2016-05-28

Nuôi ốc sên, tại sao không?

      Con ốc sên vốn sống hoang dã trong vườn nhà, hoặc các khe núi đá thường ăn lá cây và các loại mùn, rác đã được bộ y tế cấm sử dụng làm thực phẩm, vì trong thịt của chúng có thể bị nhiễm loài ký sinh trùng gây bệnh bại não. Ở một khía cạnh khác, nước ta vốn là một nước nông nghiệp, vì thế ốc sên bị coi là loài động vật gây hại. Vì nó phá hoại cây trồng. Đặc biệt là những cây non! Vì thế việc nhiều nơi gọi ốc sên là ốc ma cũng dễ hiểu. Loài sên thường hoạt động vào ban đêm, chúng phá hoại cây trồng ít khi để lại dấu vết, và gần như biến mất vào ban ngày! Nếu gặp điều kiện sống tốt, loài vật trông có vẻ rất hiền lành này sinh sản rất nhanh! Người Việt Nam nói chung không có thói quen ăn thịt con ốc sên. Có lẽ vì quan niệm con này thường chui rúc ở những chỗ tối và bẩn nên thịt của nó cũng không sạch sẽ. Và thịt ốc sên có rất nhiều nhớt, nó ngăn cản lưỡi cảm nhận được vị ngon của thịt ốc sên. Nhiều người dân còn quan niệm thịt con ốc sên có độc! Vì thế họ không sử dụng để ăn, hoặc cho gia súc, gia cầm ăn!


         Thực tế thì thịt ốc sên nếu biết chế biến thì rất ngon. Nó là một món ăn đặc sản ở nhiều nơi trên thế giới. Các nước tiêu thụ thịt ốc sên nhiều nhất thế giới  nước Pháp, nước Tây Ban Nha, nước Italya. Đây đều là những nước văn minh, tiên tiến. Họ đều có chỉ số phát triển con người rất cao. Ở nước Pháp, có đến 60 % dân số sử dụng thịt ốc sên trong các bữa ăn hàng ngày. Vì thế, nước Pháp là nước sử dụng thịt ốc sên nhiều nhất thế giới. Tại nước Pháp, ốc sên được nuôi với quy mô công nghiệp. Nhưng sản lượng ốc sên trong nước chỉ đáp ứng được 5 % nhu cầu của thị trường. Vì thế họ đã nhập khẩu ốc sên từ nước Ba Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc ...Trong nền ẩm thực Việt Nam không có bóng dáng của món ăn chế biến từ thịt ốc sên. Mặc dù trong các sách về y học của Việt Nam có nói đến con ốc sên. Theo đó, con ốc sên là con vật khá tốt. Nó có tác dụng chữa một số bệnh. Thịt của ốc sên không độc và chứa một hàm lượng đạm rất cao. Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng chất tốt cho sức khỏe của con người nữa! Dù vậy ốc sên chỉ là một món ăn của người nghèo ở một số vùng quê nghèo khó của Việt Nam! Người ta bảo nhau, thịt con ốc sên ăn được, nhưng phải nấu chín kỹ!
      Ngày nay trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng nhiều. Món ăn chế biến từ thịt ốc sên đã được phục vụ trong một số khách sạn 5 sao của Việt Nam cho người nước ngoài! Loại ốc sên phục vụ ở đây được nhập khẩu từ nước Pháp, giá của nó đắt ngang với bào ngư! Vậy tại sao người Việt Nam chúng ta không nuôi ốc sên? Nếu chúng ta quản lý chặt, thì nó sẽ không phá hoại đồng ruộng! Bởi vì thể trạng của ốc sên rất to. Tập tính của nó cũng rất đơn giản, và hoàn toàn có thể quản lý được! Dù Việt Nam ở thời điểm hiện tại chưa có thói quen ăn thịt ốc sên. Thì chúng ta có thể biến nó thành một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Hiện nay, giá xuất khẩu thịt ốc sên sang thịt trường Pháp là khoảng 100 Er/ 1kg ốc sên! Đây là một cái giá trong mơ với rất nhiều người nông dân Việt Nam. Tại Trung Quốc hiện nay có phong trào nuôi ốc sên rất mạnh! Con ốc sên ở đây đang được xem như là con vật xóa đói giảm nghèo. Loại ốc sên mà họ nuôi là ốc sên bạch ngọc có chất lượng thịt rất ngon! Thịt của ốc sên Trung Quốc đã xuất khẩu đi rất nhiều nơi trên thế giới! Người nuôi ốc sên tốn rất ít tiền đầu tư. Thức ăn của ốc sên cũng rất dễ kiếm. Và nó có thể phù hợp với mọi gia đình từ nông thôn đến thành phố. Ngay cả không cần nuôi để xuất khẩu, chúng ta có thể biến thịt ốc sên trở thành loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn của gia đình. Đấy là một loại thịt sạch, an toàn! Tôi nghĩ ý tưởng nuôi ốc sên là một ý tưởng rất hay! Tôi sẽ nuôi ốc sên. Và bắt đầu từ loài sên vẫn sống tự nhiên trong các khu vườn. Bởi vì loài vật này đã thích nghi hoàn toàn với điều kiện khí hậu của Việt Nam!

                                                               Tác giả: Phạm Thị Hợi


Xem thêm các bài viết

<< Người dân Hà Nội ngập trong nước

<< Tổng thống Obama, con người vĩ đại trong những con người vĩ đại

<< Ốc sên và thịt của con ốc sên


<< Kỹ thuật chế biến thịt ốc sên

No comments:

Post a Comment