọi thứ vì nó. Nó không tin, nó từng mơ
ước một người bố. Nhưng nó không bao giờ mong chờ một người bố hèn mạt như ông
ấy. Và nó không thể chấp nhận được sự
thật này.
Dù gần đây, nó đã mường tượng về một người cha
khi nó rất nhỏ. Ông ấy từng cướp một cái đèn ông sao của đứa trẻ đi trong đoàn
rước trong ngày Trung Thu cho nó. Đứa bé ấy khóc, và ông ta cướp của đứa khác giả đứa ấy, cứ như thế cuối cùng đã làm cả đám
trẻ khóc noạn lên. Cuối cùng một cô cho ông ta một cái tát vì cô ấy vẫn đi đằng
sau hai bố con, mà nó lúc trước không hề có đèn ông sao!? Nó còn nhớ có lần họ
hàng bên nội đến cướp xe và vật dụng của bố Trường của nó, ông ấy đã ôm nó vào
lòng và nói họ muốn lấy gì thì lấy, chỉ cần không đánh chết hai bố con nó
thôi!? Và khi ấy nó đã rất giận vì bố nó đã ngăn không cho nó giữ những vật
dụng ấy lại. Nó còn nhớ bố nó bón món cá thờn bơn ngon tuyệt cho nó ăn, còn nó
lấy tay nghịch vào vết rách trên vai áo cộc trắng của bố. Và bố nó đã rất vui
vì nghĩ nó mới bé vậy mà thương bố thế, sau này lớn sẽ rất thương bố nó. Và chị
nó cứ bò ra bên cạnh để bố nó bón cho ăn. Bó nó chỉ bón cho chị một thìa rồi bế
chị trở lại mâm cho mẹ nó chăm. Nó nhớ bố nó rất khổ sở về ba chị của nó. Nó
nhớ, bố nó hay cũng chơi với nó, nó rất vui vì không ai chơi với nó ngoài bố.
Bố hay gọi nó là hổ con, mẹ thì nói hai bố con đều là hổ! Bố hay cho nó chơi
trò cầu trượt bằng cái ghế băng. Sau ngày bố nó đi mất, nó chỉ lủi thủi chơi
cầu trượt một mình. Các chị nó rất ghét nó. Khi có bố, mỗi lần các chị làm nó
khóc, bố đánh các chị và thế là mẹ và bố giận nhau. Nó nhớ bố nó hay bắt cho nó
con cánh cam màu tím để chơi. Nó rất đẹp, khi lớn hơn, mỗi lần từ nhà bà ngoại
về nhà, nó hay tự bắt những con cánh cam để chơi một mình. Khi chơi với con cánh
cam, nó cảm thấy ấm áp và được che trở. Nó nhớ bố nó dậy nó cách để cái thớt vào khe
thoát khói ở bếp để chúng được xấy khô. Bố dậy nó cách vắt một quả chanh vào
bát nước mắm khi nó còn bé xíu bằng cách cắt nhỏ quả chanh ra nhiều mảnh nhỏ
rồi mới vắt. Nó nhớ cả lúc bố nó ôm nó vào lòng dặn nó phải tốt với các chị vì
sau này chỉ có các chị ở bên nó thôi. Vì tại nó cứ xui bố nó đánh các chị nên bố nó phải ra đi. Nó còn nhớ quả táo bố
nó cho nó và nói đấy là thứ cuối cùng bố nó cho nó. Và đúng là thế thật, sau đó bố nó đã biến mất. Nó đã
giữ mãi quả táo ấy, mãi thèm quá mới ăn. Bố nó là người đã ăn trộm cả nải chuối
xanh ở nhà bà ngoại về để chữa bệnh hắc lào cho nó. Tại trước đó nó lấy một ít
để mợ bôi cho thằng em họ, thế là bị thiếu. Không xin được ở đâu, trong khi bà
ngoại thằng em họ cho nó cả một buồng chuối. Thế mà họ không lỡ cho nó một quả!
Chắc họ giận vì nó chỉ biết thứ làm se vết hắc lào của nó là quả chuối, thế là
họ dùng chuối chín. Kết quả là em họ nó bị nặng hơn. Mãi sau nó đem xuống chỗ chuối ở nhà, họ mới biết là chuối xanh. Thế là họ lập tức xin được cả một buồng! Bố nó còn là người béo
tròn, đi xe đạp màu đen, đem đến nhà bà ngoại nó một nải chuối tây to chín vàng
rộm, luồn qua cánh dại cho nó, nhưng khi bố vừa đi, dì đã cướp mất để ăn. Cả
nhà bà ngoại tỏ ra nâng niu yêu quý nó trước mặt bố, thực ra sau lưng bố, họ
rất căm thù và ghẻ lạnh nó. …. Nó còn nhớ khi nhỏ có một bà mũi nhọn thường
chắn đường nó, không cho nó ra chúc tết bà nội, còn nói bà ta mới là bà nội nó.
Và kỳ lạ là có khi mẹ để nó ở lại với bà ta dù nó gào khản cả cổ. Khi nào bà ấy cũng làm nó đau và ngột thở. Có lẽ bà ta muốn bóp chết nó. Nó rất ghê sợ bà ấy. Bà ấy khá đau
lòng khi thấy các chị luôn hắt hủi và không chơi cùng nó. Có khi bà ấy gọi nó
ra và cho nó ăn vài cái kẹo gương! Nó còn nhớ lần hai chị em nó đang chơi, thấy có người đáng sợ, chị em nó chui vào bếp để trốn. Ông ta cứ dọa đập cái giếng mới xây đẹp đẽ nhà nó và bắt hai chị em chui ra làm cả hai sợ rúm. Chị nó lăn những cuộn cót ép cũ mẹ đã xin về để đun bếp dần ra cho nó leo lên xà bếp, nhìn qua lỗ thông khói ở trên cao xem ông ta đang đập cái gì. Nó thấy bố nó đang gõ đôi dép đầy đất ỏ dia sân giếng. Nó la toáng lên gọi bố. Nó muốn trèo xuống để chạy ra. Nhưng chị đã chuyển những cuộn cót đi, và quây tròn vào chị ấy. Chị ấy còn nói to bảo ông ấy vào mà bắt nó. Nó mà rơi xuống, chắc chết mất. Nó kêu ầm gọi bố vào cứu. Tay nó bấu vào xà bếp đã rất mỏi. Bố không thể mở cửa vì đã cài then bên trong. Cuối cùng bố đã nhấc cánh cửa ra, khi bố vừa kịp xòe tay ra, nó đã quá mỏi và bị rơi xuống, may mà bố đã vào kịp và đỡ được nó. Nó mếu máo kể lại sự việc. Bố đã rất giận chị nó. Chị đã định nhân cơ hội này để giết nó. Chị luôn căm ghét chị nó! Bố đã cho nó ăn mấy cái bánh tròn, và bảo không cần chia cho chị nữa, khi nó ăn chán, số còn lại bố mới đem cho chị. Nó sung sướng ngủ trong tay bố, nhưng khi tỉnh dậy. Bố đã đi xa!...
Tóm lại, trong phút chốc
nó không thể chấp nhận được sự thật ấy. Nó không muốn nhận bố, nó không muốn
thừa nhận nó là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Nó tin lời mẹ! Nó nhất định không chịu
nhận ông ấy. Nếu ông ấy là bố nó, thế tại sao ông ấy đã vứt bỏ nó suốt bao
nhiêu năm nay? Nó đã chịu không biết bao nhiêu tủi cực vì không có bố suốt từ
nhỏ. Nhưng ông ta cố bám lấy nó, nó bèn nghĩ ra kế, nó vờ hất ông ấy xuống hồ,
và dọa nước hồ sâu lắm. Ông ta hốt rúm, nói không biết bơi và ông ta là bố của
nó, xin nó đừng ghiết ông ta. Và cầu xin nó đừng buông tay. Và nó buông tay, vì nó biết ngay dưới chân ông ta, cách
30cm là một thửa ruộng. Nó cười phá lên: đúng là một tên hèn mọn. Và nó đi về
nhà. Nó coi như đã giải quyết song chuyện với ông ta. Thì ra cái cảm giác ớn
lạnh sống lưng vì có người theo dõi nó trong đêm tối là có thật. Nó cảm thấy
rất ghê sợ. Rõ ràng có vẻ như ông ta có vẻ vừa thương nó nhưng cũng rất muốn
ghiết chết nó cho xong chuyện. Nó cảm thấy sự nguy hiểm từ ông ta. Từ đó nó không dám đi ra ngoài vào buổi tối nữa.
Khi mẹ đuổi nó đi chơi, nó chỉ dắt xe vòng vòng ở khu gần cổng nhà nó và trốn ở sau
nhà.
Có lần ông ấy chặn nó trên
đường đi học, ông ấy cố nói ông ta là bố nó. Nhưng nó quả thật đã quên hết ký
ức về ông ta. Vì cuộc sống của nó đã quá vất vả và có nhiều tủi cực. Giờ thì nó đang bị tổn thương sâu sắc về gia đình và chuyện tình
cảm cá nhân. Nó chẳng muốn nhớ gì nữa hết. Ông ta cố che đi phần trán và đầu,
và nó nhớ năm xưa bố hay về nhà rất muộn, nó hay cố thức để nhìn bố nói chuyện
với mẹ bên bàn uống nước. Bố đội một chiếc mũ kiểu lính thời xưa. Mẹ thường mặc cho nó một
bộ quần áo sạch sẽ những hôm bố về. … Và bố hay xoa đầu nó khi bố ngủ!
Nó nhớ cả bố nó nói lấy
da ếch để làm trống ếch làm mẹ cáu điên vì da ếch rất tanh và chúng được xào để
làm thức ăn. Bố còn giận khi mẹ cho mất một cái rùi trống của con. Bố còn nói
nốt ruồi ở tay và mắt của nó là do bị ruồi ỉa vì tại khi ngủ nó hay lim dim. …
Nhưng nó tin mẹ, nó đã quá mệt mỏi với cuộc sống này rồi. Thêm một chuyện
không bằng bớt một chuyện. Thế là nó kiên quyết không nhận bố. Bố cũng chẳng
tha thiết điều ấy, có vẻ như bố chỉ muốn nó biết nó là con của bố thôi, chứ
cũng chẳng có ý gì khác cả.
Sau ngày nó bị xúc phạm
thận tệ ngay trên lớp vì nó “ không có bố”. Ở nhà chú dượng luôn gào thét xúc
phạm cả đại gia đình nhà nó. Nó ước nó có bố, nó muốn thoát khỏi nơi này,
và bố nó xuất hiện đúng lúc đó. Bố nó nói: Bố là bố của con, con chỉ cần có thế đúng
không? Thế thì ta làm được. Trước đây bố không dám nhận con vì bố sợ con “ nhờ vả” ?! Và bố
không thể đưa con đi đâu, con không theo bố được. Nhưng con là họ Đỗ, không
phải họ Phạm!? Và bố là bố của con. Nó buồn, buồn vô tận. Hoàn cảnh nhiễu
nhương của cả gia đình nhà nó đến một người quen biết nhưng nhân hậu và tốt
bụng cũng muốn cho nó ở nhờ để thoát khỏi cải cảnh địa ngục này, người thầy không ưa gì nó nhưng rất nhân hậu và
tốt bụng đã rất tiếc rẻ vì không thể nuôi dưỡng nó vì nó là con gái, sợ gia đình và mọi người sẽ hiểu lầm Thế mà bố của nó, ông ấy dửng dưng trước những đau khổ và nước mắt của nó. Ông
ấy sợ phiền phức, sợ trách nhiệm và sợ bị thiệt hại về tiền bạc với nó. Ông ấy thực
chất rất vô tình và bạc ác với nó. Nó không nhận ông ta nữa, dù ông ta cố gắng
nói. Trong cơn giận về sự ương ngược của ông ta, nó đấm vào mặt ông ta một quả.
Và ông ta đã quay xe đi trước khi xúc phạm nó và thề sẽ không bao giờ thèm nhận
nó làm con.
Thật ra lúc nó đấm ông ta, một cảm xúc rất đặc biệt đến với nó.
Giống như việc nó vừa làm một việc đại nghịch bất đạo vậy. Nó nhớ ra một vài
điều về ông ta. Nó chắc chắn khi còn nhỏ nó đã chơi cùng ông ta. Nó nhớ vì mấy
chị em nó chơi quả bóng bay màu trắng của bố, và bố đã làm chuyện bất nhân với
các chị. Mẹ đã đuổi bố đi. Cả việc bố cứ trốn trong vườn, chặt mía ăn. Mẹ bảo
bố là trộm, phải đi ngủ thôi, sợ lắm. Nó thì rất thích tên trộm này, có lúc nó
ra xem tên trộm ăn mía và ngủ bên cạnh hắn!... Nhưng bố đã thề là không bao giờ
quay lại tìm nó. Nó thấy bị ám ảnh về đôi mắt đau xót của ông ta, khi nó đấm vào
mặt ông ta. Nhưng thôi kệ, dù sao thì cũng là chuyện đã rồi. Nó còn cả một cuộc
đấu tranh vô cùng to lớn đang ở phía trước. Thừa nhận việc ông ta là bố nó khiến nó còn đau xót và bị khinh bỉ hơn. Vậy là sức mạnh trong tâm linh của nó hoàn toàn bị mất. Vì từ nhỏ nó luôn nghĩ bố nó tuy đã chết nhưng rất linh thiêng, luôn đi theo bảo vệ và giúp đỡ nó. Vậy mà ... Nó buồn lắm và cảm thấy yếu ớt vô cùng.
Mà hình như nó còn gặp
ông ta một lần khi nó học lớp 9. Khi nó cùng đám bạn đến xem nhà thờ, bọn nó cùng nhau chui
lên xem gác chuông, nó đi đầu. Các bạn nói ở trên đấy có một ông trông rất giống nó. Thấy ông ta mặc bộ đồ màu đen, dang tay định ôm
nó vào lòng khiến nó hết sức khinh khiếp, nó nhảy hẳn xuống tầng một, vì các bạn vướng ở cầu thang khiến nó không xuống được. Xuýt thì
bị gãy chân, từ đó nó cạch không dám chơi với đám bạn ấy nữa. Chúng có vẻ đã sắp đặt để nó gặp ông ta.
Giờ thì ông ta đang ở đó, ngay
trước mắt nó. Ông ta đang cùng với mấy người khác đang trồng một cây bằng lăng nhỏ ở
sân trường. Ông ấy trông có vẻ năng động. Trông thấy nó, ông ta đi ra, lắm lấy
tay nó và lí nhí nói vào mặt nó: Cuối cùng thì mẹ con đã chịu nói sự thật cho
con, và rít qua kẽ răng: Ta tưởng ... thôi được rồi .Ta đang bận, ông ta thở dài khó nghĩ.... Nó giơ bộ hồ sơ nói: tôi đến đây vì cái này. Mẹ chẳng nói gì với tôi hết. Chính nó cũng không muốn chấp nhận sự thật này. Ông ta chỉ nó lên nhà điều
hành và nói với một số người là sẽ cho nó được đỗ. Nó nhún vai! Và đi lên phòng
xét duyệt hồ sơ như một cái máy.
Tại đó các thầy cô tuyên
bố đã quá muộn, không tiếp nhận hồ sơ nữa. Nó chưng hửng. Dù thời gian tiếp
nhận hồ sơ còn hơn một tiếng nữa. Họ đang nháy nhau muốn loại ngay nó ở vòng
đầu tiên. Nó đang định quay về thì một
chị nữa cũng đến, chị ấy tên là Dương Ngọc Thi, chị ấy không chấp nhận điều phi
lý ấy. Chị ấy buộc hội đồng phải tiếp nhận hồ sơ của chị ấy để xét duyệt, dù
cho lượng hồ sơ họ đã nhận là bao nhiêu. Vì dù sao cũng chưa hết giờ tiếp nhận
hồ sơ. Và vì hồ sơ của chị ấy được tiếp nhận lên hồ sơ của nó cũng được nhận.
Có vẻ như ông ta đã nhờ hội đồng xét tuyển loại hồ sơ của nó nên họ đã rất làm
khó nó. May mà nó là người có chút bản lĩnh và kiến thức thực sự. Thế là nó trở thành sinh viên của
trường Nghiệp Vụ I sau đó. Cho đến bây giờ nó vẫn ngưỡng mộ sự thẳng thắn, nghị
lực và bản lĩnh và mạnh mẽ của chị Thi.
Hết tập 1: Gặp gỡ
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment