Từ
xưa đến nay, cha mẹ vẫn
thường khuyên con cái khi đi ra ngoài xã hội cứ lấy sự nhịn nhục làm đầu. Vì lòng
người hiểm ác khó lường. Ta đâu biết ai là người tốt, ai là người xấu? Nếu lỡ
gây tội với người tốt thì không sao. Họ dễ dàng bỏ qua, bao dung và tha thứ cho
ta. Nhưng nếu không may, ta gây tội với một người xấu. Họ sẽ làm cho ta thê
thảm, đau khổ.
Lời dạy bảo của cha mẹ gần như chẳng bao giờ sai. Chỉ có điều, nếu trong cuộc sống, nếu ta cứ nhún
nhường nhiều quá có khi lại gây thiệt thân. Vì bản chất của cuộc sống là sự đua
tranh. Khi ta bỏ qua sự tranh giành với mọi người trong thiên hạ. Cũng có nghĩa
là ta tự đứng tụt hậu lại phía sau, tránh xa cần cốt lõi tiến bộ của xã hội. Ta
sẽ không bao giờ đạt được thành tựu gì trong cuộc sống nếu không chấp nhận sự
đua tranh. Thất bại, bất hạnh sẽ luôn là phần của ta. Vì ta không chịu hành động quyết liệt để
đạt được những gì mình muốn.
Để mạnh mẽ hơn trong một cuộc đua tranh, ta hãy luôn là người tốt. Vì người tốt
mới là người mạnh nhất trong cuộc đời. Đôi khi trong sự hỗn
loạn của cuộc sống. Danh giới giữa người xấu, người tốt trở lên mong manh, nhỏ
bé. Hôm nay ta vẫn là người tốt, ngày mai ta đã có thể là người xấu rồi. Vì
vậy, ta tuyệt đối không được làm người ác, dù là một việc nhỏ. Hôm nay ta có thể
làm việc ác nhỏ, ngày mai ta sẽ làm việc ác lớn hơn. Đó là một quy luật phát
triển tự nhiên của tất cả các sự vật, hiện tượng. Vì vậy, việc gì xấu, ta phải
kiên quyết loại trừ ngay từ khi nó còn rất nhỏ. Hãy thật nghiêm khắc với chính
bản thân mình. Rồi hãy nghiêm khắc với những việc xấu dù nhỏ mà người khác gây hại cho ta. Đó là cách duy
nhất giúp ta có một cuộc sống tốt đẹp trong môi trường xã hội.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment