Trong cuộc sống hàng ngày chúng
ta hay dùng từ " mâu thuẫn" để chỉ các tranh chấp, xung đột lợi ích
trái ngược nhau. Vậy các bạn có biết tại làm sao mà lại có từ " mâu
thuẫn'' hay không?
Chuyện kể rằng, ngày xưa có hai vợ chồng nhà nọ tuy rất yêu
thương nhau nhưng họ suốt ngày cứ đánh cãi nhau. Khi xung đột đỉnh điểm, người
chồng dùng cái mâu để đâm vợ. Người vợ thì dùng cái thuẫn đỡ lấy cái mâu để tự
vệ. Mọi người đi qua thấy vậy nói: vợ chồng nhà này suốt ngày mâu với thuẫn.
Thế là từ ghép mâu thuẫn ra đời để chỉ sự xung khắc về lợi ích, thậm trí đối
nghịch nhau.
Chuyện mâu và thuẫn khá đơn
giản, nhưng tôi chợt nghĩ sâu xa hơn. Trong quan hệ vợ và chồng, thì gần như
bao giờ phần yếu và thiệt thòi đều nghiêng về người vợ. Việc ấy đã có từ ngàn
xưa, trải khắp từ đông sang tây, từ nam sang bắc. Quay trở lại câu chuyện mâu
và thuẫn. Người chồng luôn ở tư thế tấn công người vợ. Người vợ dù có chống trả
quyết liệt thì cùng chỉ ở thế phòng thủ. Nếu không may sơ sẩy có thể mất mạng
như chơi.
Vì thế trong quan hệ giữa vợ với chồng. Người vợ cần hết sức cẩn thận,
chu đáo. Luôn tôn trọng chồng và tuyệt đối không làm vương hại đến lợi ích của
chồng. Hãy đối xử với chồng bằng tình yêu thương tha thiết, chân thành. Dù có
nguy hiểm gian lao, thì cũng đừng bao giờ từ bỏ người chồng thân yêu. Vì sau
này dẫu có lấy ai thì cũng thế thôi.
Lý do ư? Vì khi bạn kết hôn,
sinh con đẻ cái thì nhân cách của bạn đã hoàn thiện. Trừ khi có sự đột biến,
chứ nếu không bạn vẫn là bạn thôi. Và vì nhân nào thì quả đấy. Khi bạn không
thay đổi thì người mà bạn sẽ yêu thương, kết hôn sau này cũng tương tự chồng của
bạn. Và khi ấy bạn đã có tới hai đời chồng, và ít nhất hai loại con. Cuộc sống
của bạn sẽ khó khăn trăm bề. Thế nên bạn hãy luôn tỉnh táo để bảo vệ hạnh phúc
của mình bạn nhé.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment