Người Việt Nam ta nói
riêng và người phương đông nói chung từ ngàn xưa đến nay vốn có lối ứng xử
trọng tình, trọng nghĩa với nhau. Nói như Khổng Tử - ông tổ của Nho Gia thì
kiện cáo là thói của bọn " con buôn". Trong xã hội mà Nho Giáo được
coi là chính thống thì các tầng lớp được tôn trọng là: Sĩ, nông, công, thương.
Các thương nhân là tầng lớp mạt hạng nhất trong xã hội. Họ đa phần không có học
vấn, quan chức, điền trang hay nghề nghiệp gì cụ thể. Phần lớn họ chỉ dựa vào
việc uốn ba tấc lưỡi và thấy cái gì có lợi thì làm.
Nói như thế để biết rằng,
từ ngàn năm nay, việc kiện cáo vốn được coi là một việc lớn. Đôi khi cả người
đi kiện và người bị kiện đều bị mất mặt. Dân gian ta vẫn có câu: Một đời kiện
là chín đời thù.
Thông thường những mâu thuẫn và xung đột ghê gướm lắm thì người dân mới đem nhau ra tòa xử lý. Mà khi đã lôi nhau ra tòa xử lý thì gần như không còn có gì để nhìn mặt nhau nữa. Mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm rồi.
Thông thường những mâu thuẫn và xung đột ghê gướm lắm thì người dân mới đem nhau ra tòa xử lý. Mà khi đã lôi nhau ra tòa xử lý thì gần như không còn có gì để nhìn mặt nhau nữa. Mâu thuẫn đã lên đến đỉnh điểm rồi.
Ngày nay, hệ thống pháp
luật của nhà nước ta ngày càng được kiện toàn. Trên các đường phố ta dễ dàng
đọc được tấm biển: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật là cách hành xử
văn minh và tiến bộ. Thế nhưng trong lối ứng xử thường ngày. Người dân vẫn quen
hành xử theo cách riêng. Một phần do nhận thức sai lệch và kém hiểu biết về
pháp luật. Không biết những lợi ích của mình bị xâm hại đó được pháp luật bảo
vệ. Một phần từ ngàn xưa đến nay người dân vẫn cư xử thế. Người khôn thì sống,
người mống thì chết. Thế nên có người dân nói vui rằng: Nước ta nhiều luật theo
rừng, nhưng người dân quen ứng xử với nhau theo luật rừng!
Trong con mắt của người
dân. Việc kiện cáo là việc không nên làm. Nó quá to tát và phiền phức. Thực tế
vì không đưa ra tòa xử lý ngay từ những việc nhỏ. Đến khi mâu thuẫn đạt đến
đỉnh điểm. Có khi cả hai bên đều đã bị tổn thương và thiệt hại rất nặng nề. Rồi
mới đem nhau ra tòa xử lý thì cũng đã muộn màng.
Tôi còn nhớ cách đây vài
năm, tại Làng Bồng Mạc, Xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội ngay cạnh xã tôi. Đã
có một vụ án hết sức đau lòng xảy ra. Nguyên nhân bắt đầu chỉ từ một con vịt,
đáng 50.000 đồng.
Chuyện là: Có hai gia đình nông dân sống bên cạnh nhau. Đàn vịt nhà ông A chui sang vườn nhà ông B ăn rau. Ông B
tức mình cầm gậy đuổi đàn vịt, không may một con bị ông vụt trúng lăn ra chết.
Ông B thấy con vịt ngon mà lại tiếc đám rau bị đàn vịt nhà ông A phá, cho là
con vịt đó coi như là sự bồi thường thiệt hại. Ông B thịt con vịt đó cho cả gia
đình ăn. Ông A đi làm đồng về thấy bị mất vịt, biết là do nhà ông B thịt ăn. Thì tức khí sang nhà ông B mắng chửi, xúc phạm thận tệ. Ông B thấy đuối lý,
cũng hơi ngượng với xóm làng lên cố nín nhịn. Ông A được thể xúc phạm ông B
thận tệ hơn. Hai bên to tiếng qua lại không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Cho
rằng ông B ăn Vịt nhà ông A là sai, mà còn dám to tiếng nói lại. Ông A về nhà
cầm gậy và đánh chết ông B tại nhà. Đến lúc này, gia đình ông B mới đem đơn ra
tòa kiện. Ông A vì có hành vi côn đồ, hung hẵn và đánh chết người, bị tòa án xử
phạt tù trung thân. Cả xóm phải xót xa khi nhìn hai người đàn bà nhỏ già nua cô
đơn. Một người có chồng chết trong sự nhục nhã vì " ăn trộm
vịt" nhà hàng xóm. Một người chồng bị tù trung thân vì có hành vi hung hãn
đánh chết người và rất nguy hiểm cho cộng đồng.
Thiết nghĩ nếu mâu thuẫn
của họ được giải quyết tại tòa án ngay từ khi ông A phát hiện ông B thịt một
con vịt nhà mình. Ông B chắc chắn sẽ phải bị bồi thường 50.000 tiền con vịt.
Còn ông A thì phải bồi thường 30.000 tiền rau do vịt nhà ông sang phá vườn nhà ông B. Thì
đâu có kết cục bi thảm một ông chết, một ông đi tù trung thân? Bỏ lại hai người
phụ nữ cô đơn cùng những đứa con thơ dại. Bi kịch hơn, hai gia đình ấy sẽ thù
nhau đến muôn đời!
Nguyên nhân chính của vụ
việc đau lòng này là cách hành xử vô chính phủ của ông A.
Ngẫm đi ngẫm lại, cái gì
tiến bộ và văn minh đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người thì ta lên
theo. Thế nên tôi rất thích thói quen hay kiện cáo của người Mỹ. Cũng nhiệt
liệt ủng hộ nếp sống và hành xử theo hiến pháp và pháp luật. Đất nước không
phải chỉ là có những người dân với nhau. Mà đất nước nào cũng có nhà nước
và pháp luật của mình. Khi hệ thống chính trị càng mạnh và nghiêm minh thì
người dân càng được hưởng nhiều lợi ích.
Mình kiện để dành phần
thắng một cách chính đáng nhất. Kiện đôi khi là hình thức tự vệ, và bảo vệ lòng
tự trọng của mình. Kiện còn là biện pháp trả thù hợp pháp với những người đã
xâm hại quyền lợi của mình.
Tuy vậy, do nếp ứng xử
truyền thống của người Việt ta từ ngàn xưa vẫn thế. Nên khi có việc phải kiện cáo. Thứ nhất ta lên tuyệt đối tôn trọng sự thật. Và khi đã đem nhau ra tòa
kiện, thì cũng nên hết sức thận trọng. Đề phòng bị trả thù khi mình rơi vào tình
huống yếu thế.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment