Ở đời nhiều khi tốt quá người ta lại không tôn trọng. Yêu quá thì cũng không được trân trọng, có
khi bị biến thành một nô lệ. Cái gì thái quá cũng là việc tự gây hại cho bản thân. Ở đời có khá nhiều
người hay có một chút hiềm khích với người hơn mình, và thương xót những người kém mình. Vì thế từ xưa cho đến nay, có mấy khi
nhà nước và mọi người giúp đỡ người giàu có? Thậm chí có thời kỳ,
nhiều người được cho là anh hùng khi họ cướp của nhà giàu và chia cho người nghèo!
Những người nghèo khổ hay chiếm được lòng thương hại của
người khác. Và họ đã được nhà nước và các tổ chức từ thiện giúp đỡ cho nhà cửa,
phương tiện kiếm sống ... Đối
với những học sinh yếu kém cũng được các thầy cô giáo ở trường cố gắng bồi
dưỡng, phát huy năng lực.
Với một người có chút của cải mà đem vỗ ngực, khoe khoang với người khác. Thì người đó rất dễ trở
thành mục tiêu của bọn trộm cướp. Còn người đời tuy mừng cho họ thật đấy, nhưng
mà trong lòng có chút ghen ghét với họ. Và họ cần người khác làm việc gì thì bỏ
tiền ra mà thuê nhé! Không có chuyện giúp không công đâu! Thậm chí họ còn phải
đi đầu trong việc làm từ thiện hay chi trả cho những cuộc vui.
Với những người tài giỏi cũng vậy. Nhiều khi xã hội khoác cho
họ một trách nhiệm là phải giúp đỡ những người kém tài hơn mình. Chẳng ai giúp
họ bồi dưỡng, phát huy thêm năng lực của mình cả.
Thực tế thì những người giàu có và tài giỏi. Muốn thực hiện được
mục đích của sự tiến bộ của mình, họ luôn phải tự mình vươn lên, chiếm hữu lấy.
Rất ít người thực tâm giúp đỡ họ. Nhiều người ở bên cạnh họ chỉ vì để tìm kiếm
lợi ích mà thôi. Vì thế nếu có giàu có và tài giỏi thì cũng nên dấu bớt đôi phần. Biết
nhún mình sống giữa thế gian để không ai có thể làm hại mình. Nếu ai mà biết
được những gì mình đang dấu bớt. Thì họ cũng càng thêm yêu mến, kính trọng ta
hơn vì cái đức khiêm tốn của mình!
Tác
giả: Phạm Thị Hợi
Đọc thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment