Từ xưa cho đến nay, những người làm chủ lao động đa phần là người thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội. Những người làm thuê vẫn được coi là tầng lớp dưới trong
xã hội. Người làm chủ luôn đồng nghĩa với việc ra lệnh, người làm thuê luôn bị
buộc phải tuân theo. Lâu dần, trí tuệ của người làm chủ sẽ được nhân đôi. Vì
họ tư duy nhiều. Trí tuệ của những người làm thuê sẽ giảm đi một nửa. Vì họ chẳng tư duy gì nhiều, chỉ làm theo
người chủ thôi. Cũng chính vì vậy. Người làm chủ luôn gắn với hình ảnh thông
minh, quyết đoán, tự tin, bản lĩnh và đầy oai quyền. Còn người làm thuê luôn
khúm núm, quỵ lụy, run rẩy, dốt nát, hèn hạ và nghèo đói.
Vì một lý do nào đấy mà người đi làm thuê
lại rất thông minh, bản lĩnh, tự tin, và có đầy uy lực với thế giới xung quanh.
Đó là sự phát triển cao nhất của một người làm thuê. Lúc này uy tín của họ còn
cạnh tranh trực tiếp với người làm chủ hoặc là cấp trên. Vì thế là điều không
tốt. Người đó rất dễ bị người chủ hay cấp trên của mình loại bỏ. Dù người đó
không có tội tình gì, chỉ trung thực mà sống. Đây cũng là tâm lý “ chơi dao sắc
sợ có ngày đứt tay” của người xưa.
Để không gặp điều có hại trong trường hợp này. Người có làm thuê hay cấp dưới cần hết lòng phục vụ lợi
ích của người chủ hoặc cấp trên. Cư xử với cấp trên cũng như mọi người theo
đúng đạo lý để người trên yên lòng. Có làm như vậy thì mọi việc đều tốt. Có khi
còn được người bề trên giao phó cho nhiều công việc quan trọng.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Đọc
thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment