2016-07-26

Nghệ thuật cho và nhận

     Sống ở trên đời, chúng ta không phải lúc nào cũng chỉ biết nhận về. Chúng ta cũng phải biết cho đi, để xây dựng những mối quan hệ tốt. Là người dưới chúng ta cũng phải biết biếu người trên, như thế mới là đúng phép tắc. Ví dụ như là nhân viên thì cần tặng quà sếp, là con cháu thì cần tặng quà ông bà, bố mẹ. Việc này là thuận hiếu, thuận tình! Ngay cả việt bớt của bản thân, cho người khác cũng là một việc tốt, người đời cho rằng như thế là nhân đạo!


      Tuy rằng không phải cứ cho đi là tốt, nhận về là xấu, là kém hèn! Trong cuộc sống này có cả nghệ thuật cho và nhận. Chúng ta cho và nhận thế nào để bản thân cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Tư thế cho đi thường là tư thế của người trên, tư thế nhận về thường là tư thế của kẻ dưới. Vì thế, khi chúng ta biếu quà người trên, thì cần kết thúc việc ấy sớm, cũng không nên nhắc lại việc đó nhiều. Bởi khi trong sự việc ấy chúng ta đã trở thành người trên của người bề trên. Như thế là vô lễ, thất kính, xúc phạm và tổn thương người trên một điều cần lưu ý nữa là không phải cái gì cũng đem cho tặng người khác, nhất là những thứ đem biếu tặng người trên. Có câu: Lễ vật không đầy đủ thì thà không biếu tặng còn hơn. Nếu quà tặng mà không đáng là quà vì nó quá đơn sơ và rẻ rúng thì thà chúng ta không biếu quà còn hơn. Bởi vì người nhận có khi bị khó chịu và xúc phạm vì món quà ấy. Họ cảm thấy không đáng để phải cúi xuống nhận món quà ấy của chúng ta. Có khi chúng ta còn bị khinh ghét hơn khi đem tặng món quà ấy. Nhất là một món quà rẻ tiền, không phù hợp với cuộc sống, đẳng cấp, địa vị của họ. Ngay cả những thứ bỏ đi, đem cho những người thấp kém hơn cũng như thế. Chúng ta cần phải phải nói làm sao để họ không bị tự ái, tổn thương. Những thứ thật sự không thể dùng, chúng ta cần vứt bỏ, đừng cho họ, cả làm hại sức khỏe của họ, sinh ra lòng giận với chúng ta. Thái độ đem cho tặng cũng hết sức cần thận trọng. Chúng ta cần kính cẩn với người trên, thân tình với người dưới. Đem cho tặng là để tỏ lòng mình với người trên, lấy niềm vui với người dưới. Vì thế chúng ta cần có thái độ tốt với người nhận quà của chúng ta. Không được cậy công, cậy đức mà có thái độ không tôn trọng. Bởi vì khi chúng ta có thái độ không tốt sau khi cho tặng, thì thà không cho tặng còn hơn. Vì nó sẽ làm sứt mẻ, bóp méo, hoặc đổ vỡ mối quan hệ ấy. Mọi sự thái quá, bất cập về quà tặng đều là không tốt. Ngay cả khi nhận quà, chúng ta cũng cần biết nói khôn khéo làm sao, để sau này người đó không thể nói lại gì được mình, cũng không thể dựa vào đó mà có thái độ không tốt với chúng ta. Việc cho và nhận là cả một nghệ thuật khó đối với người khôn ngoan. Đòi hỏi chúng ta cần hết sức khéo léo, tế nhị, lịch sự, và tử tế khi cho và nhận!

                                                           Tác giả: Phạm Thị Hợi

Đọc thêm các bài viết  

 


No comments:

Post a Comment