2014-09-24

Kinh nghiệm khi kiện tụng

              Ở đời chẳng ai muốn kiện tụng làm gì cho mất tình mất nghĩa. Dân Việt Nam ta từ ngàn xưa vốn rất coi trọng sự thuận hòa và nề nếp gia phong. Nhưng nếu ai cũng tử tế, cũng tốt đẹp, cũng không càn rỡ mà xâm hại lợi ích của người khác, không cậy sức mạnh vượt trội của mình để cướp đoạt lợi ích hợp pháp của người khác. Thì thế giới luôn có hòa bình. Loài người không có chiến tranh. Đất nước không có các vụ cãi vã và đánh nhau ...
               Thực tế thì thế giới luôn có chiến tranh ở nơi này hay nơi khác. Thế kỷ này sang thế kỷ khác luôn tồn tại cách cuộc chiến. Trong mỗi đất nước luôn có cách xung đột lớn nhỏ giữa người này và người khác, nhóm cộng đồng này và nhóm cộng đồng khác. Vì thế sự ra đời của tòa án để giải quyết các tranh chấp gọi là: sự kiện tụng là một tất yếu khách quan. Giúp giải quyết các tranh chấp một cách đỡ gây tổn thương cho các bên tham gia nhất.

              Việc kiện tụng sẽ khiến ta hao tâm tổn chí. Đòi hỏi ta phải tập trung tất cả các nguồn lực vào đó để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nguy cơ có thể đến từ nhiều phía như sự rắc rối của các thủ tục pháp lý. Tác động không mong muốn từ phía đương sự bị kiện cáo và người thân của họ. Dư luận trái ngược từ xã hội ... Vì thế nếu mình là kẻ nhu nhược và đuối lý thì tốt nhất lên kết thúc vụ kiện càng sớm càng tốt. Vì càng để lâu càng có hại cho bản thân. Đã đem đơn đi kiện vốn dĩ không phải là một điều tốt. Chịu mang điều tiếng và những lời xì xào bàn ra tán vào trong thiên hạ. Vì thế nếu muốn mọi việc về sau được tốt. Cần cứng rắn và mạnh mẽ. Hành sự và làm việc theo pháp luật và những chân lý ở đời. Không nên để việc kiện tụng kéo dài gây xao lãng sự việc trong dư luận. Tổn chí lực và tài lực của ta. Dù sao thì " cây ngay không sợ chết đứng", hãy cứ vững vàng ứng phó mọi chuyện.

                                                         Tác giả: Phạm Thị Hợi

Xem thêm các bài viết



                                      

No comments:

Post a Comment