Có khi nào bạn tự
hỏi, phẩm chất đạo đứcquý giá nhất của
con người là gì không? Bạn
đang suy nghĩ phẩm chất đạo đức quý giá nhất của con người là lòng
tự trọng? Sự thật thà? Sự chăm chỉ? Sự lương thiện? … Tất cả những điều đó
đều sai hết rồi. Phẩm chất đạo đức quý giá nhất của con người là sự chân
thành. Sự chân thành là nền tảng cho mọi phẩm chất tốt đẹp khác của con
người. Người không có sự chân thành. Thì rất nhiều phẩm chất đạo đức tốt đẹp
khác của họ chỉ là sự giả tạo. Không có cái gì quý ở con người hơn sự chân
thành. Không có cái gì rẻ hơn sự chân thành. Không có cái gì hữu ích hơn sự
chân thành.
Người có lòng chân chân thành sẽ cảm hóa được cả trời đất, quỷ thần
và con người. Sức mạnh của lòng chân thành vô cùng lớn. Không
ai có thể xác định được chính xác hết sức mạnh cuả nó. Sự chân thành của một
con người có thể thuần hóa được nhiều loài thú dữ chuyên ăn thịt người như hổ,
báo, sư tử … Vậy chân thành là gì? Người có
lòng chân thành thì có những phẩm chất gì?
Có nhiều định nghĩa về sự chân thành khác nhau. Nhưng theo tôi, sự chân thành
là sự vững vàng với bản chất gốc của con người mình. Chúng ta luôn sống với
chân giá trị của bản thân. Không biến thái, không xa rời bản chất thật sự của bản thân. Người có lòng
chân thành là người nhất thiết phải có lòng trung thực, thật thà, ngay
thẳng. Nói là làm, không nói đùa, nói giỡn, nói gian dối. Họ luôn sống đàng
hoàng, hiên ngang và có lòng tự trọng cao. Người có thể sống chân thành được
thì nhất thiết cần có một bản lĩnh thực sự tốt. Để không bị người khác sai
khiến, thuyết phục, dụ dỗ làm ra những việc sai khác với bản thân con người mình. Ai cũng biết, mọi thứ, chúng ta
cứ sống theo suy nghĩ, mong muốn, và ý kiến của riêng mình thì tốt. Nhưng trong cuộc sống, không phải ai cũng
làm được những điều đó. Chúng ta luôn vì cái lọ, vì cái kia, và cả những đam
mê, cám dỗ, phù du trong cuộc sống nữa. Chúng làm cho chúng ta bị sai khác với
bản thân mình hơn. Ví dụ như chúng ta không thích ai đó, thì chúng ta không
tiếp xúc với họ, không sống chung với họ. Vậy mà chúng ta lại vì sự ràng buộc
trong các mối quan hệ ngoài xã hội, vì lợi ích, … chúng ta vẫn chấp
nhận việc gần gũi, giao du với họ. Chúng ta làm như vậy, thì làm sao có được sự
chân thành trong mối quan hệ đó? Cuối cùng thì chính chúng ta đã tự làm tổn
thương bản thân mình. Chúng ta đánh mất mình trong mối quan hệ đó. Vì thế,
chúng ta có thể bị đẩy đến bước đường sa ngã từ mối quan hệ đó. Rồi chính người
ấy cũng sẽ không yêu quý và tôn trọng chúng ta. Có khi họ còn làm hại chúng ta
thê thảm. Bởi vậy mới nói, người luôn giữ đượ sự chân thành là một người thật
sự tài giỏi. Vì luôn giữ được cái căn
bản, cái gốc của con người mình. Nên họ luôn là những người tử tế, lương thiện
và được tôn trọng trong xã hội.
Sự chân thành tốt đẹp và hữu ích bao nhiêu. Thì sự gian dối, giả tạo và thói
đạo đức giả xấu xa bấy nhiêu. Một người sống như thế, sẽ dần mất hết tất cả
những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mình. Họ trở thành một con người yếu ớt, và bị khinh thường
trong xã hội. Những con người ấy sẽ không bao giờ có lòng lương
thiện. Hãy tránh xa họ.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment