2017-06-18

Suy nghĩ về nhân cách

Nhân cách, bản chất thật sự của mỗi người giống như một cái cốc pha lê. Nó rất đẹp, rất trong sáng. Nó lung linh, huyền ảo, có vẻ như rất dễ vỡ. Đôi khi nó cũng vô hình giống như không tồn tại vậy. Vì thế người ta đôi khi còn không biết rõ mình là ai, đâu mới là bản chất thật sự của mình. Một người có càng nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm, nhiều công danh, tiền bạc thì đôi khi không ai biết, và nghĩ đến bản chất thực sự của con người họ. Đôi khi chính họ còn không biết họ thật sự là ai, và cần gì? Cái gì mới thực sự tốt cho họ. Vì thế khi gặp tình yêu thật sự, nhân cách thực sự của họ được bộc lộ, việc này khiến thế giới xung quanh của họ bị vỡ òa. Có người lúc nào cũng là biểu trưng của đạo đức và nề nếp văn hóa, vậy mà trong tình yêu họ phá rào, vượt lối để trở thành trò cười của thiên hạ. Trong khi có những người vốn rất tầm thường, nhỏ bé nhưng tron tình yêu họ đã bộc lộ những nhân cách rất cao thượng. Cho nên người ta đã tổng kết ra một câu là: Tình yêu là sự khôn ngoan của người dại, và là sự dại dột của người khôn ngoan là như thế.

      Nói về sự khôn ngoan, dại dột của người đời thì cũng phức tạp lắm. Nhưng nói chung là người khôn ngoan là người có nhiều kiến thức, kỹ năng sống, tiền bạc, địa vị, danh vọng. Họ được xã hội tôn trọng, ca ngợi. Còn người dại là người có ít kiến thức, địa vị, danh vọng.... Thực ra dù khôn hay dại thì tất cả chúng ta cũng chỉ là một con người. Và đã là con người thì chúng ta đều bình đẳng với nhau. Thường thì người này được mặt này thì lại hỏng mặt khác. Trên thế giới, không có ai là hòn hảo cả. Nhân cách ai cao, khỏe, thì bản chất cuộc sống của người đó là vui vẻ, bình yên và hạnh phúc. Vì sống trong cuộc đời, với cùng một sự vật hiện tượng diễn ra, người khôn và người dại có những suy nghĩ và hành động khác nhau. Vì thế họ ở hai tầng lớp khác nhau trong xã hội. Như đã nói ở trên, nhân cách của mỗi người được ví như chiếc cốc pha lê vậy. Nếu nó chứa đựng quá nhiều kiến thức, công danh, kỹ năng, .... thì sẽ bị quá tải. Vì thế nguy cơ nứt vỡ của nó rất cao. Thật vậy, để có được một khối kiến thức lớn, thì chúng ta phải bỏ ra nhiều thời gian để đọc sách, nghiên cứu, suy nghĩ. Vậy thời gian đâu để chúng ta vận động phát triển thể chất của mình? Vì thế người có nhiều tri thức lại thường mỏng manh, yếu đuối. Những người có mối quan hệ xã hội quá nhiều lại ít có thời gian suy nghĩ về nội tâm. Ít sống với chính mình mà sống với những quy tắc ứng xử được xã hội thừa nhận. Cho nên nhân cách của họ yếu vì không được bồi dưỡng, phát triển. Trong khi những người bị xem là dại dột vì chỉ đa phần sống với chính mình, suy nghĩ và cảm nhận bằng chính trí não và trái tim của chính mình. Họ có nhiều trải nghiệm thực tế hơn, nhân cách của họ được tôi rèn và trưởng thành hơn. Nói nôm na là thành của chiếc côc pha lê nhân cách của họ sẽ dày hơn. Vì thế họ mới là những người vững vàng trong tình yêu và bản lĩnh trong cuộc sống hơn. Họ mới là những người có sự thành đạt thật sự trong cuộc sống. Nhưng nếu họ chỉ biết sốn theo mình, thì chiếc cốc không còn là chiếc cốc nữa. đấy là một chiếc cốc đặc. Ngược lại nếu chúng ta chỉ biết sống theo người khác, thì nhân cách của chúng ta sẽ rất mỏng manh, dễ vỡ. Kiến thức càng nhiều, nguy cơ đổ vỡ càng cao. Lúc đó số phận của chiếc cốc sẽ tan nát hoàn toàn. Những gì bạn cố gắng đầu tư, sưu tầm, xây dựng chỉ như dã tràng se cát ở biển Đông mà thôi. Cho nên sống ở trạng thái cân bằng giữa hướng ngoai và hướng nội, giữa tình yêu và sự nghiệp, giữa tự mình và theo người ... là cách sống bền vững tốt đẹp nhất. Một lối sống lệch lạc luôn tiềm ẩn rất nhiều n nguy cơ rủi ro bất hạnh cao. Đương nhiên nếu bạn có một điểm tựa vững vàng, hạnh phúc của bạn vẫn là mãi mãi. Nhân cách của mỗi người đúng là giống như chiếc cốc bằng pha lê. Thứ nó chứa đựng càng nhiều, đòi hỏi thành cốc càng dày, nếu không nó cũng bị nứt võ và trôi đi hết kiến thức. Ngay cả nhân cách của bạn cũng bị vỡ tan. Bạn sẽ chẳng là gì với thế giới cả. Thậm chí còn trở thành một thứ rác rưởi mà cả thế giới cần loại trừ và tránh xa. Trong khi lẽ ra nếu không bị đổ vỡ, bạn đã đứng trên bậc cao nhất của bục vinh quang. Cuộc đời vẫn thế, dòng đời thì nghiệt ngã, đòi hỏi bạn phải thật sự vững vàng nếu không có người che chắn, bảo vệ. Sống nhiều không bằng sống đủ. Sống làm sao để không bị mất mát, đổ vỡ.

                                    Tác giả: Phạm Thị Hợi

No comments:

Post a Comment