Một người khôn
ngoan khi nắm quyền điều hành
cơ quan, tổ chức thì sẽ mời thật nhiều người tài giỏi và tâm phúc với mình, giúp mình điều
hành, lãnh đạo doanh nghiệp. Dù người đó
không thật tài, nhưng họ sẽ nhờ vào cái tài, cái cứng rắn của người khác để
điều hành cơ quan, tổ chức cho bản thân. Còn họ thì lúc nào cũng tỏ ra điềm
đạm, nhã nhặn để thu phục lòng người.
Việc ấy cũng tương tự như thời xưa. Vua chúa thường sử dụng quan văn và quan võ
giúp mình quản lý và bảo vệ đất nước. Còn họ thì là
người ban ơn cho cả nước. Là một người đứng đầu mà không đủ đức, đủ tài để sử
dụng những người tài giỏi hơn mình làm việc. Thì cơ quan, tổ
chức đó sớm muộn cũng bị phá hủy bởi chính họ mà thôi. Tuy vậy, để sử dụng được
những người tài không phải là dễ. Nếu sử dụng không khéo. Họ mà phản lại thì
rất nguy hiểm. Vì vậy, nhiều nhà lãnh đạo không
đủ tài, đã không dám sử dụng những người tài giỏi hơn mình.
Làm nhà lãnh đạo thì
có thể ai cũng có thể làm được. Nhưng để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, thì đòi hỏi
chúng ta phải có cả một nghệ thuật. Ngoài sự khôn ngoan, hiểu biết, trí tuệ
cao, tư chất tốt. Chúng ta còn phải hiểu sâu sắc đời sống vật chất, tinh thần
của nhân viên của mình. Chúng ta phải hiểu họ thì mới quản lý họ tốt. Mới đưa
ra những chính sách phù hợp để kích thích hiệu suất lao động của họ.
Một cơ quan, tổ chức đôi khi cũng giống như một ngôi nhà lớn vậy. Mọi người cần
có sự quan tâm, hiểu biết, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cũng giống như cha mẹ trong gia đình. Người nhân viên cần
tuyệt đối kính trọng. Đã là người nhân viên đi làm thuê. Thì cần phải dốc lòng, cố
sức đem lại nhiều lợi ích cho cơ quan, tổ chức của mình. Còn đã là người lãnh đạo, chúng ta cũng
cần ban ân đức cho các nhân viên. Để mối quan hệ giữa nhân viên và người chủ được tốt.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment