Trong khoảng gần hai mươi năm trở lại đây. Nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng. Mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con. Những đứa trẻ lại rất được ông bà, bố mẹ và cả cộng đồng xã hội quan tâm bồi dưỡng, che trở, bảo vệ. Trẻ nhỏ trở thành trung tâm của gia đình. Là sợi dây gắn bó giữa vợ, chồng, ông bà nội ngoại, anh em hai họ với nhau. Việc nuôi con khỏe, dạy con ngoan trở thành yêu cầu cấp bách của tất cả các bậc phụ huynh. Vì sự cạnh tranh trong xã hội ngày càng sâu sắc. Họ tìm mọi của ngon vật lạ, từ đông sang tây, từ cổ đến kim để cho con em mình sử dụng. Với mong muốn con mình sẽ vượt trội hơn người! Không ít các bậc phụ huynh cho trẻ ăn ruốc cóc, việc đó là đùa với tính mạng của trẻ.
Theo kinh nghiệm dân gian ngày xưa thường cho trẻ ăn ruốc cóc để chống biếng ăn, bệnh còi xương cho trẻ. Ngày nay, theo các nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng. Ăn thịt cóc là rất nguy hiểm!
Trêu da của cóc có các vết sần sùi, trong các nốt sần sùi đó có chất kịch độc. Chỉ cần một lượng nhỏ chất kịch độc đó khi người trưởng thành ăn phải sẽ gây tê liệt hệ thần kinh và gây tử vong tức thì. Người thổ dân da đỏ xưa kia đã dùng chất độc ở da cóc tẩm vào đầu các mũi tên. Vì thế những con thú lớn bị tê liệt và tử vong tức thì ngay sau khi bị trúng tên!
Trong quá trình làm thịt cóc, dù đã cố gắng làm dưới dòng nước chảy để tránh chất độc từ da cóc vương vào thịt cóc như lời khuyên của các chuyên gia. Nhưng việc vương chất kịch độc này vào thịt cóc là hoàn toàn có thể. Nhiều bậc phụ huynh cẩn thận bắt người làm thịt cóc phải thử ruốc cóc trước khi họ trả tiền, nhận hàng. Việc làm này để người làm ruốc cố gắng cẩn thận hơn thôi. Chứ họ cũng chẳng muốn hại người làm gì, việc bị nhiễm chất độc vào thịt cóc chỉ là sự cố. Việc thử đó có thể tránh được việc thịt cóc bị nhiễm độc nhiều. Còn việc nhiễm ít, chưa gây chết người ngay thì làm sao người mua ruốc cóc biết nên vẫn cho con cháu mình ăn!
Việc ấy rất nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Cơ thể trẻ hãy còn rất non yếu, đang cần cả một quá trình dài để phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Việc trẻ bị tê liệt một vùng cơ, một vài dây thần kinh nào đó sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hình dạng và hệ tư duy bình thường của trẻ. Nhiều tác động lọc độc của da cóc gần như không có ảnh hưởng gì đến người trưởng thành thử ruốc cóc, nhưng lại tác động khá rõ ràng lên cơ thể non yếu của trẻ.
Thực tế đã có không ít trường hợp cả gia đình người mua ruốc cóc bị tử vong sau khi ăn ruốc cóc. Hoặc người bán ruốc cóc bị chết vì thử sản phẩm mình làm ra trước khi giao cho khách hàng. Nhiều trường hợp, người làm ruốc cóc chuẩn bị sẵn một lượng ruốc cóc đã được kiểm nghiệm từ trước để đảm bảo không có rủi do đến tính mạng của họ.
Từ những công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rất rõ ràng rằng, thành phần dinh dưỡng trong thịt cóc chỉ tương đương với thịt gà. Vậy tại sao người ta đồn đoán nhiều về sự kỳ diệu của ruốc cóc đối với trẻ biếng ăn và còi xương đến thế?
Xin thưa rằng, có thể sự đồn đoán đó suất phát từ những thời kỳ kinh tế rất khó khăn của đất nước. Ngày xưa thuốc sâu, thuốc bọ ít, cóc đầy trong vườn và đồng ruộng, các khe kẽ. Vì muốn có bữa ăn cải thiện giàu đạm cho cả gia đình. Người ta bảo nhau rằng “ ăn cóc bổ lắm”. Thế là họ lùng bắt cóc làm thịt ăn, dần dần rồi cho trẻ nhỏ ăn. Vì trẻ nhỏ thời nào cũng được yêu thương, dành cho những gì tốt nhất.
Cần phải nói thêm rằng, bọn trẻ nhỏ ngày xưa biếng ăn, còi xương là vì thiếu thịt. Việc bổ xung ruốc cóc vào bữa ăn cho trẻ đã làm chúng ăn nhiều và phát triển tốt.
Ngày nay kinh tế nước ta ngày càng phát triển. Thực phẩm bừa bứa. Trẻ nhỏ uống đủ loại sữa, cốm canxi, ăn vào đủ các loại bổ béo khác. Dinh dưỡng được bổ xung từ ruốc cóc thật chẳng đáng là bao. Mà rủi ro hậu quả trẻ gặp phải luôn là rất lớn.
Sinh ra một đứa trẻ, nuôi nó lớn lên bố mẹ nào chả phải chịu bao muôn vàn vất vả, cực nhọc. Có ai mà không yêu thương và mong mỏi con mình lớn nhanh, khỏe mạnh, hơn người? Nhưng xin các bậc phụ huynh hãy biết yêu thương con mình đúng cách. Hãy trân trọng tính mạng và sức khỏe của trẻ. Xin đừng đùa với tính mạng của trẻ khi cho trẻ ăn ruốc cóc!
Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết
No comments:
Post a Comment